Hơn 100 nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ đơn kiện của Texas
Hơn 100 nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện ký hồ sơ pháp lý liên quan tới đơn kiện của Texas nhằm vào các bang chiến trường Biden thắng.
Nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa hôm 10/12 cùng ký vào bản tóm tắt liên quan tới đơn kiện được bang Texas gửi đến Tòa án Tối cao Mỹ, kêu gọi cơ quan này ra lệnh khẩn cấp nhằm xóa bỏ hiệu lực của hàng triệu phiếu bầu tại 4 bang chiến trường Biden thắng.
Hai lãnh đạo đáng chú ý trong danh sách là Phó lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Steve Scalise và Chủ tịch Ủy ban Chính sách đảng Cộng hòa Gary Palmer. Ngoài ra còn có 16 thành viên Hạ viện Cộng hòa từ 4 bang bị Texas kiện.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarrthy, Chủ tịch Hội đồng Hội nghị đảng Cộng hòa Liz Cheney và hạ nghị sĩ Doug Collins, đồng minh của Tổng thống Mỹ Donald Trump, không ký tên trong văn bản này.
Phó lãnh đạo thiểu số Hạ viện Steve Scalise. Ảnh: Reuters
Bang Texas hôm 8/12 thông báo sẽ đệ đơn kiện 4 bang chiến trường lên Tòa án Tối cao nhằm ngăn cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của Biden.
Video đang HOT
Texas lập luận rằng đại cử tri ở các bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin không nên được phép bỏ phiếu vì những bang này đã thay đổi thủ tục bỏ phiếu một cách vi hiến trong đại dịch để cho phép tăng số phiếu qua thư. Tổng thống đắc cử Joe Biden thắng ở cả 4 bang này.
Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton cáo buộc quy trình bỏ phiếu mới ở các bang chiến trường đã làm sai lệch kết quả bầu cử tổng thống, yêu cầu Tòa án Tối cao hoãn thời hạn cử tri đoàn xác nhận chiến thắng của Biden vào 14/12.
17 bang đã đệ đơn ủng hộ đơn kiện của Texas, trong đó 14 bang có thống đốc là người Cộng hòa. Tổng thống Donald Trump hôm 9/12 cũng gửi đơn lên Tòa án Tối cao, yêu cầu được tham gia vụ kiện của Texas.
Giới chức bầu cử ở Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin gọi vụ kiện là đòn tấn công liều lĩnh vào nền dân chủ. Các chuyên gia pháp lý nhận định đơn kiện của Texas khó giúp Trump lật lại thế cờ.
Toàn bộ 50 bang Mỹ đã chứng nhận kết quả bầu cử và cử tri đoàn dự kiến xác nhận tân tổng thống vào đầu tuần tới. Ước tính, Joe Biden giành 306 phiếu đại cử tri trong khi Trump giành 232 phiếu.
4 bang chiến trường "phản đòn" vụ kiện của Texas
Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đã đưa ra phản hồi chính thức sau khi bị Texas kiện lên Tòa án Tối cao vì bị cáo buộc sai phạm trong tổ chức bầu cử.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị để đội ngũ pháp lý của ông can thiệp vào vụ kiện của Texas tại Tòa án Tối cao. (Ảnh: Reuters)
Đại diện pháp lý của 4 bang gồm Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin ngày 10/12 chính thức phúc đáp đơn kiện của Texas.
Tổng chưởng lý Pennsylvania Josh Shapiro viết trong thư phúc đáp: "Nỗ lực của Texas nhằm kéo Tòa án Tối cao vào việc lựa chọn tổng thống tiếp theo là không có cơ sở pháp lý hay thực tiễn. Tòa án Tối cao không nên tiếp tay cho việc lạm dụng quy trình tư pháp có chủ đích này, Tòa án nên phát đi tín hiệu rõ ràng để tránh gây hiểu lầm rằng sự lạm dụng đó không bao giờ được lặp lại".
