Hôm trước chửi, hôm sau ông Duterte yêu cầu EU tôn trọng
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 21/9 yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) cho ông sự kính trọng như một tổng thống, dù trước đó chính ông Duterte đã buông lời nặng nề với EU.
Nghị viện châu Âu (nghị viện của EU) hồi tuần trước đã kêu gọi ông Duterte kiềm chế trong cuộc chiến chống ma túy tại nước này. Đáp lại lời kêu gọi, tổng thống Philippines tỏ rõ sự bực bội với EU trong hai ngày liên tiếp.
“Ngay cả EU cũng la rầy tôi”, Reuters dẫn phát biểu của ông Duterte tại một căn cứ quân sự hôm 21/9.
“Khi tôi còn là thị trưởng, việc này còn chấp nhận được. Nhưng giờ tôi đã là tổng thống. Tại sao lại xúc phạm tôi? Như thể tôi là thuộc cấp của các người vậy”, tổng thống Philippines chất vấn.
Tổng thống Duterte đã rút Philippines khỏi Liên Hiệp Quốc, thóa mạ Tổng thống Mỹ Barack Obama, mục tiêu của ông trong tuần này là EU. Ảnh: Reuters
Trước đó một ngày, hôm 20/9, chính ông Duterte là người cáo buộc EU “đạo đức giả” khi chỉ trích chiến dịch chống ma túy làm chết hàng ngàn người của ông. Tổng thống Philippines còn nói “mẹ kiếp” trong phát biểu về EU và giơ “ngón tay thối” lúc nói chuyện.
Video đang HOT
Sau phát biểu trên của Tổng thống Duterte, phái đoàn EU tại Manila đã ra một thông cáo viết bằng ngôn ngữ ngoại giao, nhưng sau đó rút lại và thay bằng một thông cáo khác mà không nêu lý do. Phái đoàn EU chỉ đơn giản giải thích: “Chúng tôi không bình luận về các bình luận”.
“EU và Philippines vốn có quan hệ tốt, và chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận chuyện này cùng với nhiều vấn đề khác trong các thỏa thuận đôi bên”, theo thông cáo được ra sau đó.
Hôm 18/9, Tổng thống Duterte tuyên bố chiến dịch chống tội phạm ma túy có thể kéo dài đến năm sau. Từ tháng 6 đến nay, hơn 3.500 nghi can buôn bán và vận chuyển ma túy đã thiệt mạng trong chiến dịch này.
Theo Zing News
Điều gì xảy ra nếu Mỹ bỏ rơi Philippines?
Báo Philstar ngày 22.9 đăng nhận định của chuyên gia Josephus Jimenez cho rằng, Philippines không có người bạn nào như Mỹ cả, vì vậy, thật điên rồ nếu chọn đối đầu với Mỹ và thậm chí là điều không nên nghĩ tới vào lúc này.
Sau hàng loạt tuyên bố của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không thiện cảm với chính quyền Tổng thống Obama trong thời gian gần đây đã làm mối quan hệ giữa Manila và Washington trở nên lạnh nhạt chưa từng có.
Mới đây nhất, ông Duterte nói ông đang xem xét mua vũ khí của Nga, Trung Quốc, và sẽ chấm dứt các cuộc tuần tra chung với lực lượng của Mỹ trên Biển Đông.
Theo ông Josephus Jimenez, thái độ bốc đồng như vậy không thể kéo dài trong tương lai.
Giới chuyên gia nhận xét nhà lãnh đạo này có thể sẽ gây khó khăn cho nỗ lực của Mỹ thành lập một chiến tuyến khu vực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thái độ chống Mỹ, hay quay lưng lại với Mỹ không nên trở thành yếu tố quyết định trong chính sách đối ngoại của Manila, bài báo nhận xét.
Đúng vậy, một chính sách đối ngoại độc lập không chỉ là chọn lựa một điều tốt mà nhất thiết còn là một nguyên tắc của quốc gia có chủ quyền. Thế nhưng, khi lựa chọn quyền này, liệu Philippines có cần phải phá vỡ tình hữu nghị có từ lâu với đồng minh thân cận nhất không ?
Tổng thống Philippines Duterte.
Giả sử chính phủ Mỹ quyết định giữ khoảng cách với Philippines. Liệu Manila có một mình chống lại được quyết tâm "bắt nạt" của Trung Quốc hay không ? Liệu chính phủ có bảo đảm được an ninh quốc gia trước những cuộc tấn công bất ngờ của" Trung Quốc và truớc các mối đe dọa nguyên tử của Triều Tiên hay không?
Đúng là Mỹ không phải là một người bạn hoàn hảo. Mỹ có nhiều khiếm khuyết, thậm chí là có nhiều điều không chấp nhận được. Nhưng liệu Philippines có một giải pháp thay thế tốt hơn không ? Liệu Manila đã thật sự sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Chú Sam ? Phải chăng nói thì dễ mà làm thì khó ?
Người dân Philippines không bao giờ trông cậy vào Trung Quốc vì từ lâu cường quốc này vẫn nhòm ngó vùng lãnh hải tại Biển Đông. Giống thời xưa, Trung Quốc ngày nay tiến hành cạnh tranh thương mại không lành mạnh đối với nền kinh tế và các lĩnh vực kinh doanh của Philippines. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập đất nước, có giá rẻ nhưng lại không an toàn và có hại cho sức khỏe.
Washington không phải là một đồng minh hoàn hảo, nhưng phải nói là Mỹ đã làm rất nhiều cho đất nước và người dân Philippines. Cả hai nước đã sát cánh bên nhau hơn một thế kỷ để chống lại kẻ thù chung và đối mặt với những vấn đề chung. Philippines không có người bạn nào như Mỹ cả, vì vậy, thật điên rồ nếu chọn đối đầu với Mỹ và thậm chí là điều không nên nghĩ tới vào lúc này.
Tuy nhiên, theo Oh Ei-sun, chuyên viên cao cấp tại Trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam, Singapore, Tổng thống Duterte chỉ đang kích Mỹ chống lại Trung Quốc và ngược lại, qua đó đạt được những lợi ích to lớn cho Philippines. Cụ thể, ông Duterte đang muốn lợi dụng tình thế này để đạt được những thoả thuận buôn bán vũ khí tốt hơn từ Mỹ.
Trong khi đó, ông Zhou Cheming - chuyên gia về quân sự nhận định Philippines không đủ can đảm và cũng không đủ mạnh để tách khỏi Mỹ.
Theo Danviet
Dù gây khó hiểu, ông Duterte vẫn được tin tưởng! Việc ông Duterte trở thành Tổng thống giống như một làn gió mới thổi vào chính trường Philippines. "Thương hiệu" mang tên Duterte Ngay từ khi mới bắt đầu tham gia tranh cử, ông Rodrigo Duterte đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi liên tục có các phát ngôn táo bạo gây sốc, thậm chí có phần tục tĩu, trước...