Hôm nay, Thủ tướng chủ trì hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL
Hôm nay, ngày 18/6/2019 tại TP.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Sản xuất theo nhu cầu thị trường
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, sau 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, Bộ NNPTNT đã chủ động vào cuộc quyết liệt, ưu tiên tập trung tổ chức triển khai 4 lĩnh vực then chốt: Xây dựng chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; Phát triển thủy lợi vùng ĐBSCL; Phòng, chống xói lở bờ sông, bờ biển, phòng chống thiên tai; Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của vùng.
Bộ cũng đã ban hành và tham gia xây dựng một loạt chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp nói chung, trong đó có ĐBSCL. Hiện nay, bộ cũng đang tham gia và triển khai các chính sách, chương trình/dự án lớn để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững vùng ĐBSCL nhằm cơ cấu lại sản xuất theo hướng thị trường, thích ứng hơn với BĐKH, đảm bảo chất lượng và năng lực cạnh tranh: tăng thủy sản, trái cây; giảm lúa…
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có điều chỉnh linh hoạt trong diện tích sản xuất lúa. Ảnh: I.T
Nhờ đó, nông nghiệp ĐBSCL đã từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất thích ứng hơn với BĐKH được đẩy mạnh; các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC được đẩy mạnh áp dụng…
Theo đánh giá, giai đoạn 2016-2018, nông nghiệp ĐBSCL đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3%/năm, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (2,67%/năm); đóng góp 34,6% GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung vùng ĐBSCL. Năm 2018, ĐBSCL tiếp tục đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, tôm, cá tra và trái cây, với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,43 tỷ USD, chiếm 73,34% kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ lực này của cả nước.
Diện mạo nông thôn vùng ĐBSCL được khởi sắc, có nhiều đổi mới. Tính đến tháng 6 năm 2019, toàn vùng ĐBSCL có 528 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 40,6%), gấp hơn 2,7 lần so với thời điểm năm 2015, bình quân đạt 15,43 tiêu chí/xã; có 9 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 08 đơn vị so với cuối năm 2015).
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai bước đầu chuyển đổi đáp ứng nền nông nghiệp thích ứng BĐKH. Hiện nay, hệ thống thủy lợi đã giúp đảm bảo tưới tiêu cho 90% diện tích lúa vụ đông xuân – hè thu, đồng thời phát triển phục vụ thủy sản và cây trồng cạn. Hình thành hệ thống đê kiểm soát mặn, triều cường, sóng cao. Các hoạt động xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển được triển khai, trong đó đã hướng dẫn các tỉnh thực hiện các giải pháp kỹ thuật, xử lý khẩn cấp những đoạn lụt, sạt lở trọng điểm; chỉ đạo cắm biển cảnh báo, xây dựng bản đồ sạt lở vùng ĐBSCL, bố trí ngân sách xây dựng công trình phòng chống sạt lở, ưu tiên 36 dự án xử lý cấp bách với tổng kinh phí 2.500 tỷ đồng.
Xoay trục chiến lược sang thủy sản – trái cây – lúa gạo
Video đang HOT
ĐBSCL sẽ xoay trục chiến lược theo hướng thủy sản – trái cây – lúa gạo. Ảnh: I.T
Mặc dù vẫn duy trì và phát huy được các kết quả tốt; tuy nhiên, theo các chuyên gia thời gian tới, ĐBSCL sẽ đối mặt với các thách thức lớn từ biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển thượng nguồn. Các thách thức lớn nhất là sụt lún đất; mực nước ngầm suy giảm; xói lở bờ biển; ngập do nước biển dâng và úng ngập cục bộ do không tiêu thoát được khi cùng lúc triều cường dâng cao và nước lũ lên nhanh; xâm nhập mặn gia tăng. Thị trường tiếp tục biến động khó lường với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, đặc biệt khi nông nghiệp Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng với các FTAs thế hệ mới.
Trong bối cảnh đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NNPTNT đang nhanh chóng hoàn chỉnh Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL với mục tiêu: Phát triển nông nghiệp ĐBSCL bền vững, an toàn trên cơ sở sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại, chất lượng cao, kết hợp phát triển du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản.
Cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng BĐKH, đảm bảo an toàn trước thiên tai; tài nguyên thiên nhiên được quản lý, sử dụng hợp lý; đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người cao hơn trung bình cả nước.
