Hơn 10 km đường cao tốc “tật nguyền”
Quốc lộ Pháp Vân – Cầu Giẽ hàng ngày có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất lớn. Tuy nhiên, trong gần 10 năm qua, đầu quốc lộ trên hướng đi từ Hà Nội về Hà Nam lại không được lắp đặt biển báo quy định tốc độ, biển cấm đỗ, dừng, sai làn. Điều này khiến lái xe “vô tư” vi phạm trong khi CSGT lại không có căn cứ xử phạt.
Tại đầu Quốc lộ Pháp Vân – Cầu Giẽ hướng đi từ Hà Nội – Hà Nam
không hề có hệ thống biển báo, biển cấm đối với các loại xe ô tô
Bất hợp lý ngay đầu Quốc lộ
Điểm đầu của Quốc lộ Pháp Vân – Cầu Giẽ nối với đường cao tốc trên cao là nút giao thông quan trọng phía Nam của thành phố. Tại Quốc lộ trên theo hướng từ Hà Nội đi Hà Nam, được các cơ quan chức năng cắm biển cấm mô tô, xe máy và xe thô sơ lưu thông. Tuy nhiên, tại đây không hề thấy bất cứ một biển cấm dừng đỗ, đi sai làn và quy định tốc độ tối đa, tối thiểu đối với xe ô tô.
Việc không có những biển cấm trên đã “tiếp tay” cho các vi phạm của lái xe trên tuyến đường này. Hầu hết các xe khách khi rẽ vào Quốc lộ đều chạy với vận tốc “rùa bò”, thản nhiên dừng đỗ đón trả khách ven đường. “Cánh” lái xe tải chở vật liệu xây dựng không được che chắn kỹ đi với tốc độ cao, vào cả làn đường dành cho xe con khiến đất đá rơi vãi xuống đường, gây nguy hiểm giao thông. Trong suốt hơn 10km trên cho đến lối rẽ vào Quốc lộ 1 A đoạn qua địa phận huyện Thường Tín, xe khách thản nhiên dừng đỗ, phóng nhanh vượt ẩu tranh giành khách đứng đón xe ở bên đường. Chưa hết, mặt đường tại khu vực này nhiều chỗ đã xuống cấp nghiêm trọng. Vạch sơn phân làn đường mờ, nhiều đoạn không có càng khiến cho nguy cơ ùn tắc và TNGT. Nguy cơ này càng tăng cao khi người điều khiển phương tiện vào buổi tối, ban đêm, trong điều kiện thiếu ánh sáng, hạn chế khả năng quan sát.
Vụ TNGT giữa một chiếc xe khách 30 chỗ ngồi với xe ô tô 5 chỗ vào đầu tháng 9 vừa qua khiến cho xe khách lao thẳng xuống ao, 1 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương là một trong những vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra trên đoạn đường này. Nguyên nhân xảy ra TNGT được xác định ban đầu là do hai lái xe không làm chủ tốc độ, tránh vượt sai quy định. Theo thống kê của Đội CSGT số 8, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt, 14 vụ TNGT xảy ra trong năm 2012 trên đoạn đường này lỗi chủ yếu là do tránh vượt, dừng đỗ và đi quá tốc độ so với quy định.
Video đang HOT
Sau hơn 10km, tuyến Quốc lộ trên mới có hệ thống biển quy định tốc độ tối đa và tối thiểu
Phải khẩn trương khắc phục
Trung tá Đỗ Mạnh Ninh – Đội trưởng Đội CSGT số 8 cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ, hệ thống biển báo, biển cấm và hướng dẫn phải được đặt ở ngay đầu các tuyến đường. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, từ năm 2007 đến nay, ở đầu Quốc lộ này không hề được các cơ quan chức năng cắm biển báo, biển hướng dẫn. Chỉ đến đoạn rẽ vào đường Quốc lộ 1A, hệ thống biển báo này mới xuất hiện. Điều này đã tạo kẽ hở cho các phương tiện “thoải mái” vi phạm còn CSGT không thể xử lý được do không có căn cứ.
Cũng theo đại diện Đội CSGT số 8, nếu trong năm 2012 trên cả tuyến đường này xảy ra 14 vụ TNGT thì 9 tháng đầu năm 2013, số TNGT đã giảm còn 3 vụ. Đây là nỗ lực rất lớn của lực lượng CSGT trong công tác đảm bảo trật tự ATGT. Tuy nhiên, đáng nói, cả 3 vụ TNGT khiến 4 người chết trên lại xảy ra ở khu vực đoạn Quốc lộ không được lắp đặt hệ thống biển báo, biển cấm theo quy định. Mặc dù lực lượng CSGT của Đội CSGT số 8 hàng ngày vẫn cắm chốt, chủ động tuần lưu nhưng cũng không xử lý được các lỗi dừng đỗ, quá tốc độ hay sai làn. Trong suốt gần 10 năm trời đằng đẵng, đơn vị đã rất nhiều lần đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan chức năng lắp đặt biển báo cũng như tăng cường hệ thống đèn chiếu sáng, nhưng đến nay tất cả vẫn giậm chân tại chỗ.
Làm việc với Hạt quản lý đường bộ Pháp Vân – Cầu Giẽ thuộc Công ty Quản lý, sửa chữa đường bộ 236, đơn vị quản lý đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, đại diện Hạt quản lý đường bộ này cho biết lý do việc suốt gần 10 năm mà điểm đầu cao tốc trên chưa được lắp đặt hệ thống các biển báo có liên quan đó là do nhà thầu thi công công trình đường cao tốc trên cao khu vực đi qua Pháp Vân – Cầu Giẽ chưa bàn giao mặt bằng cho Khu quản lý đường bộ 2 để quản lý. Hậu quả của việc chậm trễ này đã khiến người và phương tiện tham gia giao thông qua đây đang phải hàng ngày, hàng giờ đối mặt với nguy hiểm.
