Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay

Theo dõi VGT trên

Năm 1911, lúc đó WHO còn chưa ra đời. Thế nhưng, các nước đã cùng ngồi với nhau với tinh thần học hỏi, với mục đích tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất để chống dịch và phục vụ nhân loại.

Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay - Hình 1

Năm 1911, đã có một dịch bệnh đáng sợ lan rộng tại Trung Quốc, với tiềm năng trở thành một đại dịch. Nguồn gốc của căn bệnh được cho là có liên quan đến việc buôn bán động vật hoang dã, nhưng không ai dám chắc vào thời điểm đó cả.

Phong tỏa, cách ly, hạn chế di chuyển, đóng cửa biên giới, đeo khẩu trang, hỏa táng tập thể người chết… các quy định nhanh chóng được đưa ra để hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh. Dẫu vậy, vẫn có tới 60.000 người đã thiệt mạng tại vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến nó thành một trong những dịch bệnh lớn nhất thế giới thời điểm bấy giờ.

Đến khi dịch bệnh được kiểm soát, Trung Quốc tổ chức Hội nghị dịch bệnh quốc tế tại Thẩm Dương – thành phố gần với tâm dịch bệnh, với sự góp mặt của những chuyên gia hàng đầu về virus, vi khuẩn và dịch tễ học từ các cường quốc y tế: Mỹ, Nhật, Nga, Anh và Pháp. Mục đích của hội nghị thực sự thuần để học hỏi, như tìm ra nguồn gốc dịch bệnh, tại sao dịch lan truyền rất nhanh, và tiếp thu giải pháp khống chế hiệu quả cho đợt bùng phát kế tiếp.

Nhưng giờ thì sao? Trước cơn bão Covid-19, Tổ chức y tế thế giới WHO bị chỉ trích, chủng tộc bị phân biệt, các quốc gia thể hiện sự phẫn nộ, cạnh tranh nhu yếu phẩm (khẩu trang, dụng cụ y tế)… Nếu so với năm 1911, thế giới giờ đây đã khác rất nhiều.

Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay - Hình 2

Tuyến đường ray qua Mãn Châu, năm 1906

Đại dịch hạch Mãn Châu

Hay còn gọi là Great Manchurian Plague, là tên của dịch bệnh nổ ra tại Trung Quốc vào năm 1910, và nó thực sự đáng sợ. Kể từ mùa thu 1910 đến khi được kiểm soát vào năm kế, khoảng 63.000 người đã chết vì nó.

Dịch bệnh nhận được sự chú ý của quốc tế sau khi lan đến thành phố Cáp Nhĩ Tân (nay thuộc tỉnh Hắc Long Giang), rồi đến vùng Mãn Châu – khu vực khi đó chịu kiểm soát của Nhật Bản và Nga. Riêng Cáp Nhĩ Tân lúc ấy là một thành phố giàu giao thương quốc tế, với các tuyến đường nối tới Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Và nổi bật trong ngành giao thương là việc trao đổi buôn bán lông thú hoang dã.

Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay - Hình 3

Bức tranh mô phỏng lại sự càn quét của dịch bệnh, giống như Thần Chết

Rái cá cạn (Tarbagan marmot) thuộc loài gặm nhấm, sống chủ yếu trên các đồng cỏ tại cao nguyên Mông Cổ và vùng Mãn Châu. Ngành trao đổi lông thú lúc ấy chưa từng chú ý đến loài vật này, bởi họ có những mặt hàng khác đắt tiền hơn. Nhưng sau này, kỹ thuật nhuộm mới ra đời đã khiến lông của rái cá cạn được ưa chuộng, bởi chất lượng tương đương mà giá lại rẻ.

Nhưng vậy thì sao? Bởi nhu cầu tăng, hàng ngàn thợ săn đi lùng sục rái cá cạn theo yêu cầu của thương lái nước ngoài. Trước năm xảy ra dịch bệnh, giá trị lông rái cá cạn tăng vọt lên. Thậm chí, những con rái cá chết bệnh vốn hay bị thiêu hủy trước kia, giờ cũng chẳng ai nghĩ đến điều đó. Hủy sao được, khi dù sống hay chết thì đó vẫn là mặt hàng đầy giá trị?

Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay - Hình 4

Rái cá cạn – nguồn cơn của Đại dịch Mãn Châu

Ghi chép chính thức từ các bác sĩ người Nga, dịch bệnh bùng phát tại thành phố Mãn Châu Lý, xung quanh tuyến đường ray phía đông Trung Quốc (CER). Các triệu chứng rất đáng báo động: ho ra máu, sốt cao… Trong thành phố, thi thể người chết nằm rải rác, nhiều toa tàu biến thành nhà cách ly.

Giống như việc các dịch bệnh phát tán qua đường hàng không ngày nay, thời điểm ấy tàu hỏa là nguồn khiến dịch bệnh lây lan mạnh nhất. Nỗi sợ virus ở Mãn Châu đã khiến nhiều người lên tàu trốn tránh, mà chẳng biết rằng đó vốn cũng là con đường vận chuyển động vật hoang dã ở thời điểm đó.

Dịch bệnh cứ thế lan rộng, từ Thiên Tân, Bắc Kinh, đến Vũ Hán. Thậm chí cả Thượng Hải – cách Mãn Châu hàng ngàn cây số cũng phải tính đến đường phong tỏa. Trong khu ổ chuột của Cáp Nhĩ Tân, dịch bệnh tăng chóng mặt. Tính đến 8/11/1910, thành phố này có 5272 người tử vong.

Những phản ứng ban đầu

Video đang HOT

Phản ứng với dịch bệnh được đánh giá là nhanh chóng, do những hạn chế về mặt giao thương đầu thế kỷ 20. Các trung tâm cách ly được thành lập – chủ yếu là từ những toa tàu đã ngừng vận chuyển. Tất cả những ai nghi nhiễm đều bị đưa vào – kể cả thân nhân người chết, hoặc những ai kinh doanh lông thú.

Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay - Hình 5

Các nạn nhân từ đại dịch Trung Quốc 1911

Trong vòng 5 – 10 ngày nếu không có triệu chứng, người cách ly sẽ được thả, kèm một con dấu bằng chì cho thấy họ không nhiễm bệnh. Nhưng chỉ cần 1 người có triệu chứng, toàn bộ toa xe gần như chắc chắn sẽ thiệt mạng, và thi thể sẽ bị hỏa thiêu.

Dẫu vậy, dịch bệnh vẫn lây lan. Đến tháng 1/1911, Thẩm Dương có 2571 người chết, khiến cả thành phố bị phong tỏa, hạn chế đi lại cho đến khi tỉ lệ lây nhiễm giảm xuống. Nhưng tuyến đường tàu vẫn mở rộng ra, lan đến các vùng xung quanh thành phố cảng trù phú Đại Liên. Bản thân thành phố này thì không nhiễm bệnh, do đã nhanh chóng chặn tàu thuyền, giao thương từ đầu dịch bệnh.

Đến cuối tháng 1/1911, bác sĩ người Malaysia gốc Hoa Wu Lien-teh – người phụ trách giải quyết dịch bệnh tuyên bố mọi thứ đã được kiểm soát, sau khi thực hiện đợt hỏa táng tập thể cuối cùng. Được biết, Wu cũng chính là người đã yêu cầu người dân phải che mặt khi ra đường – một ý tưởng được đánh giá cao, góp phần giảm bớt sự lây lan.

Hội nghị quốc tế

Thời điểm Wu công bố kiểm soát dịch bệnh, cũng là lúc Trung Quốc tìm cách tổ chức một hội nghị quốc tế, nhằm tìm ra lý do vì sao căn bệnh lây lan quá nhanh và quá nghiêm trọng như vậy.

Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay - Hình 6

Bác sĩ Wu Lien-teh, tốt nghiệp khoa Y ĐH Cambridge

Việc tổ chức một hội nghị như vậy hoàn toàn mang đến rủi ro cho Trung Quốc, khi vẫn còn nhiều vấn đề tranh chấp với nhiều quốc gia khác. Dẫu vậy, họ vẫn tổ chức nó, và điều này giúp Trung Quốc có thêm những hành động đúng đắn sau khi dịch bệnh kết thúc. Hơn nữa, toàn bộ người tham gia đều ưu tiên khoa học, không áp đặt bất kỳ lệnh kiểm soát nào về mặt chính trị.

Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay - Hình 7

Hội nghị được tổ chức vào ngày 3/4/1911 tại Thẩm Dương, với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành từ rất nhiều học viện danh tiếng quốc tế. Mục đích chính của hội nghị là tìm cách loại bỏ những tin đồn không đúng sự thật và hướng đến nguồn gốc khoa học của dịch bệnh, đó là vi khuẩn. Các mô hình lây lan cũng được thiết lập, thậm chí còn đề cập đến những hiện tượng ngày nay gọi là “siêu lây nhiễm” và “người nhiễm không triệu chứng.”

Bên cạnh đó, các phương pháp chống dịch cũng được đưa ra bàn luận. Đâu là giải pháp hiệu quả nhất? Cách ly khẩn cấp và hạn chế đi lại là chắc chắn, ngoài ra còn có yêu cầu đeo khẩu trang của bác sĩ Wu. Hội nghị kết thúc vào ngày 28/4/1911, và rốt cục thì nỗi lo các nước tham gia hội nghị với động cơ áp đặt chính trị của Trung Quốc đã không thành hiện thực.

Phản ứng của thế giới và bài học từ dịch bệnh 1919

Năm 1911, thế giới chưa có WHO.

Bởi vậy, các biện pháp ứng phó với dịch bệnh, làm sao để hạn chế và kìm hãm chúng đều là trách nhiệm của vài quốc gia. Nhưng tại hội nghị Thẩm Dương thì không có chính trị, chỉ có các nhà khoa học muốn tìm kiếm sự chung tay của chính phủ thế giới, và một tổ chức y tế toàn cầu.

Nhu cầu này sau đó cũng xuất hiện sau Thế chiến I, với sự ra đời của Liên minh quốc gia (League of Nation) trong Hội nghị Hòa Bình ở Paris năm 1919. Liên minh thành lập Cục y tế, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe đang nổi cộm thời kỳ đó trên toàn cầu, như sốt rét, sốt vàng, bệnh phong (hủi)… Sau Thế chiến II, Liên minh quốc gia chuyển thành Liên Hợp Quốc (UN), và họ tạo ra WHO.

Hơn 100 năm trước cũng có một dịch bệnh đáng sợ tại Trung Quốc: 60.000 người chết, nhưng cả thế giới lúc đó thì đồng lòng chung tay - Hình 8

Nhà ga Cáp Nhĩ Tân

Đại dịch hạch Mãn Châu đã không lan đến những khu vực khác của Trung Quốc. Việc cảng Đại Liên đóng cửa đã ngăn dịch bệnh lọt ra khỏi Mãn Châu, đến các vùng đất khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và nhiều địa điểm của châu Á. Nếu lan ra, dịch bệnh hoàn toàn có thể đến châu Âu, châu Mỹ, thậm chí là toàn thế giới. Nhưng rốt cục, điều đó đã không xảy ra.

Các biện pháp cả thế giới đang thực hiện ngày nay – như thành lập khu cách ly trong bệnh viện, yêu cầu đeo khẩu trang, chặn di chuyển, đóng cửa sân bay và ban hành khuyến nghị giữ vệ sinh… tất cả dường như đang mô phỏng lại những gì Trung Quốc đã làm hơn 1 thế kỷ trước. Tuy nhiên, phản ứng của thế giới nay đã khác.

