Homestay của người Tà Ôi giữa núi rừng A Lưới ở Thừa Thiên Huế
Homestay của đồng bào Tà Ôi ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, hấp dẫn du khách với nét đẹp văn hóa bản địa và phong cảnh rừng hoang sơ, quê hương của sao la quý hiếm.
Núi rừng A Roàng nhìn từ trên cao. Ảnh: WWF-Việt Nam.
Tọa lạc giữa thiên nhiên hoang sơ của rừng nguyên sinh A Roàng, homestay Hương Danh chào mời khách du lịch tận hưởng thời tiết quanh năm mát mẻ, không khí trong lành… Căn homestay gồm 2 căn nhà truyền thống người Tà Ôi được cải tạo để đón du khách thích trải nghiệm và khám phá đến với núi rừng A Lưới, xã biên giới A Roàng.
Nhà xây cất bằng chất liệu tre nứa và lá cọ nên rất thân thiện với môi trường. Đặc biệt, cách đó không xa có suối khoáng nóng nên mọi người có thể thỏa thích tắm hồi phục sức khỏe sau hành trình thăm rừng nguyên sinh theo các loại hình trekking hoặc hiking… trước khi trở về dùng bữa tối. Còn gì tuyệt hơn khi bên ánh lửa bập bùng, du khách cùng gia đình quay quần bên mâm cơm với đồ ăn và thức uống mang đậm bản sắc của đồng bào Tà Ôi.
Bên ngoài homestay của gia đình người Tà Ôi ở A Lưới. Ảnh: WWF-Việt Nam
Video đang HOT
Tuy ở nơi heo hút, nhưng mỗi năm địa chỉ lưu trú này đón trên 1.000 lượt khách trong nước và quốc tế, đem về thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng coh đồng bào. Đây là homestay do gia đình 3 thế hệ người Tà Ôi, gồm ông bà, chú thím và vợ chồng anh Viên Đăng Phú, chị A Lăng Thương trực tiếp điều hành.
Là người có chí cầu tiến, anh Viên Đăng Phú (sinh năm 1988) đã mày mò tự học và nói được nhiều thứ tiếng. Ngoài tiếng mẹ đẻ, anh còn có thể trao đổi bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Lào và tiếng Cơ Tu.
Anh Phú còn là một trong số rất ít người dân tộc Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế được cấp bằng Hướng dẫn viên du lịch nội địa. Gần đây, khi Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) bồi dưỡng kiến thức bảo vệ rừng cho người địa phương, anh Phú cũng tích cực gieo tình yêu thiên nhiên đến du khách.
Cô gái Tà Ôi chuẩn bị phòng nghỉ đón du khách. Ảnh: WWF Việt Nam
Thông qua các hoạt động thăm rừng nguyên sinh, anh Phú vận dụng kiến thức bản địa và vốn ngoại ngữ sẵn có để giới thiệu về sự đa dạng, phong phú của rừng nguyên sinh A Roàng cho du khách. Đặc biệt, anh luôn chỉ cho du khách biết các loại cây ăn được trong rừng như cây chua, lá rớn, lá rừng…
Trong đó anh cũng chia sẻ về cây môn thục – loại cây khoái khẩu của sao la. Điều này không chỉ mở rộng đường sống cho loài thú quý hiếm, mà còn góp phần bảo vệ cả hệ sinh thái rừng.
Dòng suối giữa rừng thiên nhiên A Roàng. Ảnh: WWF-Việt Nam
Theo WWF-Việt Nam, đặt trong bối cảnh đa số người Tà Ôi sống phụ thuộc vào rừng, cách làm homestay của gia đình anh Phú được xem là mô hình tiêu biểu tại A Lưới về phát triển du lịch bền vững.
Bởi không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa người Tà Ôi, mà còn tạo sinh kế cho gia đình và nhất là lan tỏa ý thức phát triển du lịch địa phương lợi ích kép: vừa ổn định kinh tế, vừa bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái cho nhiều động thực vật quý hiếm, trong đó có loài sao la.
Anh Viên Đăng Phú đang hướng dẫn du khách về cây môn thục – loại cây khoái khẩu của sao la. Ảnh: WWF-Việt Nam
Hùng vĩ thác Pongour, Lâm Đồng
Tên ngọn thác do người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (KHo: Pon-gou - với nghĩa ông chủ vùng đất sét trắng).
Lối vào thác Pongour là con đường nhựa dài khoảng 7km (một nhánh rẽ trái của quốc lộ 20 Sài Gòn - Đà Lạt thuộc huyện Đức Trọng).
Thác đổ từ độ cao gần 40m, trải rộng hơn 100m, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Pongour xứng danh được người Pháp tôn vinh là "ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương".
Đón chúng ta là một cung đường thú vị. Những bước chân thành thị ắt sẽ sững sờ và thích thú trước những hoa dại đủ màu sắc. Tựa những con người luôn sống hết mình, hoa sao nhái ở đây cũng vàng lên rực rỡ như chưa từng có ở một nơi nào khác. Hoa điệp vàng như nắng trải đầy lối đi. Người dân ở đây nói rằng chín năm trước, để đến con thác này người ta phải phát cây băng rừng hoặc trôi thuyền theo dòng Đa Nhim, rồi bám rễ cây mà thả người men ra bờ thác.
Rừng già Pongour mới chính thức mở cửa từ năm 1999. Gần 10 năm trôi qua, nhưng hiện nay thác vẫn còn nét đẹp hoang dã của núi rừng Tây nguyên. Đặc biệt, nơi đây có nhiều cảnh đẹp và lạ cho các phó nháy, "người mẫu" tha hồ dừng lại chụp ảnh. Bạn có thể đứng ngắm dòng thác ở đài quan sát ngay gần khu trung tâm. Đây là góc nhìn đẹp nhất và cũng là nơi trước kia vua Bảo Đại thường dừng chân trong các chuyến xuyên rừng săn hổ dữ. Bạn cũng có thể men theo những bậc thang uốn theo sườn núi lần xuống chân thác để thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước từ góc nhìn bên dưới.
Dòng nước đang cuồn cuộn chảy bị các mỏm đá chặn lại, xé thành hàng chục dòng thác trải dọc vách đá thẳng đứng. Lớp lớp khối đá bàn xanh rêu xếp chồng lên nhau làm dòng nước đổ xuống tung bọt trắng xóa. Thác nước trở thành mưa bụi mùa xuân mát rượi, bay đến nơi du khách đứng xa hàng chục mét. Giữa hai bờ đá dựng, thác nước lại hiền hòa trôi xuôi trên mặt hồ. Thác Pongour chưa có nhiều hàng quán và khách du lịch cũng thưa thớt nên dễ mang lại cảm giác tĩnh lặng, dễ chịu cho những ai đặt chân đến.
Nhiều người chỉ có dịp đến Pongour vào ban ngày nhưng họ không khỏi ao ước được trải qua một đêm ở đây, bởi Pongour còn đượm hương rừng hoang sơ, tiếng chim hót cùng tiếng thác reo quyến rũ...
Suối khoáng Thanh Tân-Thừa Thiên Huế Nước khoáng Thanh Tân (Thừa - Thiên Huế) nằm sâu hàng nghìn mét dưới lòng đất, chứa Calcium Sunfat và Silicium... rất tốt cho cơ thể. Vì thế, đây là điểm đến thích hợp với nhiều du khách trong tiết trời se se lạnh, giao mùa. Được phát hiện năm 1928 bởi các nhà khoa học Pháp, suối khoáng Thanh Tân nhanh chóng...