Hơn 10 lần báo ăn rồi lại hoãn cơm nhà trong ngày, cô gái tên “Linh trách nhiệm” bỗng sáng nhất Facebook!
Đây là minh chứng sống động cho việc bạn sống rất có trách nhiệm nhưng lại không có lập trường không vững vàng nè.
Chẳng hề quá lời khi xếp: “ Tối nay có ăn cơm nhà hay không?” vào loạt những câu hỏi khiến bạn cân nhắc nổ não để đưa ra quyết định cuối cùng. Vì sao ư? Vì nếu đã chốt ăn mà không trở về nhà đúng bữa, thế nào bạn cũng bị người thân/gia đình/bạn ở cùng phòng trọ giận. Còn nếu đã chốt không ăn mà bị ai đó ngoài xã hội “ lật kèo” thì về nhà với cái bụng đói meo cũng chả trách ai được.
Chuyện cơm tối – ăn hay không ăn nói một lời, tưởng đơn giản nhưng bỗng là nguồn cơn của rất nhiều tình huống bi hài trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Động đến nỗi khó xử chung của dân tình dĩ nhiên là bạn sẽ lập tức được quan tâm đặc biệt rồi. Trong một group kín mới đây xuất hiện bài đăng “tố” con bạn thân thay đổi ý định về ăn cơm nhà chóng hết cả mặt, ai nhìn vào cũng thấy hình ảnh của mình trong đó.
Tên Linh trách nhiệm nên hẳn phải sống rất trách nhiệm rồi. Cơm nhà 6h tối mới nấu nhưng 8h sáng đã nhắn tin báo cho bạn cùng phòng. Nhưng ơ kìa, cứ trung bình 30 phút lại thay đổi quyết định một lần thế này thì có hơi… chóng mặt quá không?
Đến lúc này thì bạn phải quỳ xuống nể phục sự kiên nhẫn của người ở cùng phòng với Linh trách nhiệm.
Đúng là cái gì quá cũng không tốt, trách nhiệm thế này đau hết cả đầu.
Dân mạng đọc xong ôm bụng cười với Linh trách nhiệm. Nhiều người đồng ý rằng chuyện báo hoãn hay ăn cơm nhà trước giờ cơm là 1 hành động đáng khen nhưng ở góc độ nào đó nó cũng thể hiện bạn Linh là người có lập trường không vững. Linh ơi, vững vàng lên nhé!
Theo Trí thức trẻ
Top 5 tựa game tưởng chết nhưng lại có màn lật kèo ngoạn mục đầy bất ngờ
Không phải tựa game nào khi chính thức ra mắt cũng sẽ đạt được thành công bùng nổ, thậm chí không ít trường hợp còn thất bại thảm hại đến mức khiến cho nhà sản xuất phải đóng cửa hoặc giải thể công ty.
Tuy nhiên, những trường hợp bên dưới đây đã cho thấy bản lĩnh và sự kiên trì của mình trong nỗ lực vực dậy một sản phẩm tưởng chừng như đã đi vào ngõ cụt.
Video đang HOT
Elder Scrolls Online
Ở lần đầu tiên phát hành vào mùa hè năm 2014, Elder Scrolls Online đã hứng chịu không ít chỉ trích và chứng kiến số lượng người chơi thấp đến mức đáng thất vọng. Tuy bắt thu phí định kỳ (subscription) mới cho chơi nhưng thế giới ESO lại bị giới hạn hơn những gì cộng đồng tưởng tượng.
Việc chuyển từ mô hình đăng ký sang thu phí một lần duy nhất có giúp cải thiện đôi chút. Nhưng phải đến khi nhà sản xuất tung ra bản cập nhật One Tamriel, họ mới "thay đổi vận mệnh" của ESO.
Update này làm cho trò chơi trở nên thân thiện hơn, cho phép game thủ trải nghiệm nhiều nhiệm vụ hấp dẫn và khám phá thế giới với bất kỳ nhóm người chơi nào, mà không có những hạn chế trước đó. Nói không ngoa, nó thực sự mở ra tân thế giới, tạo cho fan hâm mộ nhiều cơ hội hơn và biến ESO trở thành một trải nghiệm thú vị.
Vào tháng 10 năm 2016, khi bản cập nhật được phát hành, số lượng người chơi Steam đồng thời tăng gấp 3,4 lần và duy trì mức trên 10k CCU kể từ đó. Quả thật, bản cập nhật One Tamriel đã hoàn toàn thay đổi cách người chơi trải nghiệm Elder Scrolls Online, dường như thay đổi số phận của nó mãi mãi.
No Man's Sky
Tuy lối chơi tập trung vào các yếu tố thăm dò thám hiểm vũ trụ rộng lớn của No Man's Sky rất hứa hẹn, nhưng khi chính thức khi ra mắt vào tháng 8 năm 2016, rất nhiều người cảm thấy thất vọng vì đã mong đợi một cái gì đó hoành tráng thú vị hơn.
Bùng nổ ngay ngày phát hành với hơn 212k CCU trên Steam, con số này tụt nhanh chóng ở những ngày tiếp theo và về mức xấp xỉ 1000 người chơi trung bình nhiều tháng sau đó. Tuy nhiên, bản cập nhật NEXT đi kèm với phiên bản Xbox One của trò chơi đã giúp thay đổi tình thế.
