Hơn 100 cây xanh bị đốn hạ, người Sài Gòn ngậm ngùi
Hơn 100 cây xanh có đường kính 2-3 người ôm nằm trong công viên Gia Định thuộc các quận: Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp (TP.HCM) đã bị đốn hạ. Việc đốn hạ cây xanh, “xẻ thịt” công viên để phục vụ dự án đường nối sân bay Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài.
Trong hai ngày 20-21.1, lực lượng công nhân đã huy động xe cơ giới, máy cưa, máy múc đến công viên Gia Định để giải phóng mặt bằng. Hơn 100 cây xanh bị đốn hạ, đào gốc để giải phóng mặt bằng phục vụ dự án tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (được đặt tên thành đường Phạm Văn Đồng).
Ghi nhận tại hiện trường, một tốp công nhân đang chặt tỉa cây, tốp còn lại dùng máy cưa cắt bộ rễ những cây cổ thụ. Trong khi đó, một số công nhân khác dùng máy cưa các thân cây. Những người còn lại dùng máy múc, móc các rễ cây đã cưa lên khỏi mặt đất để chở đi nơi khác.
Anh Phạm Thành Văn, người dân sống gần công viên Gia Định nói: “Hình ảnh này chẳng khác gì một “đại lâm trường” giữa Sài Gòn. Vài phút, lại có một thân cây xanh đổ ập xuống công viên trên nền cỏ. Tôi thấy tiếc quá. Những cây xanh này có cây lớn hơn tuổi đời của tôi. Từ lúc nhỏ đến giờ, tôi hay ra công việc dạo mát dưới hàng cây xanh, giờ một số cây bị chặt đi thấy tiếc quá!”.
Cụ Nguyễn Xuân Tùng (nhà trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp) ngậm ngùi: “Việc đốn hơn 100 cây xanh, trong đó có nhiều cây cổ thụ, tôi và rất nhiều người thấy tiếc nuối. Cây xanh tại đây ví như “lá phổi xanh” lớn của thành phố. Nhưng cũng vì lợi ích chung, nên chúng tôi chấp nhận”.
Đoạn đi qua công viên Gia Định dài 650m, rộng 20m (chiếm khoảng 13.000m2 đất công viên). Việc mở đường cắt ngang qua công viên Gia Định là hướng điều chỉnh của dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài.
Trước đó, hướng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài đoạn từ đường Trường Sơn đến Nguyễn Thái Sơn theo quy hoạch được duyệt từ năm 1999 rộng 60m. Tuy nhiên, việc giải tỏa mặt bằng dự án này vấp phải phản ứng từ phía người dân nên chính quyền thành phố đã cho nghiên cứu thêm phương án đi qua công viên Gia Định để giảm tối đa số hộ dân bị giải tỏa trắng.
Sau đó, thành phố điều chỉnh hướng tuyến từ một nhánh rộng 60m ban đầu thành 2 nhánh – mỗi nhánh rộng 20m. Một nhánh đi theo đường Hồng Hà xuyên qua công viên Gia Định đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn, còn nhánh kia đi theo đường Bạch Đằng hiện tại.
Những hình ảnh phóng viên ghi nhận:
Công viên Gia Định được ví như lá phổi xanh của TP.HCM khi đang sở hữu khoảng 32ha đất, có khoảng 1.000 cây xanh thuộc nhiều chủng loại như sọ khỉ, lim xẹt, bò cạp nước, me tây…
Để phục vụ dự án tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, hơn 100 cây xanh tại đây bị đốn hạ.
Video đang HOT
Trong hai ngày 20-21.1, công nhân đã huy động xe cơ giới, máy cưa, máy múc đến công viên Gia Định để giải phóng mặt bằng.
Tại công viên trong 2 ngày này chẳng khắc gì một “đại lâm trường” giữa Sài Gòn.
Nhiều cây cổ thụ có đường kính 4-5 người ôm bị đốn hạ để phục vụ dự án.
Nhiều gốc cây bị bứng lên khỏi mặt đất.
Một cây cổ thụ đang bị đốn hạ. Kế bên cây cổ thụ kia “may mắn” không lọt vào khu vực dự án.
Cảnh tượng tan hoang trong công viên Gia Định, khu vực cây xanh bị đốn hạ.
Khu vực được giải tỏa để phục vụ dự án tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài.
Phía ngoài đường Bạch Đằng nhiều cây xanh cũng đã bị cắt ngọn, chặt rễ chuẩn bị đốn hạ.
Nhà dân cũng đã được giải tỏa để phục vụ dự án.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Vụ cầu trăm tỷ chờ đường: Người dân không đồng tình mức đền bù
Liên quan đến dự án cầu Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) đã hoàn thành cầu chính nhưng chưa làm đường dẫn, theo tìm hiểu của PV Dân trí, một trong những nguyên nhân là do người dân không thỏa đáng với giá đền bù nên chưa bàn giao mặt bằng.
Trước đó, báo Dân trí đã có bài phản ánh, dự án cầu Giá Rai (thuộc tuyến đường Giá Rai- Gành Hào) tọa lạc ngay tại trung tâm huyện Giá Rai, bắc vượt qua QL1A và kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau. Cầu Giá Rai do Sở GT-VT tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) làm đơn vị thi công. Đây là cây cầu được xem lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu hiện nay nên rất được người dân quan tâm.
Tuy nhiên, phần cầu chính dài gần 600m đã hoàn thành từ nhiều tháng nay nhưng không thể đưa vào sử dụng do 2 bên cầu vẫn chưa có đường dẫn. Hai bên cầu hiện vẫn là bãi đất trống, cỏ cây hoang vắng và nhà dân án ngữ.