Theo đó, định hướng phát triển tổng thể bao gồm: Cơ cấu lại nông nghiệp ĐBSCL gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường vùng ĐBSCL.
Chủ động thích ứng với thay đổi của điều kiện tự nhiên và thị trường, tập trung xử lý các yếu tố nội tại, cùng với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, biến nguy cơ thành thời cơ.
ĐBSCL đang hướng đến phát triển thành vùng du lịch nông nghiệp. Ảnh: I.T
Phát triển nông nghiệp ĐBSCL bền vững theo 3 vùng (vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển). Dựa trên biến động về nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu thị trường, các ngành hàng chiến lược được phân hành vùng an toàn, vùng chuyển đổi và vùng linh hoạt . (Vùng an toàn là vùng có độ an toàn đạt từ 70% trở lên trước tác động của lũ, ngập và xâm nhập mặn và có thị trường; vùng chuyển đổi là vùng sản xuất nguy cơ cao, chỉ có độ an toàn 30% trước tác động của lũ, ngập và xâm nhập mặn và nhu cầu thị trường; vùng linh hoạt là vùng chưa có đủ thông tin về tác động của hạn mặn, tình trạng úng ngập và khả năng cấp ngọt).
Xoay trục chiến lược sang thủy sản – trái cây – lúa gạo. Phát huy ưu thế của các sản phẩm đặc thù địa phương có giá trị. Phát triển ĐBSCL thành vùng du lịch nông nghiệp, sinh thái đặc thù.
Ưu tiên tạo đột phá trong phát triển chế biến và thương mại hóa chuỗi giá trị nông nghiệp và nghiên cứu,ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết ba khâu là giống, thức ăn cho thủy sản, chăn nuôi và chế biến NLTS. Đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.
Quy hoạch tích hợp, đa ngành, lĩnh vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp “không hối tiếc”có điều phối liên vùng, liên kết ngành với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị toàn vùng. Huy động nguồn lực tổng thể của nhà nước, các thành phần kinh tế, toàn dân, hợp tác quốc tế.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo các vùng (vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển) và các lĩnh vực, ngành hàng chiến lược, chủ lực của vùng ĐBSCL theo hướng thị trường, hiện đại, bền vững, phát huy lợi thế so sánh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ Hội nghị phát triển bền vững vùng ĐBSCL, sáng ngày 18/6, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì và phối hợp chủ trì hai hội thảo với chủ đề: Tái cơ cấu nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL; Quản lý nguồn nước, lũ lụt, xâm nhập mặn, ứng phó với sụt lún, sạt lở ở vùng ĐBSCL.
Theo Danviet
Những lời dặn dò nhân văn của Bác
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem là một trong những văn bản đầu tiên ở nước ta đề cập đến phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên - môi trường.
Điều này nhắc nhở chúng ta khi hoạch định, xây dựng chính sách phải dựa trên nền tảng nhân văn, nhân đạo xã hội chủ nghĩa mà trung tâm bao trùm là phát huy nhân tố con người.
Chính sách phát triển kinh tế bền vững
Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, các đại biểu Quốc hội nêu ra hiện tượng điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của nhà đầu tư, dẫn đến quy hoạch thay đổi lớn so với ban đầu. Điều này gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu đến hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội trong khu vực và đến lợi ích người dân. Đây là một trong những tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang khắc phục.
Nhìn lại đường lối, chính sách phát triển kinh tế, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nhiều thập kỷ trước đã thể hiện tư duy đi trước thời đại. Lúc ấy, trong điều kiện chiến tranh ác liệt, đất nước bị tàn phá nặng nề nhưng khi nói về công việc sau chiến tranh, Bác đã dặn dò: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thăm hỏi gia đình anh Nguyễn Văn Tới, nông dân sản xuất giỏi ở huyện Củ Chi, TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG
Trong Di chúc của Bác, khi nói đến phát triển kinh tế - văn hóa, Bác đặt con người làm trung tâm. Những trang viết, dòng chữ yêu thương nhất, Bác đều dành cho nhân dân ta, với tất cả các tầng lớp, giai cấp. Bác còn dành những tình cảm thiêng liêng đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc và đề nghị các chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, bệnh binh, gia đình có công. Song Bác không quên những người là nạn nhân của chế độ cũ và căn dặn Đảng, Chính phủ phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ thành người tốt.
