Hơn 1 tỷ thanh thiếu niên có nguy cơ bị điếc vì thói quen nghe nhạc
Nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng mất thính giác cho người trẻ ở độ tuổi 12-34 chính là thói quen nghe nhạc với mức âm lượng cao và trong thời gian dài.
Theo một báo cáo gần đây của BMJ Global Health cho biết, khoảng 1,35 tỷ thanh thiếu niên và thanh niên trên toàn thế giới có nguy cơ mất thính giác hoàn toàn. Tình trạng này được gây ra bởi những nguyên nhân như nghe nhạc với âm lượng quá cao, tham gia những show nhạc hay các trận đấu thể thao quá ồn ào.
Theo như nghiên cứu của tiến sĩ Lauren Dillard tại Đại học y khoa nam Carolina và cộng sự của anh ấy, mức độ trung bình âm lượng khi nghe nhạc của người trẻ là từ 104 đến 112 dB. Trong khi đó mức khuyến nghị chỉ ở 85dB.
Ngoài ra, việc tham gia những buổi hòa nhạc và các trận đấu thể thao cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ bị điếc tăng cao. Theo như Tracy Winn, một nhà chuyên về thính học lâm sàng cho biết tuy việc tham gia các sự kiện này đã có ở nhiều thế hệ trước, nhưng ngày nay dường như mức độ ồn ào ở các địa điểm này lại tăng lên đáng kể.
Một điều may mắn là bạn có thể giảm nguy cơ mất thính giác này bằng nhiều cách. Theo Tracy Winn: “Bạn không cần phải từ bỏ thói quen nghe nhạc. Tất cả những gì bạn cần là hãy thực hiện chúng một cách thông minh, nghĩa là chỉ giới hạn trong một vài tiếng và giảm mức âm lượng xuống”.
Video đang HOT
(Ảnh: hearinglink)
Cũng theo như tiến sĩ Dillard, bạn cần giữ các thói quen tốt cho tai như sau:
- Luôn nghe nhạc ở mức âm lượng 60%;
- Sử dụng tai nghe chống ồn để giảm mức độ ồn ào của bên ngoài;
- Dùng nút tai khi ở những nơi ồn ào và tránh ngồi gần với hệ thống loa phát;
- Giới hạn thời gian ở những nơi đông người và sử dụng tai nghe;
Các phương pháp khác như kích hoạt chế độ nghe an toàn có sẵn trên điện thoại, tải xuống những ứng dụng theo dõi mức độ tiếp xúc với âm thanh khi dùng thiết bị.
Nếu không may có những dấu hiệu cảnh báo như ù tai hay khó nghe âm thanh của các cuộc trò chuyện, hãy đến gặp ngay bác sĩ bạn nhé.
Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên
Mặc dù ngành chức năng đã lên tiếng cảnh báo nhưng tình trạng trạng thanh, thiếu niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, thanh niên chưa đủ tuổi quy định và chưa có giấy phép lái xe mô tô nhưng vẫn lái xe mô tô còn diễn ra ở nhiều địa phương tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Học sinh Gia Lai tham gia thực hành kỹ năng lái xe an toàn. Ảnh minh họa: Hoài Nam/TTXVN
Thực tế, đã xảy ra các vụ tai nạn thương tâm do các thanh niên, học sinh, sinh viên không tuân thủ các quy định an toàn giao thông.
Theo thống kê gần đây, của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Tình trạng trẻ em vi phạm quy tắc giao thông khi điều khiển xe máy điện diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Trước tình hình này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho thanh niên, học sinh, sinh viên, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị lực lượng chức năng xử lý nghiêm các vi phạm điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, không có bằng lái xe hay không đội mũ bảo hiểm; tập trung xử lý trách nhiệm của cá nhân giao xe mô tô, xe gắn máy cho trẻ em điều khiển khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe phù hợp; tăng cường cung cấp thông tin về học sinh vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho các cơ sở giáo dục để phối hợp giáo dục và xử lý.
Ủy ban An toàn giao thông cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục, các trường học trên địa bàn phối hợp với cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe phù hợp...
Ở Hà Nội, mặc dù tình trạng vi phạm các quy định an toàn giao thông trong thanh niên, học sinh, sinh viên đã giảm rõ rệt trong những năm gần đây nhưng các vi phạm như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, sai làn, lấn làn, không đội mũ bảo hiểm, thậm chí chở 3, chở 4... vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Theo các chuyên gia giao thông, nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng về tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh, trước hết là do nhận thức của các em chưa được nâng cao, do đó cần tăng cường ý thức tham gia giao thông cho trẻ cũng như tăng cường nhận thức an toàn giao thông cho các bậc phụ huynh.
Trên cơ sở hiện thực hóa "Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045" của Thủ tướng Chính phủ, nhiều hoạt động thiết thực đã được thành phố Hà Nội triển khai. Trong đó, đáng ghi nhận là các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ nhằm nâng cao trách nhiệm của người dân Thủ đô trong việc tham gia xây dựng văn hóa giao thông và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông; hỗ trợ và trang bị kiến thức, kỹ năng cho người dân Thủ đô khi tham gia giao thông.
Đặc biệt, việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông trong giới trẻ rất được các cấp, các ngành quan tâm. Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên. Năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.
Thực hiện chương trình phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 - 2025 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã ra quân xử lý các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ; trong đó, tập trung xử lý nghiêm việc phụ huynh không tuân thủ Luật Giao thông đường bộ khi đưa trẻ đến trường...
Trong tháng 9/2022, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã xử lý 413 trường hợp vi phạm pháp luật giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên, với các hành vi phổ biến như: vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu giao thông và hiệu lệnh dừng xe... Phòng Cảnh sát giao thông khuyến cáo, thực hiện Luật Giao thông đường bộ, trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về các bậc phụ huynh và sự kết hợp giáo dục học sinh từ nhà trường. Qua đó, giúp học sinh có thể biết và nắm rõ về luật, cũng như áp dụng luật vào thực tiễn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần làm gương để con em học tập, noi theo...
Thời điểm nên ngừng uống trước khi ngủ Mọi người nên ngừng uống cà phê 6 giờ trước khi ngủ còn với rượu, bia là 4-5 giờ. Uống đủ chất lỏng mỗi ngày là điều quan trọng để giữ đủ nước cho cơ thể. Nhưng hấp thụ quá nhiều bất cứ thứ gì quá muộn đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Amy Bragagnini, phát ngôn viên của...