Hơn 10% người trẻ Nhật Bản từng bị sàm sỡ nơi công cộng
Một khảo sát của Chính phủ Nhật Bản cho thấy cứ 10 người trẻ ở nước này thì có một người, phần lớn là phụ nữ, đã từng bị sàm sỡ trên tàu điện và những nơi công cộng khác.
Theo khảo sát được công bố trong tháng này của Văn phòng Nội các Nhật Bản, 10,5% số người được hỏi cho biết họ đã bị quấy rối hoặc trải qua những hành vi khiếm nhã khác ở nơi công cộng. Cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 2 trên toàn Nhật Bản đối với hơn 36.000 người trong độ tuổi từ 16 đến 29.
“Chikan”, hành vi chạm hoặc sờ mó mà không được sự đồng ý ở nơi công cộng, thường là trên những chuyến tàu đông đúc, là một vấn đề phổ biến ở Nhật Bản, nơi mạng lưới đường sắt rộng lớn vận chuyển hàng triệu hành khách mỗi ngày. Tình trạng này thường xảy ra trên những toa tàu chật cứng vào giờ cao điểm.
Hành khách xếp hàng chờ tàu điện ngầm ở Tokyo. Ảnh: SOPA
Video đang HOT
Theo khảo sát, phụ nữ chiếm gần 90% số nạn nhân của chikan. Khoảng 2/3 số người được hỏi cho biết hành vi phạm tội xảy ra trên tàu. Số lượng tương tự cho biết vụ việc xảy ra vào giờ cao điểm buổi sáng hoặc buổi tối. Nhiều người cũng cho biết họ đã bị sàm sỡ nhiều lần, một người nói rằng họ bị tấn công “gần như hàng ngày” khi còn học trung học.
Những nỗ lực giải quyết tình trạng “chikan” đã tăng lên vào đầu thế kỷ này, khi các thành phố lớn như Tokyo bắt đầu triển khai toa tàu chỉ dành cho phụ nữ.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều camera giám sát được lắp đặt trên tàu điện và nhà ga. Cảnh sát giao thông, cả mặc đồng phục và thường phục, cũng đã tăng cường tuần tra.
Nhiều hoạt động khác cũng được triển khai để chống lại tội phạm, bao gồm “tem chống sàm sỡ” đánh dấu kẻ tấn công bằng mực vô hình, cũng như các ứng dụng di động lập bản đồ các vụ sàm sỡ. Tại các nhà ga, áp phích nhằm nâng cao nhận thức về nạn sàm sỡ cũng được treo lên, kêu gọi mọi người báo cáo tội phạm.
Tuy nhiên, một số người trả lời khảo sát vẫn kêu gọi chính quyền hành động nhiều hơn nữa. Một người viết: “Tôi muốn chính quyền tạo ra một xã hội phòng ngừa tội phạm, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nạn nhân, thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng để nâng cao nhận thức của công chúng, để nạn nhân không bị coi thường”.
Theo số liệu thống kê của cảnh sát, Nhật Bản đã bắt giữ gần 2.000 người trên toàn quốc vì tình nghi liên quan đến “chikan” vào năm 2023.
Tuy nhiên, nhiều hành vi phạm tội không được báo cáo: 80% số người được khảo sát cho biết họ bị sàm sỡ nhưng không báo cáo tội phạm. Nhiều người nói họ không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của những gì đã xảy ra với họ hoặc nghĩ rằng việc báo cáo cho chính quyền là không cần thiết.
“Chúng ta cần tiếp tục giáo dục mọi người rằng quấy rối là một tội nghiêm trọng”, một phát ngôn viên của Chính phủ Nhật Bản cho biết, nói thêm rằng hành vi sàm sỡ nơi công cộng phải luôn được báo cáo.
Giảng viên ngành nghiên cứu Nhật Bản Jeffrey Hall tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Kanda ở Chiba cho biết kết quả khảo sát có vẻ “thấp một cách đáng ngạc nhiên”. Ông nói, bất kỳ phụ nữ Nhật Bản nào cũng đều sẽ khẳng định nạn quấy rối là điều rất phổ biến.
Chính phủ Nhật Bản tăng mức hỗ trợ phụ nữ sinh con và chăm sóc con
Trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình khi phụ nữ sinh con và chăm sóc con, Chính phủ Nhật Bản dự kiến tăng mức hỗ trợ một lần lên 500.000 yen (khoảng 3.600 USD) từ tài khóa 2023.
Các em bé tham gia cuộc thi bò dành cho trẻ sơ sinh tại Yokohama, ngoại ô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong buổi làm việc với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio ngày 6/12, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW) Katsunobu Kato đã đề xuất tăng mức hỗ trợ một lần cho các hộ gia đình từ mức 420.000 yen lên 500.000 yen, mức tăng lớn nhất từ trước đến nay và là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 10/2009.
Theo thống kê của MHLW, chi phí sinh con trung bình tại các bệnh viện công và phòng khám tư nhân trên toàn Nhật Bản trong tài khóa 2022 là 473.000 yen, tăng 2.706 yen so với một năm trước đó, cao hơn đáng kể so với mức hỗ trợ 420.000 yen đang được Chính phủ Nhật Bản áp dụng.
Xét theo các địa phương, Tokyo có chi phí sinh con trung bình cao nhất với 565.092 yen, tiếp theo là Kanagawa và Ibaraki với lần lượt 504.634 yen và 501.889 yen.
Để giảm bớt gánh nặng sinh con cho các hộ gia đình, Chính phủ Nhật Bản dự kiến điều chỉnh mức hỗ trợ lên 500.000 yen, cao hơn mức đề xuất vào đầu năm là 470.000 yen.
Đây là một trong những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản nhằm ngăn chặn đà giảm tỷ lệ sinh đang ở mức báo động tại quốc gia Đông Bắc Á này. Trước đó, số liệu thống kê do MHLW công bố ngày 28/11 cho thấy chỉ có gần 600.000 trẻ được sinh trong 9 tháng đầu năm nay, thấp hơn 4,9% so với năm ngoái và là con số thấp nhất kể từ khi bắt đầu các cuộc khảo sát về dân số hằng năm.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản, số trẻ em được sinh ra trong năm nay có thể sẽ chỉ ở mức 770.000 trẻ, đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản ghi nhận số trẻ được sinh trong năm dưới mốc 800.000 trẻ, thấp nhất kể từ khi bắt đầu khảo sát về dân số.
Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 7 năm Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 6/12, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) thông báo trong tháng 10/2022, chỉ số tiền lương thực tế đã được điều chỉnh theo lạm phát ở nước này giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp chỉ số này giảm nhưng là mức giảm...