Hơn 10 năm không liên lạc, bạn vẫn còn mời cưới
Không thân thiết, mất liên lạc hơn 10 năm, vậy mà lần đầu tiên nhận được điện thoại, thì bạn lại mời đám cưới…
Cưới như món quà đòi nợ. (ảnh minh họa)
Đang ăn cơm thì có chuông điện thoại. Thấy số lạ, tôi liền nghe máy. Vừa alo đã thấy một giọng nữ hỏi:
- Xin hỏi, đây có phải là số điện thoại của Minh không ạ?
- Đúng rồi, ai vậy ạ?
- Minh ạ, tớ Thanh đây. Thanh 12C, còn nhớ mình không?
- À Thanh ạ, nhớ chứ. Lâu quá rồi còn gì? Cậu dạo này khỏe không? Chồng con gì chưa?
Video đang HOT
- Ừ, hơn 10 năm rồi còn gì. Hôm vừa rồi, mình gọi điện cho Linh – lớp trưởng mới xin được số điện thoại của cậu. Hôm nay gọi điện là để mời đám cưới đây. Tớ vừa tổ chức đám cưới trong Sài Gòn, nhưng ngày 13/10 này vợ chồng tớ về quê làm lễ báo hỉ. Đi làm ăn xa, tớ cũng ít về quê. Coi như dịp này để về gặp gỡ với mọi người. Tớ đã nói với lớp trưởng rồi đấy, hôm đó trúng vào chủ nhật, mọi người tranh thủ về với tớ cho vui, coi như là dịp cho lớp mình tụ tập.
- Thế à, chúc mừng cậu trước nhé. Mình không hứa trước được, nhưng nếu hôm đó không bận gì thì mình sẽ về.
- Chủ nhật thì bận gì, thôi cố gắng về với tớ cho vui…
Kết thúc cuộc gọi mà tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên. Tôi với Thanh vốn học chung 3 năm cấp 3, nhưng chẳng chơi thân với nhau. Tốt nghiệp, tôi ra Hà Nội học đại học và đi làm cho đến bây giờ. Còn Thanh vào Sài Gòn học và lập nghiệp trong đó luôn.
Tính ra thì từ khi tốt nghiệp cấp 3 đến nay cũng đã hơn 10 năm, tôi với Thanh cũng chỉ gặp nhau 3 hay 4 lần gì đó, trong các dịp họp lớp mỗi khi Tết đến. Mà những lần đó, cũng chỉ là chào hỏi qua loa, rồi người nào đi buôn chuyện với hội bạn thân của người đó thôi. Sau đó, chẳng liên lạc gì với nhau. Vậy nên việc Thanh mời cưới khiến tôi không khỏi băn khoăn. Đi thì tiếc tiền, không đi thì áy náy.
Gọi điện hỏi ý kiến mấy đứa cùng lớp, người thì bảo “đi làm gì, cả năm, cả đời nó có biết mình là ai đâu, tự nhiên lại gọi mời đám cưới, giật hết cả mình”; nhưng cũng có người bảo: Thực ra, không đi cũng được, nhưng nếu Tết mà vợ chồng nó về quê, gặp thì cũng ngại phết nhỉ. Đó là những người chưa lập gia đình, còn những người cưới rồi thì dứt khoát: Tao không đi, hồi cưới tao, tao có mời nó đâu.
Băn khoăn mấy ngày liền, cuối cùng tôi quyết định hôm đó lấy lí do bận đi làm thêm nên không về ăn tiệc, chỉ gửi tiền mừng. Tôi tính, nếu mình đi thì cũng phải bỏ phong bì 300.000 đồng, còn gửi thì chỉ gửi 200.000 đồng thôi, coi như tiết kiệm. Tháng 9, tháng 10 này là mùa cưới, trước mắt tôi đang có 6-7 cái đám cưới không thể không đi, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó vậy.
Băn khoăn mấy ngày liền, cuối cùng tôi quyết định hôm đó lấy lí do bận đi làm thêm nên không về ăn tiệc, chỉ gửi tiền mừng. (ảnh minh họa)
Có thể mọi người sẽ cho là tôi tính toán chi li, đi đám cưới người ta rồi khi mình cưới, người ta sẽ trả, đâu rồi cũng vào đó cả thôi, đi đâu thiệt. Nhưng thực ra, không tính toán không được. Bạn lấy chồng thì mừng cho bạn. Nhưng nếu mà những người “xa lắc, xa lơ” như thế này mà cứ thi nhau mời đám cưới thì tôi có mà đi ăn cỗ đến “ốm”. Cứ nghĩ mà xem, nào là bạn cấp tiểu học, trung học, đại học, rồi đồng nghiệp công ty mới, công ty cũ, nếu ai cũng như Thanh, ai mời tôi cũng phải đi thì có mà tôi “sạt nghiệp” vì đám cưới.
Gần 30 tuổi, tôi đã đi không biết bao nhiêu là đám cưới, cũng có đám cưới mình đi mà chưa kịp quen với cô dâu, chú rể. Ví như đồng nghiệp mới, vừa vào Công ty được một tuần thì lấy chồng. Khác phòng, ít gặp nhau nên hầu như chưa chào hỏi gì. Thế mà đùng một cái, nhận được thiệp mời. Không đi không được, vì sau này còn chạm mặt nhau nhiều. Cũng có những đồng nghiệp, lấy chồng xong 1-2 tháng thì nghỉ việc, rồi sau đó chẳng liên lạc nữa. Nhưng mà người cả năm, cả đời chẳng liên lạc gì bỗng dưng mời đám cưới như Thanh thì đúng là lần đầu tiên.