Điểm độc đáo trong Di chúc, Bác thể hiện rất rõ tư duy, cách nhìn về môi trường là việc hỏa táng, trồng cây tạo bóng mát và tạo phong cảnh đẹp; đồng thời có gỗ dùng trong cuộc sống và lợi cho nông nghiệp.
Như vậy, Di chúc cũng là một trong những văn bản đầu tiên ở nước ta đề cập đến phát triển bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên - môi trường.
Trước các vấn đề tồn tại hiện nay, thì Di chúc của Bác là bài học nhắc nhở Đảng ta, trong quá trình hoạch định phương lược lãnh đạo đất nước phải nhìn toàn diện, đồng bộ. Đặc biệt, các chính sách phải dựa trên nền tảng của nhân văn, nhân đạo xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ những tài nguyên quý báu của đất nước và xã hội để phát triển. Trung tâm bao trùm là phát huy nhân tố con người, đề cao các giá trị nhân bản của con người và không ngừng nâng cao đời sống, chất lượng sống của nhân dân.
Di chúc thiêng liêng của Bác còn chỉ ra cho Đảng ta hôm nay, trong lãnh đạo, chỉ đạo, không chỉ cần bản lĩnh chính trị, tư duy cách mạng và khoa học mà còn phải rất thấu hiểu thực tiễn, thấu hiểu những mong muốn chính đáng, thiết thực của người dân.
Tư duy, nhận thức - gốc rễ của vấn đề
Không phải ngẫu nhiên mà Bác để lại câu thơ: Còn non, còn nước, còn người/Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay.
Phải chăng Bác hình dung ra một Việt Nam văn minh, hiện đại, xã hội chủ nghĩa nhưng phải trên cơ sở của việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội không để lãng phí tài nguyên đất đai, ngân sách, thời gian, cơ hội phát triển; và đã xây dựng đất nước thì phải làm đâu ra đấy, một cách nề nếp, trật tự, kỷ luật, kỷ cương. Đó là cách tốt nhất chống bệnh quan liêu, giấy tờ, tư duy ngắn hạn dẫn đến "sáng sửa, chiều sai, ngày mai lại sửa" và nạn tham nhũng.
Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến những vấn đề hệ trọng của đất nước nhưng Người trình bày một cách giản dị, hiện đại. Đọc lại Di chúc của Bác và nhìn lại 33 năm đổi mới với những thành tựu to lớn, chúng ta thật sự khâm phục về sự đúng đắn, sáng suốt trong những dòng viết tâm huyết mà Bác để lại.
Hiện nay, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đang đi vào giai đoạn quyết định. Những mục tiêu, nhiệm vụ do đại hội đề ra đã đạt được những kết quả to lớn, toàn diện, đồng bộ trong hơn 3 năm qua. Những thành tựu này đã củng cố, nâng cao thế và lực của đất nước, song thách thức vẫn hết sức gay gắt đối với cách mạng nước ta. Tình hình khu vực và quốc tế vẫn diễn biến nhanh, khó lường; cạnh tranh trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt.
Đồng thời, những yếu kém, khuyết điểm kéo dài nhiều năm, trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chăm lo đến giáo dục, y tế... đã gây bức xúc trong nhân dân.
Đặc biệt, có những mặt còn ảnh hưởng đến uy tín Nhà nước và chế độ ta. Gốc rễ của vấn đề vẫn là liên quan đến đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng ta về chặng đường đi tới chủ nghĩa xã hội Việt Nam, gắn với những biểu hiện mới của thời cuộc và thời đại, trong đó có cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Vì vậy, với tư cách là đảng cầm quyền, Đảng ta phải vượt trước thời đại về tư duy, trên nền tảng những nguyên lý bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm thực tiễn, nhất là 33 năm đổi mới. Đó cũng là lời dặn dò thiêng liêng của Bác khi nói tới đoàn kết quốc tế trong thời đại mới.
TS NGUYỄN VIỆT HÙNG - Học viện Cán bộ TPHCM
Theo SGGP
Agribank "hiến kế" tiếp sức nông sản Việt vươn ra thế giới Với kinh nghiệm 31 năm chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, chú trọng phát triển tín dụng xanh, Agribank đã và đang tiếp sức cho giấc mơ vươn ra thế giới của nông sản Việt. Nông sản Việt - vươn ra thế giới cùng những thách thức... Năm 2018, nông sản Việt Nam xuất khẩu đem về 40...