Homefront Nơi chiến tranh bùng phát
Kaos Studio mang lại một trò chơi FPS mới, với tham vọng thổi bùng lên một cuộc chiến mới giữa các gamer.
Bối cảnh giả tưởng của Homefront mở đầu bằng những biến cố lớn: nền kinh tế Mĩ rơi vào suy thoái, sự thay đổi người lãnh đạo trên một phần bán đảo Triều Tiên, nhưng đó chỉ là sự mở đầu cho những biến đổi chóng mặt. Hai miền bán đảo Triều Tiên lập tức thống nhất, và mở rộng lãnh thổ ra phạm vi châu Á để tạo thành một quốc gia mới, Greater Korean Republic (GKR). Không ngừng ở đó, nhà lãnh đạo trẻ đầy tham vọng của siêu cường mới này quyết định tung quân vào bờ tây nước Mĩ, mà khởi đầu là vụ nổ trên quỹ đạo giải phóng xung điện từ EMP làm tê liệt hoàn toàn hệ thống điện của siêu cường già cỗi này. Từ đây, những binh sĩ GKR tinh nhuệ liên tiếp đẩy lùi quân đội Mĩ trên khắp vùng bờ biển phía Đông, mở đường cho sự chiếm lĩnh toàn diện.
Video cách chơi của Homefront.
Hai năm sau khi chiến tranh bùng phát, cuộc chiến mới đến với Robert Jacobs – một cựu phi công Mĩ – vào một ngày của năm 2027, tại Colorado. Bị bắn tung khỏi chiếc xe chở tù của quân đội GKR sau cú va chạm với lực lượng nổi dậy, Jacobs chộp lấy vũ khí và bắt đầu trận chiến của mình trong hỗn loạn. Người chơi sẽ theo bước anh qua những con phố đổ nát, những vùng ngoại ô chìm trong khói lửa và tiếng súng để giành quyền được sống cho bản thân mình.
Như mọi cuộc chiến tranh khác, Homefront không phải là một trận chiến công bằng. Một nước Mĩ suy sụp và yếu ớt không thể chống cự lại một siêu cường mới nổi, quân đội nhanh chóng bị đánh tan, bỏ lại những công dân mà lẽ ra nó phải bảo vệ. Người chơi sẽ phải tham gia vào một cuộc săn, với bạn là kẻ bị săn đuổi, còn những kẻ đi săn có thừa kinh nghiệm, sức mạnh cũng như sự khôn ngoan để hạ gục con mồi. Khi kết hợp cùng quang cảnh hoang tàn, chết chóc của những thành phố từng một thời náo nhiệt đầy sức sống, hai yếu tố này sẽ khiến game thủ chịu sức ép của cảm giác nặng nề trong cuộc chơi, điều mà nhà phát triển Kaos muốn thực hiện và đã thực hiện rất thành công.
Phần chơi mạng của Homefront lấy mốc thời gian 2025, trước khi Jacobs tham gia vào lực lượng nổi dậy. Game mang lại một vài khái niệm mới đáng chú ý với những fan FPS đã quá quen thuộc với kiểu chơi mạng của Modern Warfare hay Battlefield. Một tin mừng là game hỗ trợ dedicated server, cho phép tối đa 32 người cùng tham gia một trận chiến. Điểm battle fund (ngân quỹ chiến tranh) đóng vai trò của tiền trong game, cho phép người chơi mua nhiều thứ từ vũ khí, đạn dược, các robot điều khiển từ xa cho đến xe tăng hay máy bay chiến đấu. Bạn có thể đặt lệnh mua những thứ thường dùng nhất vào bốn phím điều hướng trên gamepad, cho phép nhanh chóng trở lại với chiến trường sau khi bị hạ.
Video đang HOT
Một điều đáng nhắc tới nữa là trong phần chơi mạng Ground Control, chiến trường không phải là cố định mà luôn luôn biến đổi sau từng hiệp chơi, với kẻ thua cuộc bị buộc phải rút lui, chiến trường trở thành lãnh thổ của người thắng. Cuộc chơi sẽ bắt đầu lại trên chiến trường mới, cho phép kẻ thua cuộc chiếm lại đất hoặc người thắng đẩy mạnh thành quả của mình. Trong chiến đấu, các phương tiện cơ giới đóng vai trò rất quan trọng không chỉ vì hỏa lực mạnh mẽ mà còn nhờ khả năng do thám để cung cấp vị trí của kẻ địch cho tất cả đồng đội trong khu vực.
Phần đồ họa của game không thực sự “đỉnh cao”, nhưng cũng đủ để game thủ đắm mình vào cuộc chiến. Những con phố Mĩ được Homefront tái hiện một cách chân thực, với những ngôi nhà hoang tàn, những mảng tường đổ vỡ, xác các phương tiện cơ giới, những dấu vết chiến tranh. Một điểm trừ là hiệu ứng lửa trông khá giả tạo, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng gì đến lối chơi của game.