Vẫn biết “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”, mình đi người ta, sau này mình cưới người ta ắt sẽ đi lại. Nhưng thiết nghĩ, có mời đám cưới cũng nên mời những người thân thiết, hay liên lạc. Chứ đến hơn chục năm không một lần hỏi thăm nhau, thậm chí còn không biết nhau làm gì, chồng con hay chưa mà mời cưới như Thanh thì thật là khiến người ta khó xử.
Theo VNE
Muốn chữa "bệnh" cần "thuốc đắng"
Cháu thân thiết với người khác thì bạn ấy ghen; thờ ơ, lơ là thì bạn ấy giận... Những lần như thế, cháu đều phải viết thư xin lỗi để bạn ấy nguôi ngoai.
Nghĩ có thêm một người bạn để chia sẻ cũng tốt nên cháu và bạn ấy thường xuyên thư từ qua lại, nội dung chỉ là những chuyện bạn bè, học hành, gia đình... Thế nhưng, bạn ấy lại phát sinh tình cảm với cháu, gây cho cháu nhiều áp lực. Cháu thân thiết với người khác thì bạn ấy ghen; thờ ơ, lơ là thì bạn ấy giận... Những lần như thế, cháu đều phải viết thư xin lỗi để bạn ấy nguôi ngoai. Có lần, cháu khẳng định hai đứa chỉ là bạn bè bình thường, bạn ấy tuyệt vọng, đổ bệnh, khóc lóc, vật vã đau khổ..., khiến cháu rất lo lắng, phải tìm mọi cách an ủi, làm lành để bạn ấy yên tâm thi đại học. Cháu rất trân trọng tình cảm của bạn ấy nhưng chỉ muốn là bạn bè; trong khi bạn ấy cứ nói yêu cháu, không thể quênđược cháu.
Vào đại học, cháu chủ động cắt đứt liên lạc. Trong mấy năm đó, bạn ấy cũng yêu một người khác nhưng cuối cùng đã chia tay. Bạn ấy nói, không thể quên được cháu. Nghĩ mình cắt đứt mãi cũng không hay, mất đi một người bạn, cháu đã nối lại liên lạc với bạn ấy. Thỉnh thoảng bạn ấy lại nhắn tin cho cháu với những lời lẽ yêu thương, nhớ nhung; cháu luôn phải tìm cách nói khéo để từ chối nhưng không làm bạn ấy quá tổn thương. Cháu nghĩ, theo thời gian, bạn ấy sẽ quên được cháu và có người khác nhưng giờ đã là sáu năm, bạn ấy vẫn vậy. Cháu phải làm sao? Hơn ai hết cháu mong bạn ấy có tình yêu và hạnh phúc. Cô cho cháu lời khuyên.
Cháu thật đáng khen vì đã biết trân trọng tình cảm người khác dành cho mình, không lợi dụng tình cảm đó, lại còn khéo léo tìm cách để không gây tổn thương cho bạn. Cháu đã ứng xử ban đầu rất đúng là gắng rạch ròi tình yêu - tình bạn, chỉ tiếc là bạn ấy cố tình không chịu hiểu. Vì thế, cháu chủ động cắt đứt liên lạc khi vào đại học là quyết định cần thiết, bởi khi đã không có tình cảm thì không thể dây dưa, nhùng nhằng mãi được.
Tuy nhiên, sau quyết định đúng đó cháu lại đi sai một bước là nối lại liên lạc. Cháu không muốn mất một người bạn nhưng bạn đâu chưa thấy, chỉ thấy hậu quả là cháu đã kéo lại rắc rối cũ vào mình, vì càng khiến bạn ấy ngộ nhận, tưởng cháu cũng như bạn ấy, không thể quên được nhau.
Có thể ví von một chút, tình cảm của bạn ấy như lời trong bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư "Ôi mối tình đầu / Như đi trên cát / Bước nhẹ mà sâu / Mà cũng nhòa mau...". Cháu là tình yêu thời học trò của bạn ấy, cái tình tưởng chỉ nhẹ như gió thoảng mây bay mà lại in dấu sâu đậm trong lòng.
Nhưng, nếu không có điều kiện phát triển, cái tình ấy lại sẽ nhòa mau, như những vết chân trên cát. Cách đơn giản và triệt để nhất để quên, chắc cháu cũng biết, đó là tuyệt đối không liên lạc nữa. Thời gian sẽ giúp ta làm những việc còn lại. Cháu hãy thử một lần nữa xem sao, cũng là giúp bạn không nuôi thêm ảo tưởng.
Chắc chắn bạn ấy sẽ buồn nhưng không đến nỗi tổn thương ghê gớm lắm đâu, bởi hai cháu đã từng một lần như thế. Muốn chữa "bệnh" thật sự thì cần đến "thuốc đắng" chứ không phải là "nước đường" như cháu vẫn dùng với bạn ấy. Tiếp tục như bây giờ, hình ảnh cháu cứ chiếm trọn tâm trí bạn ấy, làm sao bạn ấy có thể mở lòng ra để nhận tình cảm của người khác?
Theo VNE
Biết anh đã có vợ, tôi vẫn sinh con cho anh Tình cảm giữa tôi và anh ngày càng trở nên thân thiết. Đặc biệt là sau đợt anh và vợ có xích mích, anh đã tìm đến tôi như một sự an ủi. Tôi cũng quyết định nói hết nỗi lòng mình với anh mặc cho anh đã kết hôn. (Ảnh minh họa) Tôi biết, nhưng tình cảm tôi dành cho anh quá...