Qua tìm hiểu của PV Dân trí, nguyên nhân dự án chưa triển khai 2 đường dẫn không chỉ do thiếu vốn mà một số hộ dân sống ở bên đầu cầu phía ấp 1 (thị trấn Giá Rai) bị ảnh hưởng bởi dự án vẫn chưa thỏa đáng với việc đền bù của địa phương.
Cầu Giá Rai với vốn hơn 600 tỷ đã hoàn thành nhưng vẫn...chờ đường dẫn.
Dân khiếu nại vì giá đền bù thấp
Tiếp xúc với PV Dân trí, bà L.N.H. (một hộ dân ảnh hưởng bởi dự án) cho biết, hộ bà không nhất với giá đền bù nên bà vẫn chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng. "Chúng tôi thấy giá đền bù quá thấp so với đất đai, tài sản hiện có nên vẫn chưa đồng ý và đã có đơn khiếu nại để nhà nước giải quyết sao cho thỏa đáng", bà H. bày tỏ sự không đồng tình.
Theo tài liệu mà PV Dân trí nắm được, ngay sau khi UBND huyện Giá Rai có quyết định công bố mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì hộ bà L.N.H. có đơn khiếu nại đề nghị nâng giá đất, tài sản trên đất và một số hạng mục khác. Sau đó, UBND huyện Giá Rai có quyết định giải quyết khiếu nại (ngày 9/12/2013), trong đó thừa nhận có một số hạng mục chưa được bồi thường và bồi thường chưa đúng quy định. Tuy nhiên, UBND huyện Giá Rai lại bác không giải quyết yêu cầu nâng giá nhà và đất.
Sau quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện, bà L.N.H. cho biết, hộ bà vẫn không đồng tình bởi yêu cầu chính là nâng giá đất đã không được giải quyết nên tiếp tục có khiếu nại đến UBND tỉnh.
Theo bà L.N.H., giá bồi thường một nền đất cả trăm m2 nhưng chỉ có 75 triệu đồng (trong đó 63 triệu đồng tiền đất, cộng thêm hỗ trợ khác giá đất thổ cư 12 triệu đồng) thì không thể chấp nhận được. Bà H. cho rằng, việc bồi thường giải tỏa dự án nhà nước phải từ bằng đến hơn nhưng ở đây lại quá thấp dẫn đến thiệt thòi cho các hộ dân. Bởi với giá bồi thường như trên thì không thể mua được một nền đất để ở chứ chưa nói đến công việc làm ăn sinh sống khác.
Ngoài hộ bà L.N.H. còn có 4 hộ dân khác bị giải tỏa trắng bởi ảnh hưởng của dự án và họ chưa đồng tình với việc bồi thường của địa phương. Do đó, mặt bằng của phía đường dẫn bên ấp 1 vẫn chưa được bàn giao và đây được xem là một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án này.
Các hộ dân (trong vòng đỏ) bị ảnh hưởng bởi dự án không thỏa đáng với giá đền bù nên chưa bàn giao mặt bằng.
Trao đổi với PV Dân trí vào ngày 27/12, đại diện UBND thị trấn Giá Rai xác nhận, trong dự án xây cầu Giá Rai có việc một số hộ dân không đồng tình với phương án bồi thường và họ có đơn khiếu nại đề nghị nâng giá bồi thường.
Một cán bộ UBND thị trấn Giá Rai cũng cho biết, người dân có đơn khiếu nại là họ thấy giá đền bù quá thấp so với giá thị trường. Theo cán bộ này, mức giá đền bù là của UBND tỉnh đưa ra và huyện chỉ áp giá để tính tiền trả cho dân. Do đó, sau giải quyết khiếu nại của UBND huyện, các hộ dân vẫn chưa đồng tình nên tiếp tục có đơn khiếu nại gửi lên tỉnh. Hiện Thanh tra tỉnh Bạc Liêu đang thụ lý giải quyết.
Chủ đầu tư còn nợ tiền nhà thầu
Tại kỳ họp thứ 12- HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa VIII (từ ngày 8- 10/12), lãnh đạo Sở GT-VT tỉnh Bạc Liêu cũng bị đại biểu "truy" về tiến độ của dự án cầu Giá Rai. Ông Ngô Hữu Dũng- Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Bạc Liêu chỉ cho biết tiến độ của dự án bị chậm là do thiếu nguồn vốn chứ không nói đến việc các hộ dân không đồng tình việc bồi thường.
Ông Ngô Hữu Dũng cho biết, cầu Giá Rai có tổng mức đầu tư trên 685 tỷ đồng và được triển khai xây dựng từ năm 2012. Đến giờ này đã hoàn thành cầu chính dài 590m; còn đường dẫn 2 bên dài khoảng 5km (mỗi bên 2,5km) vẫn chưa được triển khai.
Theo ông Dũng, cầu Giá Rai được thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cấp toàn bộ. Đến năm 2013, nguồn vốn trái phiếu chính phủ xây cầu Giá Rai không đủ cho nên chỉ thi công phần cầu chính thì hết vốn. "Đến giờ này, chủ đầu tư vẫn còn nợ nhà thầu khoảng 55 tỷ đồng của gói cầu chính. Do đó nhà thầu không thể triển khai tiếp 2 đường đầu cầu", ông Dũng lý giải.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Hà Nội: CSGT mượn xẻng dọn đất trên đường Tổ công tác thuộc đội CSGT số 9 (Công an TP Hà Nội) đang làm nhiệm vụ tuần tra trên đường thì phát hiện đoạn đường dài khoảng 50m phủ nhiều bùn đất, gây cản trở giao thông. Tổ công tác đã mượn xẻng nhà dân tiến hành dọn đất. Ngay khi phát hiện, tổ công tác CSGT đội 9 đã mượn xẻng...