Hơn 100 người leo vỉa hè, vượt barie ở Sài Gòn bị xử phạt
Trong 2 giờ ra quân lực lượng của quận 1 (TP HCM) đã ghi hình, xử phạt 108 trường hợp leo lên vỉa hè, vượt barie vừa mới lắp.
Một người bị CSGT lập biên bản. Ảnh: Duy Trần.
Chiều 15/2, ông Đoàn Ngọc Hải – Phó chủ tịch UBND quận 1 – cùng đội Trật tự đô thị (TTĐT), Cảnh sát giao thông… chốt chặn 2 giao lộ thuộc phường Bến Thành và Bến Nghé.
Tại giao lộ Nguyễn Trung Trực – Lý Tự Trọng, khi thấy lực lượng chức năng nhiều người chạy xe máy lên vỉa hè đã quay đầu bỏ chạy hoặc xuống lại lòng đường. Tất cả đều bị camera gắn trên mũ CSGT ghi hình lại làm bằng chứng xử lý. Vài người định vượt khoảng trống giữa barie ngăn xe máy cũng bị giữ lại.
“Mình sai thì chấp nhận bị xử phạt, rút kinh nghiệm lần sau. Muốn xây dựng thành phố văn minh, hiện đại phải bỏ việc leo vỉa hè, giành lấy phần đường của người đi bộ, khuyết tật”, ông Hải giải thích với hàng loạt người năn nỉ xin bỏ qua, sau đó kiên quyết yêu cầu lập biên bản.
Phó chủ tịch quận 1 phân tích với một người vi phạm. Ảnh: Duy Trần
Đa số người vi phạm đều nhận ra lỗi, chấp nhận xử phạt. Vài trường hợp khác cho rằng chạy lên vỉa hè để giao hàng, tìm nhà… nhưng đều bị lực lượng chức năng kiên quyết xử lý.
“Đường kẹt cứng trong khi vỉa hè thông thoáng nên tui chạy lên cho kịp giờ giao hàng. Trễ là bị chủ trừ tiền chứ không muốn vi phạm vầy đâu”, một nam thanh niên trần tình.
Video đang HOT
Sau khoảng 2 giờ ra quân, lực lượng chức năng lập 108 biên bản xử phạt 350.000 đồng. Lượng người vi phạm quá đông khiến lực lượng chức năng phải liên tục xử lý.
Ông Đoàn Ngọc Hải cho biết, những ngày tới quận 1 tiếp tục tung lực lượng xử lý người dân chạy xe trên vỉa hè.
“Tôi sẽ trực tiếp tham gia xử phạt, muốn quận 1 trở thành Singapore thu nhỏ phải lập lại trật tự đô thị. Quận đang đồng loạt ra quân để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, lấy lại hình ảnh trong mắt du khách quốc tế”, ông Hải nhấn mạnh.
Người đi xe đạp, xe máy điện trên vỉa hè cũng bị lập biên bản. Ảnh: Duy Trần
Trước đó, quận 1 đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử phạt người tiểu bậy, buôn bán, xây các công trình lấn chiếm lòng lề đường…
Phó chủ tịch quận 1 khẳng định “không ngại đụng chạm” để lập lại kỷ cương đô thị. Những trường hợp vi phạm sẽ kiên quyết lập biên bản xử phạt chứ không nhắc nhở, tuyên truyền nữa.
Duy Trần
Theo VNE
Tè bậy có bị "bêu" mặt trên báo?
Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết, người có hành vi tè bậy, xả rác lên vỉa hè ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị công bố tên trên mạng.
Người tè bậy, xả rác lên vỉa hè có thể bị công bố tên tuổi trên báo chí.
Tè bậy có thể bị công bố tên tuổi
Vừa qua, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã ra quyết định xử phạt với 3 lái xe taxi vì hành vi tiểu tiện không đúng nơi quy định tại nơi công cộng.
Căn cứ nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghị định 155/2016/NĐ-CP - sau đây gọi là Nghị định 155), Công an quận Hoàng Mai xử phạt mỗi người vi phạm 2 triệu đồng.