Năm 1911, các chuyên gia hàng đầu thế giới khẩn cấp đến Trung Quốc. Còn nay, các quốc gia dường như ít hào hứng với chuyện chung tay vượt qua khủng hoảng, và cơ hội để có một hội nghị như vậy đang trở nên xa vời.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Dưới đây là những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại từng khiến hàng triệu người thiệt mạng.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 1

Dịch cúm ở Hong Kong diễn ra từ năm 1968 - 1969 do virus cúm A H3N2 gây ra đã khiến 1 triệu người chết với các khu vực ảnh hưởng bao gồm: châu Á, Australia, châu Âu và Mỹ. Nhóm người dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em và người già với tỷ lệ tử vong cao.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 2

Dịch tả lần thứ 3 xảy ra từ năm 1852 - 1860 có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó đã lan rộng khắp châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Phi. Đại dịch này đã khiến 1 triệu người thiệt mạng. Dịch tả là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra, dẫn đến mất nước và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 3

Dịch cúm Nga do virus cúm A H2N2 gây ra cũng là một sự kiện đáng chú ý bởi đây là đại dịch đầu tiên tấn công vào châu Âu sau khi các tuyến đường sắt được hoàn thành. Năm 1889, các tuyến đường sắt dài 201.168 km kết nối các thành phố châu Âu đã khiến dịch bệnh dễ lan rộng hơn. Dịch bệnh này đã khiến 1 triệu người chết.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 4

Bệnh lao bùng phát trên toàn thế giới vào năm 2012 đã khiến 1,3 triệu người chết. Dịch bệnh này ảnh hưởng tới 1/3 dân số thế giới. Mỹ đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh này khi chỉ 3,2% dân số Mỹ bị nhiễm lao.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 5

Dịch tả lần thứ 6 diễn ra từ năm 1899 - 1923 đã cướp đi sinh mạng của 1,5 triệu người. Đại dịch này có nguồn gốc từ tỉnh Bengal và khiến 800.000 người chết ở Ấn Độ trước khi lan tới các khu vực khác như Trung Đông, Bắc Phi, Nga và một số khu vực của châu Âu.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 6

Cúm châu Á do chủng virus cúm A H2N2 gây ra từ năm 1957 - 1958 đã khiến 2 triệu người thiệt mạng với các khu vực bị ảnh hường gồm Trung Quốc, Singapore và Mỹ. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển nhanh chóng của vaccine cũng như có sẵn thuốc kháng sinh mà sự lan rộng của chủng virus này đã bị hạn chế.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 7

Bệnh đậu mùa vào năm 735 - 737 đã khiến từ 2 - 3,5 triệu người chết (33 - 60% dân số Nhật Bản) và là dịch bệnh đầu tiên cũng như nghiêm trọng nhất tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 8

Đại dịch Cocoliztli ở Mexico vào năm 1576 đã khiến 2 - 2,5 triệu người chết. Đây là đại dịch sốt xuất huyết và đậu mùa với chuột là vật chung gian truyền bệnh.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 9

Dịch hạch ở Ba Tư từng khiến 2 triệu người chết vào năm 1772 - 1773. Lần đầu tiên ở khu vực Vịnh Ba Tư, các biện pháp cách ly đã được thực hiện để kiềm chế dịch bệnh. Tuy nhiên, do thực hiện cách ly chậm trễ mà tại thành phố Basra đã có 250.000 người chết năm 1773. Dịch hạch cũng lan tới Ấn Độ và Bahrain khi truyền từ các loài động vật khác nhau sang con người.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 10

3 triệu người chết là hệ quả của dịch bệnh sốt phát ban từ năm 1918 - 1922 với các khu vực bị ảnh hưởng là Nga và Đông Âu.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 11

Đại dịch Antonine xảy ra vào năm 165 khiến 5 triệu người chết trên khắp vùng Tiểu Á, Ai Cập, Hy Lạp và Italy. Cho tới nay người ta vẫn chưa biết dịch bệnh kinh hoàng này là gì và nguyên nhân của nó song một số nhà khoa học cho rằng đó là bệnh đậu mùa và sởi.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 12

Vào năm 1519 - 1529, bệnh đậu mùa đã cướp đi 5 - 8 triệu sinh mạng ở Mexico. Đây cũng là khởi đầu cho 1 trong những sự kiện suy giảm dân số lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 13

Dịch hạch từ năm 1894 - 1903 đã khiến 10 triệu người chết với các khu vực bị ảnh hưởng gồm Ấn Độ, Trung Quốc và một số khu vực khác trên thế giới.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 14

