Hôm nay, Việt Nam đón “siêu trăng máu ảo ảnh” cuối cùng trong năm
Tại Việt Nam, siêu trăng máu sẽ xuất hiện vào đúng thời điểm hoàng hôn 26-5, trùng lắp với hiện tượng “ảo ảnh mặt trăng”, khiến nó càng to và kỳ ảo.
Theo The Guardian , siêu trăng máu tháng 5 sẽ “ưu ái” cho các nước trong khu vực Thái Bình Dương, với Hawaii là nơi có tầm nhìn đẹp nhất thế giới. Vào thời điểm tiếp cận gần nhất, siêu trăng máu chỉ cách chúng ta 357.460 km.
Siêu trăng máu năm 2018 trên đỉnh một trong những ngọn núi cao nhất vùng Đông Bắc Thụy Sĩ – Ảnh: EPA
Siêu trăng máu vốn là hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần. Siêu trăng xảy ra khi mặt trăng ở vị trí gần Trái Đất trên quỹ đạo đúng ngày trăng tròn, trông to hơn trăng tròn thông thường. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và mặt trăng xếp thẳng hàng, mặt trăng rơi vào vùng bóng tối phía sau Trái Đất, biến thành màu đỏ nên còn gọi là “trăng máu”.
Video đang HOT
Ở vùng quan sát tốt nhất, người dân có thể thấy hành trình “đổi màu” của mặt trăng trong khoảng 5 giờ, trong đó giai đoạn “toàn phần” chiếm khoảng 15 phút.
Việt Nam không phải vị trí quan sát thuận lợi nhất nhưng người yêu thiên văn vẫn có thể chiêm ngưỡng trăng máu trong khoảng 14 phút. Đó là vào lúc 18 giờ 11 phút đến 18 giờ 25 phút ngày 26-5 theo giờ Việt Nam. Thời điểm siêu trăng máu đạt cực đại là 18 giờ 18 phút.
Đây là một khung giờ may mắn bởi khi siêu trăng máu xuất hiện vào thời điểm hoàng hôn, khi mặt trời vừa lặn, sẽ có hiện tượng gọi là “ảo ảnh mặt trăng” xuất hiện. Mặt trăng lúc đó cho dù là trăng thường vẫn sẽ trông to và kỳ ảo hơn. Với một siêu trăng máu, đó là khoảnh khắc tuyệt đẹp hiếm thấy.
Để chiêm ngưỡng trăng máu lần nữa, bạn sẽ phải đợi đến tháng 5-2022.
Nguyệt thực toàn phần và siêu trăng máu cùng lúc xuất hiện vào ngày mai
Người yêu thiên văn ở nhiều khu vực trên thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện thực nguyệt thực toàn phần và siêu trăng.
Trăng tròn sắp tới vào ngày 26/5 là hiện tượng đáng chú ý vì trùng thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần.
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng.
Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài khoảng 15 phút, trong khi đó toàn bộ quá trình khi bắt đầu tới khi kết thúc sẽ diễn ra trong khoảng 5 giờ đồng hồ.
Nguyệt thực toàn phần và siêu trăng máu cùng lúc xuất hiện vào ngày mai
Noah Petro, nhà khoa học dự án tàu quỹ đạo Mặt Trăng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết Hawaii sẽ là nơi có tầm nhìn đẹp nhất trong kỳ siêu trăng tròn lần này, tiếp theo là California, tây bắc Thái Bình Dương, New Zealand và Australia. Các kính thiên văn trên đỉnh Mauna Kea của Hawaii cũng sẽ theo dõi ghi lại hình ảnh đẹp của Mặt Trăng.
Người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng Mặt Trăng tròn có kích thước lớn hơn trung bình một chút vì thời điểm đó trăng tiến đến điểm gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo của nó.
Đây là nguyệt thực toàn phần duy nhất trong năm 2021 và cũng là siêu trăng lớn nhất trong năm. Lần nguyệt thực toàn phần gần đây nhất là tháng 1/2019 và lần tiếp theo sẽ là tháng 5/2022.
Theo kinh nghiệm của những người quan sát thiên văn, để theo dõi hiện tượng nguyệt thực toàn phần trọn vẹn nhất, cần lựa chọn khu vực rộng rãi, nơi quan sát cần thoáng đãng, bầu trời trong, không mây, không mưa, không bị nhà cao tầng cản trở và tránh ánh sáng đèn.
Ngắm 'siêu trăng hồng' trên khắp thế giới "Siêu trăng hồng" hiếm có được ghi nhận nhiều nơi trên khắp thế giới và tối 26/4 9 (múi giờ Bờ Đông Mỹ). "Siêu trăng hồng" tại New York (Mỹ). Ảnh: Daily Mail Tờ Daily Mail (Anh) cho biết "siêu trăng hồng" lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn trung bình. Mặc dù có tên là "siêu trăng hồng"...