Không ít người hâm mộ vẫn chưa thực sự từ bỏ No Man's Sky và bản cập nhật NEXT đã thêm các yếu tố mà họ từng mong đợi. Việc bổ sung tính năng chơi nhiều người hoàn chỉnh và một câu chuyện hấp dẫn giúp tựa game hoàn thiện hơn nhiều so với trước đây.
Tuy vẫn chưa giúp trò chơi phá vỡ kỷ lục cũ, nhưng bản cập nhật NEXT đã cho thấy những nỗ lực bền bỉ cũng có thể giúp một sản phẩm thất bại trở mình.
Rainbow Six: Siege
Sau màn ra mắt "thảm họa", Rainbow Six Siege ngày càng trở nên phổ biến hơn theo thời gian. Từ thời điểm phát hành chính thức vào tháng 12 năm 2015 cho đến tận mùa thu tiếp theo, cộng đồng không tỏ ra quá mặn mà với Siege. Số lượng người chơi cứ mãi quanh quẩn ở mức 20k và thỉnh thoảng mới vụt lên 40k rồi lại tụt xuống nhanh chóng ở tháng kế tiếp.
Tuy nhiên, Ubisoft không tỏ ra nản chí và đã liên tục phát hành ngày càng nhiều nội dung hơn. Bắt đầu bằng nội dung Năm thứ 2 của mình với các điệp vụ mới, bản đồ mới, mùa giải cạnh tranh và các sự kiện theo chủ đề đều dấn lộ diện. Nhà sản xuất đảm bảo rằng người chơi Siege sẽ luôn được thưởng thức những tính năng cải tiến, giúp mang lại trải nghiệm độc đáo thay đổi liên tục.
Không bỏ công nỗ lực, tình hình cũng dần được cải thiện và lượng người chơi cơ sở tiếp tục phát triển. Cột mốc đáng nhớ nhất chính là vào tháng 12 năm ngoái, khi lần đầu tiên Siege đạt đỉnh hơn 100k CCU cùng lúc và vẫn đang duy trì trên mức đó tính đến thời điểm này.
Fortnite
Có thể nhiều bạn đọc chưa biết (hay không còn nhớ), nhưng thực chất Fortnite đã trải qua quá trình phát triển đầy chông gai trong nhiều năm trước khi phát hành vào đầu năm 2017.
Lúc đầu, những điều khiến người ta nhớ đến nó chỉ xoay quanh chế độ sinh tồn diệt zombie có tên Save the World, song song với tính năng xây điểm phòng thủ và thu thập tài nguyên ban ngày. Dĩ nhiên, chừng đó là không đủ để giúp cho trò chơi trở nên đặc biệt trong mắt game thủ.
Cùng thời điểm đó, PlayerUnknown's Battlegrounds của Bluehole đã bắt đầu bùng nổ dữ dội trên toàn thế giới để chiếm hẳn spotlight trước giới truyền thông cũng như cộng đồng game thủ. Đó là điểm khởi đầu cho cơn sốt Battle Royale và với những gì hiện có, Epic nhanh chóng nhận ra rằng công ty phải chuyển hướng thay đổi càng sớm càng tốt.
Trong vòng hai tháng kể từ ngày phát hành trò chơi gốc Save the World, phiên bản độc lập có tên Fortnite Battle Royale đã sẵn sàng ra mắt. Sự kết hợp của tính năng xây dựng công trinh, những hình ảnh vui nhộn, khả năng tối ưu tốt, cùng lối chơi hấp dẫn gay cấn đúng chuẩn Battle Royale đã giúp nó cạnh tranh sòng phẳng cùng PUBG, cung cấp cho người hâm mộ thể loại này một thứ gì đó thực sự khác biệt.
Vâng, rõ ràng chiêu bài mạo hiểm của Epic Games đã thành công ngoài dự kiến. Fortnite Battle Royale nhanh chóng trở thành cái tên phổ biến và có sức ảnh hưởng trên thế giới. Nhờ cú huých này, nhà sản xuất chỉ còn việc tiếp tục xây dựng và cập nhật nội dung mới để giữ cho nó trở nên thú vị.
Final Fantasy XIV
Final Fantasy XIV, ở dạng nguyên bản, là một thảm họa đích thực. Được phát hành lần đầu tiên vào năm 2010, nó đã bị chỉ trích thậm tệ vì lối chơi và thiết kế chung của nó. Những luồng phản hồi quá nghèo nàn đến nỗi Square Enix nghĩ tốt nhất là nên đóng game và tiến hành khởi động lại nó để lấy lại lòng tin của người chơi.
Một đạo diễn mới, Naoki Yoshida, được phụ trách quá trình lột xác dự án và một khi nó trở lại, lối chơi và cấu trúc tổng thể đã được cải thiện đáng kể. Một hệ thống công việc chi tiết, một hệ thống chiến đấu, các tùy chọn tùy biến lớn hơn cho trang thiết bị và nhiều boss mới được thêm vào trò chơi, góp phần giúp Final Fantasy XIV giành lấy niềm tin từ cộng đồng.
Sau quá trình tái khởi động vào năm 2013 với cái tên A Realm Reborn, trò chơi thực sự hồi sinh ngoạn mục, và thu hút sự chú ý đáng kể theo thời gian. Không ngủ quên trên chiến thắng, nhà sản xuất cũng tích cực phát hành nhiều nội dung mới để nâng cấp trò chơi, và Square Enix đã giữ đúng lời hứa lấy lại niềm tin của người hâm mộ.
Theo game4v