Hơn 100 chiến đấu cơ Israel bay 2.000 km để tấn công trả đũa Iran
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) xác nhận rằng chiến dịch trả đũa Iran tập trung hoàn toàn vào các mục tiêu quân sự, tránh các cơ sở hạt nhân và dầu mỏ nhằm ngăn chặn nguy cơ leo thang xung đột.
Tờ Bưu điện Jerusalem tiết lộ hơn 100 máy bay chiến đấu Israel đã tham gia cuộc tấn công Iran vào ngày 26/10, bao gồm cả các chiến đấu cơ tàng hình F-35 tiên tiến với hành trình khoảng 2.000 km.
Cuộc tấn công ban đầu của Israel vào các mục tiêu radar ở Syria nhằm mục đích “làm mù” khả năng của Iran, nhanh chóng leo thang thành các cuộc tấn công nhắm vào Tehran thủ đô của Iran và Karaj, một địa điểm chiến lược khác.
IDF khẳng định các đợt tấn công tập trung vào các mục tiêu quân sự, tránh xa các cơ sở hạt nhân và dầu mỏ để hạn chế nguy cơ xung đột lan rộng.
Video đang HOT
Trong cuộc tấn công tầm xa như vậy, phía Israel được cho là đã sử dụng đạn dược hạng nặng cũng như huy động khả năng tiếp nhiên liệu đáng kể.
Với dự đoán rằng phía Iran có thể sẽ phản công, hiện nay, phía Israel một mặt theo dõi chặt chẽ các phản ứng tiềm tàng từ Iran, Iraq, Yemen, Syria, và Liban ( Lebanon), mặt khác đặt Đơn vị Cứu hộ 669 cũng được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ và chuẩn bị cho một loạt các hành động trả đũa có thể xảy ra.
Trong một phát biểu đưa ra sau cuộc tấn công, người phát ngôn IDF, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari cho biết Israel đã sẵn sàng cho cả các động thái tấn công và phòng thủ, theo dõi chặt chẽ Iran và các lực lượng thân Iran.
Ông Hagari kêu gọi người dân Israel duy trì cảnh giác và tuân thủ hướng dẫn từ Bộ Tư lệnh Nội địa và IDF sẽ cập nhật thông báo của Bộ Tư lệnh Nội địa ngay khi có bất kỳ thay đổi nào.
Cuộc đấu tranh giữa Israel và Iran có thể sẽ trở lại trong 'bóng tối'
Sau khi quan chức Mỹ xác nhận với kênh ABC News rằng tên lửa của Israel đã tấn công một số địa điểm tại Iran, những tưởng căng thẳng Israel - Iran sẽ leo thang, nhưng có dấu hiệu cuộc đấu tranh giữa hai quốc gia này có thể trở lại trong "bóng tối".
Hình ảnh hệ thống phòng không Israel kích hoạt đánh chặn tên lửa Iran tối 13/4/2024. Ảnh cắt từ clip do hãng tin Reuters phát.
Tối 13/4, Iran đã phóng hơn 300 thiết bị bay không người lái có chất nổ và bắn tên lửa vào các mục tiêu của Israel. Cuộc tấn công này nhằm trả đũa vụ không kích phá huỷ toà nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran ở Syria hôm 1/4 mà Iran cho là do Israel thực hiện. Trong cuộc tấn công tối 13/4, theo quân đội Israel, 99% trong số vũ khí được Iran sử dụng đã bị Israel cùng các đồng minh bắn hạ. Thiệt hại được ghi nhận đối với Israel là một người bị thương và việc tên lửa Iran đánh trúng căn cứ không quân Nevatim tạo hành một hố lớn, gây hư hỏng một con đường ở Hermon. Quan trọng hơn, đây là vụ tấn công đầu tiên trong lịch sử nhằm vào Israel từ lãnh thổ Iran, đánh dấu cuộc đấu tranh giữa hai nước "lộ sáng" sau hàng chục năm âm ỉ trong "bóng tối".