Trao đổi với PV, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết, theo Nghị định 155, người có hành vi tè bậy, xả rác trên vỉa hè hay hệ thống thoát nước đô thị nếu bị cơ quan chức năng xác định là hành vi gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị công bố thông tin cá nhân kèm theo vi phạm trên báo.
Khi được hỏi, "người có hành vi tè bậy có bị công bố hình ảnh trên báo chí không?" Luật sư Trần Tuấn Anh và luật sư Hà Huy Phong (Công ty Luật Inteco) cho biết, Nghị định 155 quy định rõ, nội dung thông tin cần công khai (với những trường hợp vi phạm bị công khai thông tin vi phạm) bao gồm: "Cá nhân vi phạm", "hành vi vi phạm", "quá trình vi phạm". Như vậy có thể hiểu, cơ quan có thẩm quyền xử lý được quyền công bố công khai tên tuổi người tè bậy, hình ảnh họ tè bậy hoặc đang tè bậy.
"Những trường hợp tiểu tiện không đúng nơi quy định tại nơi công cộng mà không bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng xấu dư luận sẽ không bị công bố thông tin cá nhân trên báo.
Cơ quan báo chí muốn đăng tải hình ảnh người vi phạm cần phải được sự đồng ý của họ", luật sư Hà Huy Phong nói.
Theo luật sư Tuấn Anh, trong xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 155 chưa có hướng dẫn để cơ quan chức năng làm căn cứ xác định, hành vi như thế nào thì bị coi là "gây hậu quả nghiệm trọng" và "gây ảnh hưởng xấu tới dư luận".
Đồng quan điểm với luật sư Tuấn Anh, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) đánh giá, lực lượng chức năng sẽ gặp khó khăn trong việc xác định hành vi tiểu tiện hay xả rác lên vỉa hè gây hậu quả nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng xấu tới dư luận.
"Cần có một căn cứ để xác định hành vi tiểu tiện như thế nào thì bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng xấu tới dư luận. Ví dụ, quy định tiểu tiện ở trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, địa điểm văn hóa lịch sử là hành vi gây ảnh hưởng xấu tới dư luận... Như vậy mới chính xác, thuyết phục", luật sư Kiên nói.
Không có tiền nộp phạt sẽ bị cưỡng chế
Trong một khảo sát chúng tôi vừa thực hiện với câu hỏi "Bạn nghĩ sao về mức phạt 1.000.000- 3.000.0000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định?", sau 24 tiếng, đã có 4925 ý kiến tham gia trả lời. Trong đó, có 2368 phiếu (48.08%) lựa chọn câu trả lời "quá cao", 1927 phiếu (39.13%) chọn câu trả lời "hợp lý", 630 phiếu (12.79%) còn lại chọn câu trả lời "quá thấp".
Kết quả khảo sát mức phạt 1.000.000- 3.000.0000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định.
Trao đổi với PV, trao đổi với PV, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho rằng, việc tăng mức tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm môi trường nơi công cộng là cần thiết. Tuy nhiên, mức phạt hiện tại là khá cao so với mức thu nhập của nhiều người Việt Nam. Một số người lao động có thu nhập thấp có thể sẽ gặp khó khăn nếu bị xử phạt.
Luật sư Kiên cho biết, trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không chấp hành quyết định xử phạt, không nộp tiền thì cơ quan chức năng sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
"Ví dụ một lái xe bị phạt về hành vi tiểu tiện không đúng quy định tại nơi công cộng nhưng cố tình không nộp phạt trong thời gian quy định sẽ bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ lương nếu đang làm việc hưởng lương tại doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước.
Nếu là lao động tự do sẽ bị kê biên tài sản hoặc phong tỏa tài khoản tiền gửi nếu có tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng...", luật sư Kiên nói.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
Xe máy uốn lượn vượt "chướng ngại vật" trên vỉa hè Vỉa hè một số tuyến đường khu vực quận 1 được lắp barie để ngăn xe máy chạy lên, đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Tuy nhiên, nhiều người đi xe máy vẫn bất chấp, cho lạng lách qua "chướng ngại vật", gây mất an toàn giao thông. UBND phường Bến Nghé (quận 1, TPHCM), vừa lắp các thanh barie trên...