Năm 1545 - 1548, đại dịch Cocoliztli gần như xóa sổ Mexico khi khiến 12 - 15 triệu người chết tại đây, tương đương với 80% dân số quốc gia này.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 15

Dịch hạch lần thứ 3 xảy ra trên toàn thế giới từ năm 1855 - những năm 1950 đã khiến 12 - 15 triệu người chết. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học đã đạt được bước tiến đáng kể khi xác định được bọ chét là nguyên nhân gây bệnh.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 16

Bệnh đậu mùa ở Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 17 ước tính đã khiến 20 triệu người chết. Thời điểm đánh dấu cho sự suy giảm của dân bản xứ Bắc Mỹ này gắn với cuộc định cư của những người châu Âu đến Bán cầu Tây.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 17

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1818 cướp đi sinh mạng của 20 triệu người và là một trong những sự kiện tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 18

Dịch HIV/AID từ năm 1660 đã khiến 39 triệu người chết trên toàn thế giới. Virus gây nên dịch bệnh này tấn công vào hệ miễn dịch và làm suy yếu nó khiến cơ thể không còn khả năng chống lại viêm nhiễm và bệnh tật. Dù vậy, sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát triển được các loại thuốc giúp những người nhiễm HIV sống lâu hơn.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 19

Dịch hạch mang tên Cái chết Đen là một nỗi ám ảnh của nhân loại và châu Âu khi khiến 50 - 300 triệu người chết trên khắp châu lục này từ năm 1346 - 1350.

Những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại - Hình 20

Đại dịch hạch Justinian khiến 100 triệu người chết từ năm 541 - 542 và ảnh hưởng đến nhiều khu vực như Trung Quốc, Bắc Phi và các nước Địa Trung Hải. Đại dịch này trên thực tế đã làm suy yếu Đế chế Byantine vào thế kỷ thứ 6 khi làm giảm số lượng và khả năng của binh lính trước kẻ thù.

Theo Kiều Anh/VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thẩm phán bác yêu cầu ngăn ông Elon Musk, DOGE sa thải nhân sự hàng loạtThẩm phán bác yêu cầu ngăn ông Elon Musk, DOGE sa thải nhân sự hàng loạt
22:25:06 19/02/2025
Những phụ nữ sinh đàn con đông đúc cho tỉ phú Elon MuskNhững phụ nữ sinh đàn con đông đúc cho tỉ phú Elon Musk
16:19:31 19/02/2025
Ông Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga - Mỹ, hoãn thăm Ả Rập Xê ÚtÔng Zelensky gay gắt phản ứng đối thoại Nga - Mỹ, hoãn thăm Ả Rập Xê Út
22:19:49 19/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Tổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông BidenTổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông Biden
06:19:15 20/02/2025
Grok 3 có khả năng gì mà tỷ phú Elon Musk ca ngợi là AI 'thông minh nhất Trái đất'?Grok 3 có khả năng gì mà tỷ phú Elon Musk ca ngợi là AI 'thông minh nhất Trái đất'?
13:08:57 19/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Đảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậuĐảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậu
05:44:38 20/02/2025

Tin đang nóng

Thảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận raThảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận ra
23:41:18 20/02/2025
'Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối''Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối'
23:13:59 20/02/2025
Nóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người HànNóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người Hàn
21:42:07 20/02/2025
HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?
23:22:59 20/02/2025
Bắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủngBắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủng
21:44:25 20/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điềuCặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều
23:43:18 20/02/2025
Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)
23:17:38 20/02/2025
Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệuCô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu
23:37:21 20/02/2025

Tin mới nhất

Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng

06:29:12 21/02/2025
Dù vậy, Yak-130M là minh chứng cho chiến lược của Nga trong việc kết hợp khả năng mua sắm với tính linh hoạt chiến thuật, nhằm thu hút các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế.
Ấn Độ: Vùng lãnh thổ Delhi có thủ hiến mới

