Hơn 1 triệu người tháo chạy khỏi chiến sự ở đông Ukraine
Số người tháo chạy khỏi chiến sự ở Ukraine đã tăng lên gấp đôi trong những tuần qua và Liên hợp quốc cho hay hơn 1 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa do cuộc xung đột leo thang ở miền đông Ukraine.
Hơn 800.000 người Ukraine đã chạy sang Nga lánh nạn do xung đột ở miền đông.
Theo ông Vincent Cochetel, người đứng đầu cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tại châu Âu, chỉ trong 3 tuần qua, số người phải sơ tán trong phạm vi lãnh thổ của Ukraine đã tăng gấp đôi lên ít nhất 260.000 người.
814.000 người, chủ yếu là người gốc Nga, đã khác vượt qua biên giới vào Nga trong năm nay. Những người khác chạy sang Ba Lan, Belarus hoặc các quốc gia Baltic.
Liên hợp quốc có các số liệu từ một quốc gia Baltic, mặc dù không nói rõ là nước nào, cho biết rằng ít nhất 20.000 người Ukraine đã chạy sang quốc gia này thời gian gần đây.
Hồi đầu tháng 8, cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc cho biết 117.000 người đã phải đi sơ tán tại Ukraine, nhưng giờ đây con số này đang tăng rất nhanh. Con số thực thế có thể còn cao hơn nhiều do nhiều người không đăng ký.
Video đang HOT
Nhiều trong số những người chạy khỏi bạo lực đã không thông báo cho giới chức Ukraine. Họ sẽ không nhận được sự trợ giúp nào nếu làm như vậy. Một số thanh niên có vẻ sợ rằng họ sẽ bị gọi vào quân đội nếu tự đi đăng ký tị nạn.
Liên hợp quốc cũng cho biết đã xảy ra tình trạng các hành lang nhân đạo do giới chức Ukraine thiết lập ít được sử dụng do một loạt các vụ tấn công chết người nhằm vào các dân thường.
Chỉ trong vài ngày qua, ước tính khoảng 10.000 đã chạy khỏi thành phố cảng Mariupol ở miền nam Ukraine kể từ khi lực lượng ly khai thân Nga giành quyền kiểm soát các khu vực gần biên giới Nga.
Lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine đã giao tranh với các lực lượng chính phủ kể từ tháng 4.
Phe ly khai ở các vùng miền đông Donetsk và Luhansk đã tuyên bố độc lập sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Kể từ khi bạo lực bùng phát, khoảng 2.600 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.
Thành phố Luhansk đã bị các lực lượng chính phủ bao vây trong tháng qua và không được cung cấp lương thực và nước sạch.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Antonio Guterres đã cảnh báo rằng nếu cuộc xung đột tại Ukraine không chấm dứt nhanh chóng, “nó sẽ không chỉ gây ra các hệ quả nhân đạo mà còn có nguy cơ làm mất ổn định toàn bộ khu vực”.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Ba Lan và các nước Baltic ngầm giục NATO dùng lá chắn tên lửa đối phó Nga
Một số nước thành viên NATO được cho là đã ngầm kêu gọi khối này dùng lá chắn tên lửa đạn đạo được thiết lập tại châu Âu, nhằm mục đích phòng ngừa Iran, để đối phó với Nga, tờ Der Spiegel (Đức) cho biết.
Một binh sĩ Mỹ đứng cạnh bệ phóng tên lửa Patriot ở Ba Lan
Hành động vận động ngầm kể trên đến từ Ba Lan và ba nước thuộc vùng Baltic là Latvia, Lithuania và Estonia, những quốc gia từng tuyên bố "cảm thấy bị đe dọa" bởi sự can thiệp của Nga vào Ukraine.
Tờ báo Đức cho biết 4 nước này đã hối thúc NATO xem Nga như một "quốc gia xâm lược tiềm ẩn" trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới của khối vào cuối tuần này.
Tuy nhiên, đại đa số các nước thành viên NATO, đặc biệt là Đức, đã phản đối đề xuất này nhằm tránh khiêu khích Moscow một cách không cần thiết, vì khối này đã dành nhiều năm trời để thuyết phục Nga rằng lá chắn tên lửa này không nhằm vào họ, Der Spiegel cho hay.
NATO liên tục tố cáo Moscow chính là nhân tố khiến tình hình bất ổn tại Ukraine leo thang bằng việc tuồn vũ khí và binh sĩ vào quốc gia láng giềng.
Khối này đã tăng cường hiện diện tại biển Baltic và Hắc Hải, cũng như đã điều động thêm máy bay quân sự đến Đông Âu.
NATO cho biết động thái kể trên là nhằm củng cố niềm tin vào khả năng bảo vệ của khối này dành cho các quốc gia thành viên ở Đông Âu.
Hiện Mỹ có các căn cứ phòng thủ tên lửa tại Thô Nhi Ky, Bulgaria, Ba Lan và Cộng hòa Czech, theo đài RT (Nga).
Theo Thanh Niên
Nông dân các nước phương Tây sẽ khổ vì lệnh cấm vận của Nga Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây vừa được chính phủ Nga áp đặt có thể làm khó chút ít người tiêu dùng nước này, nhưng bị tác động nhiều nhất sẽ là nông dân các nước xuất khẩu, đặc biệt là Pháp, Ba Lan, Hà Lan và khu vực Baltic. Các nước Baltic bị Nga trả đũa vì...