Hơn 1 triệu người dân Ấn Độ phải sơ tán tránh bão Dana
Ít nhất 1,1 triệu cư dân sinh sống dọc bờ biển phía Đông Ấn Độ đã phải sơ tán trong bối cảnh cơn bão Dana được dự báo sẽ tấn công khu vực này.
Theo Cục Khí tượng Ấn Độ, bão Dana được dự báo sẽ đổ vào các bờ biển bang Tây Bengal và Odisha, nơi có khoảng 150 triệu dân, vào cuối ngày 24/10, với sức gió có thể lên tới 120 km/h. Các sân bay lớn sẽ đóng cửa qua đêm, trong đó có sân bay tại Kolkata, nơi mưa lớn đã bắt đầu trút xuống thành phố này. Tâm bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào rạng sáng 25/10, gần cảng xuất khẩu than Dhamara, cách siêu đô thị Kolkata khoảng 230 km về phía Tây Nam.
Sóng lớn được dự báo sẽ tràn vào các khu vực ven biển, với mực nước được dự đoán sẽ dâng cao tới 2m so với mức thủy triều thông thường. Người đứng đầu cơ quan Y tế bang Odisha, ông Mukesh Mahaling, cho biết gần 1 triệu người sinh sống ở khu vực ven biển đã được di tản đến nơi trú ẩn an toàn.
Video đang HOT
Tại bang Tây Bengal lân cận, nhà chức trách cho biết hơn 100.000 người đã di chuyển đến nơi an toàn. Các doanh nghiệp ở Puri, một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, đã được lệnh đóng cửa và du khách được khuyến cáo rời đi.
Không chỉ Ấn Độ, bão Dana được dự báo cũng sẽ tấn công Bangladesh.
Những cơn bão lớn thường đổ bộ các thành phố ven biển ở Ấn Độ và nước láng giềng Bangladesh trong mùa bão từ tháng 4 – 12 hằng năm, gây thiệt hại nặng nề. Cơn bão tồi tệ nhất ở Odisha trong những năm gần đây xảy ra vào năm 1999, kéo dài trong 30 giờ và cướp đi sinh mạng của 10.000 người.
Tháng 5 vừa qua, cơn bão Remal đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 48 người ở Ấn Độ và 17 người ở nước láng giềng Bangladesh. Các nhà khoa học cảnh báo cường độ các cơn bão đang ngày càng mạnh hơn khi Trái Đất ấm lên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Ấn Độ đối mặt với đợt sóng nhiệt mới
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) ngày 10/6 đã cảnh báo vùng Tây Bắc và miền Đông nước này sắp phải đối mặt với một đợt nắng nóng thiêu đốt khác.
Các khu vực nằm trong danh sách cảnh báo gồm: Jammu & Kashmir, Tây Bengal, Himachal Pradesh, Uttarakhand, Punjab, Haryana, Delhi, Rajasthan, Madhya Pradesh, Jharkhand, Odisha .
Người dân trùm kín tránh nắng nóng khi di chuyển tại Varanasi, Ấn Độ ngày 16/4/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Dự báo trong 5 ngày tới, nhiệt độ sẽ tăng từ 2 đến 3 độ C, khiến điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn. Ấn Độ đã trải qua những đợt nắng nóng gay gắt trong suốt tháng 4 và tháng 5 vừa qua. Các chuyên gia cho rằng nhiệt độ cực cao là do các hiện tượng tự nhiên như El Nio, đặc trưng bởi sự nóng lên bất thường của vùng nhiệt đới Trung và Đông Thái Bình Dương, cùng với mật độ khí nhà kính ngày càng tăng trong khí quyển.
Đô thị hóa làm trầm trọng thêm xu hướng ấm lên này, tác động mạnh tới những người lao động ngoài trời và các hộ gia đình nghèo dễ bị tổn thương.
Vào tháng 5, Ấn Độ đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục trên cả nước, với những khu vực như New Delhi, Rajasthan có nhiệt độ vượt quá 50 độ C. Đáng báo động là tần suất các đợt nắng nóng tương tự, vốn xảy ra khoảng ba thập kỷ một lần, đang trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng cao đã đẩy nhu cầu điện của Ấn Độ lên mức kỷ lục 246 gigawatt, với các thiết bị điều hòa không khí hoạt động ở công suất tối đa tại các gia đình và văn phòng trên toàn quốc. Nắng nóng khiến mực nước hồ chứa ngày càng cạn kiệt, hiện chỉ ở mức 22% công suất, làm trầm trọng thêm vấn đề khan hiếm nước và cản trở việc sản xuất thủy điện.
Theo ghi nhận của hãng thông tấn PTI, số ca nghi sốc nhiệt đã tăng vọt lên gần 25.000 ca trong giai đoạn từ tháng 3-5, dẫn đến 56 ca tử vong. Tuy nhiên, những số liệu này có thể chưa phản ánh đúng tình hình, do không bao gồm dữ liệu từ Uttar Pradesh, Bihar và Delhi.
Những đợt nắng nóng không ngừng tái diễn trong năm thứ ba liên tiếp đã ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồng, tài nguyên nước, nông nghiệp, sản xuất điện và nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Các nghiên cứu chỉ ra rằng Ấn Độ chịu thiệt hại lương thực lên tới 13 tỷ USD/năm, do chỉ có 4% sản phẩm tươi sống được bảo quản nhờ các cơ sở dây chuyền lạnh.
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở Ấn Độ Ít nhất 207 người thiệt mạng và 900 người bị thương khi 2 đoàn tàu chở khách va chạm ở Odisha, Ấn Độ hôm 2/6 - theo nhà chức trách địa phương. Đây được xem là vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất ở Ấn Độ trong hơn một thập kỷ. Số người chết trong vụ tai nạn dự kiến còn tăng...