Hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm do nhiễm khuẩn bệnh viện
Theo PGS-TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, có khoảng 10% người bệnh ở các nước đang phát triển bị nhiễm khuẩn bệnh viện, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 1 triệu người tử vong do nhiễm khuẩn phẫu thuật.
Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn các dụng cụ chuẩn bị phẫu thuật
Ngày 25-9, Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM phối hợp với Bệnh viện Bình Dân tổ chức Hội thảo “Kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn trong phẫu thuật”. Hội thảo thu hút hơn 200 bác sỹ, điều dưỡng, chuyên viên kiểm soát nhiễm khuẩn các đơn vị y tế trên địa bàn TP tham dự.
Theo PGS-TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, có khoảng 10% người bệnh ở các nước đang phát triển bị nhiễm khuẩn bệnh viện, mỗi năm trên toàn cầu có hơn 1 triệu người tử vong do nhiễm khuẩn phẫu thuật. Hiện trung bình mỗi năm trên toàn cầu diễn ra khoảng 187 triệu – 281 triệu ca phẫu thuật, trong đó có khoảng 7 triệu ca gặp biến chứng và khiến khoảng 1 triệu trường hợp tử vong.
“Thất bại trong an toàn phẫu thuật có nguyên nhân lớn do nhiễm khuẩn vết mổ. Không chỉ thế, nhiễm khuẩn vết mổ còn làm tăng thời gian nằm viện thêm từ 7-10 ngày, tăng gấp 5 lần khả năng nhập viện lại, tăng 2 lần nguy cơ tử vong “- bác sĩ Lê Anh Thư cho hay.
Video đang HOT
Trước thực trạng đó, các chuyên gia cho rằng, kiểm soát nhiễm khuẩn là hoạt động quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt trong bối cảnh nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn vết mổ, vi khuẩn đề kháng kháng sinh đang là vấn đề thách thức của y tế toàn cầu. Thực hành tốt kiểm soát nhiễm khuẩn là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn người bệnh. Hiện biện pháp căn cơ nhất là phải triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn khu vực phẫu thuật.
Thực tế hiện nay ở hầu hết các bệnh viện Việt Nam, khu vực phẫu thuật chưa thực sự an toàn; trong đó lỗi thường gặp nhất là không tuân thủ việc phân luồng di chuyển trong phòng mổ. Song song đó, việc cải tạo cơ sở vật chất phòng mổ, thiết kế hệ thống thông khí, vệ sinh tay, sàng lọc tụ cầu trước phẫu thuật, sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý…. là những yếu tố quan trọng trong kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn trong phẫu thuật.
Là cơ sở y tế trọng điểm khu vực phía Nam về phẫu thuật tổng quát và niệu khoa, mỗi năm Bệnh viện Bình Dân thực hiện hơn 10.000 ca phẫu thuật tổng quát, 13.000 ca phẫu thuật niệu khoa. Do đó, theo TS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, để đảm bảo an toàn người bệnh, từ nhiều năm nay, đơn vị này đã có những sự đầu tư chiến lược, từ đào tạo nguồn nhân lực cho đến xây dựng và chuẩn hóa các quy trình và trang bị những thiết bị hiện đại trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn. Trong đó, Bệnh viện đã ứng dụng phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ cao bằng hơi nước, cho phép tiêu diệt hơn 1 triệu vi khuẩn với khung thời gian ngắn; hoàn thiện quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn một cách nghiêm ngặt với các kiểm nghiệm khách quan và theo hướng tự động hóa với các máy chuyên dụng nhằm chuẩn hóa chất lượng tiệt khuẩn dụng cụ phẫu thuật xuyên suốt từ đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, lưu trữ, cấp phát, vận chuyển đến tận tay các bác sĩ phẫu thuật….
THÀNH AN
Theo SGGP
4 nguyên nhân gây tiêu chảy khiến bạn bất ngờ
Tiêu chảy không phải lúc nào cũng do nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp, những cơn tiêu chảy thông thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Ảnh: Shutterstock
Mất ngủ
Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiện nhưng mất ngủ có liên quan đến tình trạng tiêu chảy mạn tính. Nguyên nhân là ngủ không đủ giấc thì có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy, The Healthy dẫn lời bác sĩ tiêu hóa David Levinthal tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (Mỹ).
Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột do làm thay đổi tín hiệu thần kinh qua lại giữa ruột và não, thay đổi nồng độ hoóc môn trong cơ thể.
Tập luyện cường độ cao
Tập luyện cường độ cao như chạy bộ đường dài đôi khi sẽ gây ra một số vấn đề với ruột.
Các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân của tình trạng này là việc tập luyện cường độ cao ảnh hưởng đến khả năng phân phối, lưu thông máu đến ruột cũng như các chức năng thần kinh điều chỉnh hoạt động ruột, bác sĩ Levinthal cho biết.
Phụ nữ khi đến kỳ
Nếu bạn là phụ nữ và hay bị tiêu chảy thì hãy lưu ý xem liệu tiêu chảy có xuất hiện khi đến kỳ hay không. Nồng độ các loại hoóc môn sinh sản sẽ có biến động lớn khi phụ nữ đến kỳ. Một số loại hoóc môn này có thể tác động đến quá trình sinh lý của cơ thể, chẳng hạn như gây đau cơ, kích thích đại trực tràng hoặc tiêu chảy, các chuyên gia cho biết.
Rối loạn tâm lý
Những thay đổi tiêu cực ở tâm trạng có thể làm thay đổi chức năng đường ruột. Nguyên nhân hiện tượng này là do có rất nhiều sự kết nối thần kinh giữa ruột và não.
Vì vậy, các rối loạn tâm lý kéo dài như lo âu, trầm cảm có thể tác động lớn đến chức năng ruột, chẳng hạn như bị tiêu chảy. Một số phương pháp giúp giảm căng thẳng, lo âu như trị liệu tâm lý, ngồi thiền cũng có giúp cải thiện sức khỏeruột, theo The Healthy.
Theo thanhnien
Lý do bạn dễ mắc bệnh vào mùa thu Trên thực tế, mùa thu "quyến rũ" lại làm cho bạn dễ mắc bệnh. Vì sao vậy? Phòng tránh bệnh tật cách nào? Mời bạn cùng tìm hiểu. Các yếu tố tự nhiên làm bạn dễ mắc bệnh Nhiều yếu tố gây dị ứng phát sinh: mùa thu với một chút nắng hanh là điều kiện thuận lợi cho phấn hương cỏ dại...