Khoảng 5 ngày sau sự kiện lịch sử nêu trên, truyền thông Iran cho biết có "3 tiếng nổ" gần căn cứ không quân Shekari gần thành phố Isfahan và Iran đã bắn hạ một số thiết bị bay không người lái. Trong khi đó, quan chức Mỹ xác nhận với kênh ABC News rằng tên lửa của Israel đã tấn công một số địa điểm tại Iran. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là mặc dù sau vụ tấn tấn công trả đũa của Iran vào tối 13/4, giới chức Israel nhiều lần tuyên bố sẽ trả đũa thích hợp. Thậm chí, Tổng thống Israel Isaac Herzog còn mô tả vụ tấn công của Iran là lời tuyên chiến. Nhưng tới nay, Tel Aviv vẫn chưa nhận trách nhiệm về vụ tấn công nhằm vào Isfahan. Văn phòng Thủ tướng Israel còn từ chối xác nhận với tờ Thời báo Israel rằng nước này đứng sau các vụ nổ ở Isfahan.
Hình ảnh đăng trên website của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho thấy thiết bị bay không người lái được cho là của Israel bị bắn rơi gần cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Đối với phía Iran, giới chức nước này cũng nhiều lần nhấn mạnh sẽ trả đũa tương xứng. Thậm chí vào hôm 15/4, khi phát biểu trên truyền hình nhà nước, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani còn nhấn mạnh bất kỳ hành động nào của Israel chống lại lợi ích của Tehran, dù nhỏ, sẽ phải nhận phản ứng nghiêm khắc chỉ trong "vài giây". Tuy nhiên, sau các vụ nổ ở Isfahan và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trưng hình ảnh của thiết bị bay không người lái được cho là của Israel bị bắn rơi gần cơ sở hạt nhân Natanz của Iran, một quan chức cấp cao của Iran đã nói với hãng tin Reuters rằng Tehran không có kế hoạch trả đũa ngay lập tức đối với Israel vì chưa rõ thủ phạm. Phát biểu trước người dân tỉnh Semnan ở phía Đông thủ đô Tehran ngày 19/4, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi không đề cập đến các vụ nổ vào sáng cùng ngày ở Isfahan. Người phát ngôn Cơ quan Hàng không Iran Hossein Dalirian cũng phủ nhận việc Iran đã bị tấn công từ bên ngoài.
Một "màn sương" đang bao phủ những vụ nổ ở Isfahan hôm 19/4, nhưng nếu để ý sẽ thấy nó có một điểm chung với cuộc tấn công của Iran tối 13/4, đó là cùng nhằm vào các mục tiêu quân sự. Rõ ràng, lựa chọn mục tiêu quân sự thay vì dân sự dễ gây thương vong lớn sẽ làm giảm áp lực trả đũa từ đối phương. Bên cạnh đó, nó cho thấy sự thận trọng để tránh hành động trả đũa leo thang, diễn biến thành chiến tranh khu vực.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chủ trì cuộc họp Nội các chiến tranh tại Tel Aviv sáng 14/4/2024, sau cuộc tấn công của Iran. Ảnh: THX/TTXVN
Nếu xảy ra chiến tranh khu vực, Iran không chỉ phải đối mặt với Israel mà có thể là cả với các đồng minh của Israel vốn đã kề vai, sát cánh với Israel trong việc bắn hạ thiết bị không người lái và tên lửa Iran tối 13/4. Trước một lực lượng hùng hậu như vậy, Iran rõ ràng ở thế yếu trong cán cân so sánh sức mạnh. Đó là chưa nói tới, nước này đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội ở trong nước.
Đối với Israel, việc giải quyết cuộc chiến tại Gaza quan trọng hơn mở rộng thêm mớ bòng bong, phải căng ra chiến đấu trên nhiều mặt trận. Trong một phát biểu được tờ Thời báo Israel ngày 19/4 trích dẫn, nhà báo Ben Caspit cũng cho rằng không ai muốn chiến tranh với Iran vào lúc này. "Chúng tôi đã chứng minh cho họ thấy rằng chúng tôi có thể xâm nhập và tấn công vào biên giới của họ còn họ thì không thể vào được biên giới của chúng tôi.
Thông điệp phát đi quan trọng hơn là sự hoành tráng. Chúng tôi hiện có nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn ở Gaza và Liban", nhà báo Ben Caspit nhấn mạnh.
Tướng Iran: Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' Chỉ huy cấp cao Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), Chuẩn tướng Ahmad Haghtalab nói rằng Iran có thể xem lại "học thuyết hạt nhân" của mình nếu có bất kỳ "mối đe dọa nào" hoặc hành động" chống lại các cơ sở hạt nhân của nước này. Toàn cảnh cơ sở hạt nhân Natanz của Iran ở ngoại ô phía...