Hơn 100 hụi viên tới tòa dự phiên xử chủ hụi
Mỹ Miều chiếm đoạt 45 dây hụi của 139 người là hơn 2 tỉ đồng.Ngày 25-6, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử vụ Nguyễn Thị Mỹ Miều (42 tuổi, ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị hại và người liên quan rất đông, đến dự chật kín các hàng ghế trong phòng xử. Ảnh: NN
Vụ án có 139 người bị hại được tòa triệu tập đã đến ngồi kín hết phòng xử. Tòa dành gần hết buổi sáng chỉ để điểm danh, kiểm tra lý lịch và phổ biến quyền lợi, nghĩa vụ của bị cáo, các bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Hầu hết những người này đều cùng ngụ chung một xã với bị cáo.
Đến 10 giờ 30 đại diện VKS bắt đầu công bố cáo trạng.
Theo cáo trạng, từ năm 2002 đến năm 2012, Nguyễn Thị Mỹ Miều đã tổ chức mở nhiều dây hụi có lãi, kêu gọi nhiều người cùng tham gia. Loại hình hụi mà Miều làm chủ là hụi mùa và hụi tháng.
Hụi mùa là đến khi thu hoạch mùa lúa sẽ mở hụi một lần, mỗi năm mở hụi 3-4 lần. Hụi tháng là mỗi tháng mở hụi một lần. Miều và các hụi viên thỏa thuận khi đến kỳ mở hụi, hụi viên có số tiền trả lãi cao thì được hốt hụi.
Miều có nhiệm vụ thu tiền của các hụi viên và giao lại cho hụi viên được hốt trong kỳ để được hưởng tiền hoa hồng (40% giá trị phần hụi mùa, 50% giá trị phần hụi tháng).
Bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Miều tại toà ngày 25-6. Ảnh: NN
Trong thời gian làm chủ hụi, Miều được nhiều hụi viên tin tưởng nên không đến mở hụi mà nhờ Miều điện thoại báo người hốt hụi, số tiền lãi hụi, số tiền hụi viên phải đóng hụi.
Đến cuối năm 2012, Miều nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của các hụi viên nên lập ra nhiều dây hụi, kêu gọi nhiều người cùng tham gia. Miều nói dối có hụi viên lĩnh hụi hoặc tự kê tên hụi viên vào danh sách hụi (hụi ảo) để các hụi viên tin tưởng đóng tiền hụi rồi chiếm đoạt số tiền của các hụi viên.
Video đang HOT
Tổng cộng, số tiền Miều chiếm đoạt của 45 dây hụi của 139 người là hơn 2 tỉ đồng.
Chủ tọa công bố do vụ án liên quan nhiều người nên dự kiến phiên toà sẽ kéo dài hai, ba ngày.
NHẪN NAM
Theo PLO
Dân miền Tây dỡ chà ăn Tết: Bắt toàn cá đặc sản, tôm càng to bự
Dỡ chà là một hoạt động rất quen thuộc của người dân miền Tây, nhất là dịp gần Tết Nguyên đán. Hằng năm vào tháng 10 âm lịch, khi nước trên đồng bắt đầu khô cạn, cá, tôm rút ra sông là thời điểm thích hợp để dỡ chà.
Hoạt động này thường kéo dài đến cận Tết Nguyên đán. Dỡ chà ăn Tết năm nay, người dân bắt được nhiều cá đặc sản, tôm càng to bự.
Theo ông Trung Văn Ngoán, ở xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, người dân miền Tây thường dùng nhiều loại nhánh cây như trâm bầu, xoài, tre, dâu... để chất thành đống ven sông. Trước khi dỡ khoảng 15 ngày thì rải vào đống chà cám trộn với đất sét, gạo ủ, thức ăn viên... để dụ cá, tôm vào ăn và trú ngụ. Một đống chà có thể dỡ được 4 lần/năm. Việc dỡ chà vào gần Tết giúp gia chủ cùng những người cùng dỡ chà có cá ăn và bán được tiền để sắm sửa chuẩn bị Tết.
Một đống chà chất ven sông chuẩn bị dỡ. Theo ông Ngoán, người có kinh nghiệm thường chọn đoạn sông sâu có nước xoáy chất chà thì sẽ có nhiều cá hơn...
Những con cá nhỏ mắc lưới được gỡ ra đưa lên bờ làm trước.
Niềm vui của người dỡ chà khi bắt được tôm càng xanh.
Lưới được rạng dần vào giờ chỉ còn một nhóm chà nhỏ.
Lưới được kéo lên với nhiều loại cá như mè vinh, he, linh...
Người dỡ chà phải chịu lạnh giỏi để trầm mình trong nước thời gian dài.
Rất đông hàng xóm đến xem, nhiều người còn trực tiếp giúp đỡ.
Những người tham gia dỡ chà tranh thủ ăn vội bữa cơm để khi vô làm việc kéo dài từ 6 - 8 giờ không lo đói.
Tiến hành bao lưới đống chà, công đoạn này đòi hỏi phải cẩn thận để cá không thể ra ngoài.
Chà được người tham gia lặn rút lên và chuyền tay nhau đưa ra ngoài lưới.
Cá có giá trị cao được đưa vào ghe đục để chủ chà mang ra chợ bán vào sáng sớm hôm sau.
Các loại cá nhỏ thường có người đến tận nơi cân về chủ yếu để ủ nước mắm.
Kết thúc việc dỡ chà bắt cá người dân không quên giặt sạch lưới, phơi khô để chuẩn bị cho đợt dỡ chà tiếp theo.
Theo Bình Nguyên (Báo Cần Thơ)
Mô hình ngon ăn, "độc nhất vô nhị" ở miền Tây: Nuôi cá ruộng mùa lũ Nông dân hai huyện Thới Lai và Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ) đang tranh thủ thu hoạch cá nuôi ruộng trong mùa lũ, chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2018-2019. Đây là mô hình khá đặc biệt, sau khi thu hoạch vụ lúa Hè Thu xong, nông dân cho nước lũ vào ruộng và thả cá giống vào nuôi trong...