Hoàng Phong
Theo ANTD
Khốn khổ vì lỡ ra "bến cóc" bắt xe khách về quê nghỉ lễ
Sau hàng giờ vật vờ đợi xe tại đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nhiều người vẫn không thể lên xe về quê khi các nhà xe không bắt khách vì lực lượng CSGT đã có mặt làm nhiệm vụ ổn định trật tự giao thông.
Dân về nghỉ lễ, nhà xe được dịp nhồi nhét
Dù chỉ được nghỉ 3 ngày nhưng theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, ngay từ chiều 30.8 đã có rất đông người dân đang sinh sống, làm việc và học tập tại thủ đô Hà Nội đổ về các bến xe mua vé xe về quê nghỉ lễ 2.9.
Rất đông người dân tìm ra đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để bắt xe về quê.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Mạnh Tuấn (Phó Giám đốc Bến xe Mỹ Đình) cho biết: Ghi nhận tại bến xe Mỹ Đình, lượng hành khách mua vé về các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình đều tăng mạnh. Tuy nhiên, so với thời điểm này năm ngoái lượng hành khách có phần giảm đi.
Ông Tuấn cũng cho biết, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong kỳ nghỉ Quốc khánh, bến xe Mỹ Đình đã chuẩn bị 100 xe khách sẵn sàng vận chuyển khách trong dịp nghỉ lễ nếu lượng hành khách tăng đột biến. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại bến xe Mỹ Đình chưa phải sử dụng xe tăng cường nào.
Về giá vé xe, ông Tuấn cho hay, ban quản lý các bến xe Mỹ Đình đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải có kế hoạch điều chỉnh giá vé trước dịp cao điểm ít nhất 10 ngày. Giá vé bắt buộc phải được niêm yết công khai trong xe để hành khách dễ dàng theo dõi.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Tùng Anh (Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Bến xe Hà Nội) thì để nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhà xe lợi dụng cơ hội nghỉ lễ để tăng giá vé, Công ty TNHH Một thành viên Bến xe Hà Nội đã chỉ đạo các bến xe không để xảy ra tình trạng lôi kéo, tranh giành khách, ép giá, trong phạm vi đơn vị quản lý. Kiên quyết không cho xuất bến đối với các xe không đủ tiêu chuẩn, chở quá tải, hàng hóa lẫn với hành khách...
Nhiều nhà xe chèo kéo, bắt khách trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Tuy nhiên, dù đã thắt chặt quản lý song tình trạng nhiều nhồi nhét hành khách vẫn diễn ra khi các nhà xe bắt thêm khách dọc đường.
"Tôi đợi cả tiếng đồng hồ mới bắt được xe nhưng vừa bước lên xe thì thấy nhiều hành khách đã ngồi chật ních lối đi giữa xe nên tôi đành xin nhà xe cho xuống để về bằng chuyến khác cho khỏe", Hoan, sinh viên trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội, quê Ninh Bình cho biết.
Khốn khổ vì lỡ ra bắt xe ở "bến cóc"
Theo ghi nhận của phóng viên chiều ngày 30.8, có rất đông hành khách chủ yếu là các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa... đã đổ về khu vực trước cổng xuất bến của bến xe Nước Ngầm và đoạn đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để đón xe về quê.
Có cầu thì có cung, bất chấp lệnh cấm đón trả khách bên đường, nhiều nhà xe khi thấy có đông người đứng đợi bên đường lập tức mở cửa chào mời lên xe. Khi nhận thấy hành khách "phát tín hiệu" muốn lên xe thì phụ xe từ trên xe lao xuống đường chèo kéo, thậm chí thúc ép hành khách lên xe trước rồi thỏa thuận giá vé sau.
Phải đến khi lực lượng cảnh sát giao thông có mặt thì tình trạng, xe rùa bến cóc tại đoạn đầu đường Pháp Vân Cầu Giẽ mới được chấm dứt.
Càng về cuối ngày, dòng người đổ về đoạn đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngày một đông hơn khiến hoạt động đón khách ở đây tấp nập chẳng kém gì các bến xe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hành khách ngồi bên đường chờ "dài cổ" vẫn không bắt được xe vì các xe đã "nêm" đủ khách.
Không lâu sau đó, lực lượng Cảnh sát giao thông đã có mặt để ổn định trật tự ở khu vực đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Sự xuất hiện của lực lượng cảnh sát giao thông khiến các xe khách không dám dừng xe đón khách ở khu vực trên. Điều này khiến người dân lỡ ra đây đón xe thất vọng.
"Hai bố con ra đây bắt xe đã được gần nửa tiếng nhưng chưa bắt được xe thì các bác cảnh sát giao thông đã đến. Giờ chắc phải bắt xe ôm quay lại bến xe mua vé thôi chứ cảnh sát đã chốt ở đây rồi thì xe nào dám vào bắt khách. Lần sau cứ vào bến mua vé bắt xe cho nó chắc", anh Tuấn (quê Thanh Hóa) ngán ngẩm.
Theo Dân Việt
Bài 21: Thanh tra vụ "vỡ trận" bến xe Mỹ Đình Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí, ngày 24/7/2013, Thanh tra Thành phố Hà Nội đã công bố quyết định Thanh tra việc cấp phép mở tuyến cố định bằng ô tô tại bến xe Mỹ Đình và các bến xe khác có liên quan. Thời điểm thanh tra từ 1/1/2008 đến 30/6/2013. Như vậy, sau sự vào cuộc quyết liệt của...