Trailer phần chơi mạng.
Nếu bạn cảm thấy mô típ của Homefront có phần quen thuộc, thì bạn đã đúng: chúng ta có thể nhắc lại một game khá cũ là Freedom Fighter với bối cảnh quân đội Nga tấn công nước Mĩ, còn người chơi vào vai một chàng thợ sửa ống nước bình thường. Tuy nhiên, chắc chắn giới game thủ chúng ta chỉ cần Kaos Studio hiện thực hóa ý tưởng của mình một cách hoàn hảo, ai lại quan tâm đến việc ý tưởng nào đến từ ai?
Phát triển: Kaos Studio
Phát hành: THQ
Ngày phát hành: 15/03/2011
Hệ máy: PC, Xbox360, PSP
Theo Game8
Call of Duty là "mầm bệnh" của ngành công nghiệp
Call of Duty chắn chắn nằm trong danh sách những dòng game nổi tiếng nhất trong lịch sử, với hơn 55 triệu phiên bản đã được bán ra.
Activision, nhà phát hành nắm giữ thương hiệu Call of Duty, vẫn đang cố gắng bán mỗi năm một phiên bản CoD mới - kể từ thành công khổng lồ của Call of Duty 4 Modern Warfare (2007). Kể từ đó đến nay, mô hình và cơ chế của mỗi Call of Duty mới đều được quay vòng, nhất là ở mảng chơi mạng - linh hồn của Modern Warfare.
Call of Duty 4: Modern Warfare.
Sự áp đảo của Modern Warfare thể hiện ở việc đã có rất nhiều trò chơi sau này bắt chước mô hình của nó như Medal of Honor, Battlefield Bad Company và tựa game (tồi tệ) Sniper: Ghost Warrior. Hai trong số ba tựa game đó thuộc về EA, đối thủ không đội trời chung của Activision. Mặc dù cơn sốt FPS mạng không phải được bắt đầu bởi Activision, nhưng rõ ràng họ là tác giả của mô hình ngày nay.
Modern Warfare 2.
Và chúng ta có thể thấy được gì ở mô hình FPS mạng ngày nay? Rất đơn giản: Chúng không có gì khác so với gần 4 năm trước. Rất ít cảm hứng hay sáng tạo mới được tìm thấy trong các phiên bản game được phát hành đều như vắt chanh. Hệ quả? Nếu cứ tiếp tục làm lại phiên bản trước, thêm vào cốt truyện và thay đổi loại vũ khí, series Call of Duty sẽ sa dần vào thoái hóa.
Call of Duty 5: World at War.
Hiện tại, chúng vẫn là những tựa game hay, Call of Duty 7 trong năm 2010bán được doanh số kỷ lục, hơn 10 triệu người vẫn chơi Call of Duty hàng ngày, video clip tự thu của người chơi vẫn mọc lên như nấm trên YouTube. Công thức mà Infinity Ward sáng tạo ra rõ ràng vẫn đang kiếm lời cho Activision, vậy có lý do gì họ phải thay đổi?
Trong vụ kiện giữa Infinity Ward và Activison, lý do chủ yếu khiến Jason West và Vince Zampella chống lại nhà phát hành của mình là vì họ không hài lòng với cách tựa game tim óc của mình đang được điều phối. Activision từ chối đón nhận bất kì một rủi ro về tài chính nào, hay nói một cách khác, sẵn sàng hi sinh Call of Duty ngay khi sức bật của dòng game này đã cạn.
Call of Duty: Black Ops.
Đó là một cách làm chắc chắn không được bất kì game thủ nào đồng ý, nhưng lợi nhuận của nó khiến cho không ít nhà phát hành học tập theo xu hướng này. Nếu nó được nhân rộng, trong tương lai, chúng ta sẽ chứng kiến sự ra đi trong tủi hổ của rất nhiều series.
Điều này có thể không ảnh hưởng đến đại đa số game thủ, nhưng với những fan hâm mộ - không phải chỉ riêng đối với fan COD - chúng có thể trở thành những đòn đánh đủ để kết thúc sự nghiệp gaming của họ.
Theo PLXH
Brink sẽ khổ vì "tứ đại siêu sao" làng FPS Mang trong mình nhiều ưu điểm đối với một game bắn súng online, nhưng điều đó không đảm bảo được thành công cho Brink. Dưới bàn tay thực hiện của đội ngũ làm game tài năng ở Splash Damage, Brink hội đủ nhiều ưu điểm mà game thủ có thể mong đợi ở một tựa game bắn súng online. Phong cách thiết kế...