Hơn 100 người thiệt mạng trong hành trình vượt biển tới châu Âu
Trong hơn 100 người, có khoảng 20 trẻ em thiệt mạng từ đầu tháng 9 đến nay vì những con thuyền cao su chở họ bị chìm ngoài khơi bờ biển Libya.
Báo cáo ngày 10/9 của Tổ chức Bác sĩ Không biên giới cho biết, 2 chiếc thuyền cao su chở người di cư khởi hành từ bờ biển Libya ngày 1/9. Những chiếc thuyền cao su này đều nhồi nhét quá tải những người di cư. Phần lớn những người này đến từ Sudan, Mali, Nigeria, Camerron, Ghana và Libya.
Người nhập cư cầu cứu sự giúp đỡ khi bị rơi khỏi thuyền cao su. (Ảnh: Reuters)
Báo cáo của Tổ chức Bác sĩ Không biên giới dẫn lời một số những người may mắn sống sót trên 2 chiếc thuyền cao su này cho biết, một trong hai chiếc thuyền đã bị chết động cơ, bị xịt hơi và chìm dần xuống biển. Những người sống sót là nhờ bám vào những mảnh vỡ của con thuyền trôi dạt trên mặt biển.
Video đang HOT
Số phận con thuyền thứ 2 cũng không khác gì. Một người còn sống sót cho biết, khi thuyền thứ nhất gặp nạn, chiếc thuyền thứ 2 vẫn tiếp tục hành trình và cũng bắt đầu bị xuống hơi vào khoảng nửa đêm. Trên thuyền có 165 người lớn và 20 trẻ em.
Người này cho biết thêm, thời điểm chiếc thuyền bị chìm, định vị trên điện thoại di động cho thấy họ ở cách không xa bờ biển của Malta, quần đảo nằm giữa Italy và bờ biển Bắc Phi. Những người sống sót đã nỗ lực phát đi tín hiệu khẩn cấp và cầu cứu Lực lượng tuần tra bờ biển Italy. Tuy nhiên, con thuyền đã bị chìm trước khi các lực lượng cứu hộ tìm thấy họ.
Lực lượng tuần tra bờ biển Libya đã cứu sống được một số người trên hai con thuyền này và đưa họ về cảng Khoms vào ngày 2/9. Trong khi đó, Tổ chức Bác sĩ Không biên giới đã chăm sóc y tế cho những người này.
Bất chấp những thảm kịch chìm tàu chở người di cư vượt Địa Trung Hải đến châu Âu vẫn liên tiếp xảy ra, dòng người di cư mạo hiểm tính mạng dấn thân vào hành trình vượt biển vẫn không hề thuyên giảm.
Liên Hợp Quốc cho biết, tính đến 1/7/2018, ít nhất 1.000 người đã bỏ mạng trên hành tình vượt biển tới châu Âu. Trong tháng 6, chính phủ Italy và Lực lượng tuần tra bờ biển Libya đã công bố thêm nhiều lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn các nhóm buôn người đưa người di cư vượt biển trái phép. Năm 2017, hơn 3.000 người đã chết hoặc mất tích trong hành trình vượt biển tới châu Âu./.
Theo Thế Nguyễn/VOV-Cairo
Phát hiện 26 thiếu nữ tử nạn trên biển Địa Trung Hải
Các nhà chức trách Ý đang tiến hành điều tra nguyên nhân cái chết của 26 thiếu nữ vị thành niên ở biển Địa Trung Hải hôm 5-11
Một cô gái được đội cứu hộ tìm thấy vào hôm 6-11.
Các cô gái, độ tuổi từ 14-18 được cho là những người nhập cư từ Niger và Nigeria, đang trên đường vượt biên đến châu Âu từ Libya.
Ông Lorena Ciccotti, cảnh sát trưởng thành phố Salerno, Ý nói với CNN rằng họ đang tiến hành khám nghiệm tử thi để xác định xem các nạn nhân đã bị tra tấn hay lạm dụng tình dục.
Libya được biết đến là một điểm nóng tập trung người di cư đến châu Âu. Đa số những người di cư này là người châu Phi gần khu vực Sahara, đang tìm cách chạy trốn chiến tranh và khủng bố. Một số khác từ các quốc gia châu Phi, Trung Đông và Nam Á nghèo đói, chấp nhận đánh cược tính mạng hòng tìm kiếm một vùng đất mới tốt đẹp hơn.
Vào hôm 6-11, cảnh sát Ý đã bắt giữ hai người đàn ông về tội buôn lậu người. Tuy nhiên, điều tra cho thấy hai người này không liên quan đến cái chết của 26 cô gái kể trên.
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, kể từ đầu năm nay đã có 150.982 người di cư đến châu Âu, và 74% trong số đó là đến Ý. Ngoài ra, có đến 2.839 người phải bỏ mạng trên tuyến Địa Trung Hải.
Theo Tú Quyên
Pháp luật TPHCM
Cựu Tổng Thư ký NATO bị Mỹ từ chối miễn thị thực vì sang Iran Cựu Tổng Thư ký NATO Javier Solana bị Mỹ từ chối miễn thị thực vì từng sang Iran năm 2013 dự lễ nhậm chức của Tổng thống Hassan Rouhani. Ông Javier Solana, cựu Tổng Thư ký NATO, cựu Cao ủy Đối ngoại Liên minh châu Âu (EU), từng tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran vừa bị Mỹ từ chối đề...