Thư phúc đáp của tổng chưởng lý Michigan Dana Nessel cũng khá gay gắt, nhấn mạnh rằng bầu cử ở Michigan đã kết thúc và vụ kiện của Texas sẽ không đi đến đâu. "Đây là một vụ kiện chưa từng có tiền lệ, không có cơ sở pháp lý và thực tiễn", tổng chưởng lý Nessel viết.
Tổng chưởng lý Georgia Chris Carr cho rằng vụ kiện của Texas không phải vụ kiện giữa các tiểu bang với nhau.
Trong khi đó, tổng chưởng lý Wisconsin Josh Kaul chỉ trích vụ kiện của Texas là sự "xâm phạm chưa từng có vào bầu cử của Wisconsin và một số bang khác", nhấn mạnh hiến pháp quy định đây là thẩm quyền thuộc riêng các bang.
Phản hồi trên được đưa ra sau khi tổng chưởng lý Texas Ken Paxton đâm đơn lên Tòa án Tối cao liên bang kiện giới chức Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin sai phạm khi tự ý điều chỉnh luật bầu cử nhằm khuyến khích bỏ phiếu qua thư - hình thức bỏ phiếu mà phe Cộng hòa cho rằng làm tăng nguy cơ gian lận.
Đơn kiện đòi hủy kết quả bầu cử ở 4 bang, cho phép cơ quan lập pháp ở 4 bang này (do đảng Cộng hòa kiểm soát) chỉ định đại cử tri, đồng nghĩa với việc ngăn các bang này bỏ phiếu trong đại cử tri đoàn. Ngoài ra, đơn kiện cũng đề nghị lùi ngày bỏ phiếu đại cử tri ra sau ngày 14/12.
Tổng thống Trump đã ca ngợi vụ kiện này của Texas, đồng thời cho biết luật sư của ông đã đệ đơn lên Tòa án Tối cao đề nghị tham gia vào vụ kiện.
Hơn 100 nghị sĩ Cộng hòa ủng hộ vụ kiện
Vụ kiện của Texas đã nhận được sự ủng hộ của ít nhất 17 bang khác và ít nhất 106 Hạ nghị sĩ Cộng hòa hối thúc Tòa án Tối cao tiếp nhận vụ kiện nhằm hủy kết quả bầu cử ở 4 bang chiến trường.
Các nghị sĩ này đã ký tên vào thư ủng hộ vụ kiện. Trong thư, họ viết: "Các sai phạm vi hiến liên quan đến bầu cử tổng thống năm 2020 làm dấy lên hoài nghi về kết quả và tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử của Mỹ... Tòa án Tối cao cần xem xét kỹ lưỡng và kịp thời".
Ngược lại, ngoài 4 bang bị đơn, hơn 20 bang khác và Washington D.C đã lên tiếng chỉ trích vụ kiện của Texas và đề nghị Tòa án Tối cao bác bỏ vụ kiện.
Vụ kiện của Texas được đưa ra vào đúng hạn chót giải quyết các khiếu nại liên quan đến bầu cử ở cấp tiểu bang và chỉ vài ngày trước khi đại cử tri đoàn chính thức bỏ phiếu trực tiếp bầu ra tổng thống. Theo kế hoạch, vào ngày 14/12, các bang sẽ chọn ra đại cử tri đại diện bang bầu ra tổng thống. Thông thường, đại cử tri sẽ bỏ phiếu cho ứng viên chiến thắng trong bầu cử phổ thông.
Cuộc chiến 'bang kiện bang': Chưa từng có tiền lệ trong bầu cử ở Mỹ Đơn kiện Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin vi hiến của Texas nhận được sự hưởng ứng từ các bang Louisiana, Alabama. Cuộc chiến bang kiện bang của Mỹ bắt đầu khi bang Texas hôm 8/12 nộp đơn lên Tòa án tối cao Mỹ kiện quy trình bầu cử tại các bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin vi hiến. Đơn kiện của bang Texas...