Ấn Độ: Vùng lãnh thổ Delhi có thủ hiến mới

06:12:40 21/02/2025
Tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Rekha Gupta có khoảng 50.000 quan chức, khách mời trong đó có Thủ tướng Narendra Modi, Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah và Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh.
Canada đầu tư hàng tỷ USD để phát triển đường sắt cao tốc

Canada đầu tư hàng tỷ USD để phát triển đường sắt cao tốc

06:09:57 21/02/2025
Thủ tướng Canada đã chính thức đưa ra thông báo về dự án đường sắc nhưng liệu đảng Tự do cầm quyền hiện nay sẽ tiếp tục nắm quyền trong bao lâu vẫn là một câu hỏi không hề đơn giản.
NATO đối mặt với 'sự thay đổi mô hình' sau lời cảnh báo của Mỹ với châu Âu

NATO đối mặt với 'sự thay đổi mô hình' sau lời cảnh báo của Mỹ với châu Âu

06:08:41 21/02/2025
Áp lực này càng gia tăng khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều bên khác đang thúc đẩy các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng lên mức cao hơn mức mục tiêu 2% GDP hiện tại.
Miền Bắc Nhật Bản chìm trong tuyết trắng sau 2 tuần

Miền Bắc Nhật Bản chìm trong tuyết trắng sau 2 tuần

05:53:35 21/02/2025
Trong khi đó, nhiều đường phố của thị trấn Tsunan ở thành phố Niigata tích tụ lớp tuyết dày hơn 3,5 mét. Dự kiến, bão tuyết ở cấp cảnh báo có thể xảy ra nếu các đám mây hội tụ cùng vị trí.
Hãng Delta Air Lines khẳng định trình độ và kinh nghiệm của phi công

Hãng Delta Air Lines khẳng định trình độ và kinh nghiệm của phi công

05:51:22 21/02/2025
Theo TSB, xác máy bay chuẩn bị được di dời khỏi hiện trường và các nhà điều tra sẽ kiểm tra đường băng trước khi dọn dẹp để sân bay tiếp tục hoạt động.
Châu Âu chia rẽ khi Mỹ 'tách xa' Ukraine

Châu Âu chia rẽ khi Mỹ 'tách xa' Ukraine

05:49:08 21/02/2025
Trước bối cảnh đó, các quan chức của chính quyền Trump đã theo đuổi các cuộc thảo luận với Nga tại Saudi Arabia về một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine mà không có sự tham gia của Kiev hoặc phái đoàn châu Âu.
Đâm phải voi, xe lửa trật đường ray

Đâm phải voi, xe lửa trật đường ray

23:02:27 20/02/2025
Không có hành khách nào bị thương, nhưng 6 con voi thiệt mạng sau khi bị một đoàn xe lửa đâm trúng trong vụ tai nạn tồi tệ nhất liên quan động vật hoang dã tại Sri Lanka.
Giáo hoàng Francis đang hồi phục, đã có thể ngồi dậy ăn sáng

Giáo hoàng Francis đang hồi phục, đã có thể ngồi dậy ăn sáng

23:01:48 20/02/2025
Hôm nay (20.2), Vatican thông báo Giáo hoàng Francis đang trên đà hồi phục sau khi được chẩn đoán viêm hai bên phổi, trong lúc các cộng đồng Công giáo trên toàn thế giới tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
Ukraine đang cạn tên lửa Patriot

Ukraine đang cạn tên lửa Patriot

22:54:49 20/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng phòng không nước này đang lâm vào tình trạng cạn kiệt tên lửa cho các khẩu đội Patriot do Mỹ sản xuất.
Siêu máy tính dự báo ngày tàn của nhân loại, khi trái đất cạn sạch ôxy

Siêu máy tính dự báo ngày tàn của nhân loại, khi trái đất cạn sạch ôxy

22:46:31 20/02/2025
Nhờ vào tính toán của siêu máy tính, con người giờ đây có thể đếm ngược đến ngày tàn của nhân loại, khi mà trái đất cạn kiệt dưỡng khí.
Ông Yoon trở thành tổng thống Hàn Quốc đầu tiên ra tòa hình sự khi đương nhiệm

Ông Yoon trở thành tổng thống Hàn Quốc đầu tiên ra tòa hình sự khi đương nhiệm

22:42:02 20/02/2025
Tổng thống bị luận tội tại Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa ra tòa hình sự lần đầu vào sáng 20.2, dù quy định của phiên thẩm vấn sơ bộ không bắt buộc ông có mặt.

Có thể bạn quan tâm

Cha tôi, người ở lại: Những câu thoại ứa nước mắt trong tập 1 - 3

Cha tôi, người ở lại: Những câu thoại ứa nước mắt trong tập 1 - 3

Phim việt

07:34:11 21/02/2025
Ba tập đầu tiên của bộ phim Cha tôi, người ở lại khiến khán giả xúc động trước tình cảm ấm áp giữa năm bố con và cả những giọt nước mắt cho những đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi
2NE1 - nhóm nhạc nữ Kpop tiên phong ăn mặc độc lạ, diện toàn hàng hiệu

2NE1 - nhóm nhạc nữ Kpop tiên phong ăn mặc độc lạ, diện toàn hàng hiệu

Phong cách sao

07:32:03 21/02/2025
Ở thời kỳ đỉnh cao, 4 cô gái 2NE1 không ngại thử nghiệm phong cách táo bạo và trở thành những thần tượng đầu tiên mạnh tay đầu tư vào trang phục hàng hiệu trong các sản phẩm âm nhạc.
Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân

Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân

Pháp luật

07:12:42 21/02/2025
Biết việc con trai có quan hệ ngoài luồng với chị H., Tân thuê người đánh gãy chân và tạt axit vào người chị H., với chi phí là 200 triệu đồng.
Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt

Phim châu á

07:03:32 21/02/2025
Tuần qua, bộ phim ma hài Thái Lan Rider: Giao hàng cho ma là phim nước ngoài có doanh thu cao nhất tại thị trường điện ảnh Việt Nam
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên

Du lịch

06:48:15 21/02/2025
Với hang động kỳ bí, dòng suối mát lành và hệ sinh thái phong phú, khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn.
Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

06:41:21 21/02/2025
Sự trở lại của thành viên đẹp nhất BLACKPINK làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều khi cô liên tục gây tranh cãi về kỹ năng.
Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá

Sao châu á

06:36:33 21/02/2025
Chiều 20/2, ký giả từ tờ Edaily đã đăng tải bài viết chỉ trích Lee Jin Ho, đồng thời vạch trần trò lố và những lời nói dối của cựu phóng viên này.
Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích

Ẩm thực

06:03:15 21/02/2025
Khi món ăn hoàn thành, bạn mở nắp nồi hấp ra, mùi thơm của thịt quyện với hương tỏi xông thẳng vào mũi, cực hấp dẫn...
'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

'Điệp viên 007' Daniel Craig rút khỏi dự án siêu anh hùng của DC

Hậu trường phim

06:00:47 21/02/2025
Theo nhiều nguồn tin, cựu điệp viên 007 Daniel Craig sẽ không tham gia dự án chuyển thể sắp tới thuộc vũ trụ siêu anh hùng DC, dù cuối năm 2024 ông được dự đoán sẽ góp mặt.
'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt

'Nosferatu' - phim ma cà rồng xuất sắc ra rạp Việt

Phim âu mỹ

05:58:11 21/02/2025
Nosferatu (Ma cà rồng Nosferatu), một trong những phim kinh dị xuất sắc năm 2024, sẽ chiếu thương mại tại rạp Việt từ ngày 28.2.
Nửa năm sau khi ra mắt, iPhone 16 Plus vẫn chơi game cực ổn, cấu hình "bao ngon" chiến mọi tựa game AAA

Nửa năm sau khi ra mắt, iPhone 16 Plus vẫn chơi game cực ổn, cấu hình "bao ngon" chiến mọi tựa game AAA

Mọt game

05:52:25 21/02/2025
Khi iPhone 16 Plus chính thức lên kệ vào tháng 9 năm ngoái, giới công nghệ và game thủ đã ngay lập tức dự đoán về hiệu năng khủng khiếp của con chip Apple A18 Bionic.