Hôm nay, mùa giải Nobel 2015 khai màn
Tháng Mười tới luôn được nhớ đến là tháng của giải Nobel, khi các hội đồng ở Stockholm và Oslo công bố người chiến thắng giải thưởng cao quý này trong các lĩnh vực.
Huy chương cao quý của giải Nobel (Ảnh: AP)
Năm nay, mùa giải Nobel mới sẽ được khởi đầu từ ngày 5/10 với lần công bố thứ 106 cho giải thưởng Nobel Y học.
Ngoài ra, trong tuần này còn công bố cả Nobel Vật Lý vào ngày 6/10, Nobel Hóa học vào ngày 7/10 và có thể là Nobel Văn học vào ngày 8/10. Trong khi đó, giải Nobel Hòa bình sẽ được thông báo vào ngày 9/10 và giải Nobel Kinh tế sẽ được trao vào ngày 12/10.
Mỗi giải thưởng trị giá 960.000 USD sẽ được trao cùng với một huy chương và bằng chứng nhận trong buổi lễ vào ngày 10/12 tới.
Người sáng lập ra giải Nobel
Giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực như Y Học, Vật Lý, Hóa học, Văn học và Hòa bình được sáng lập theo ý nguyện của ông Alfred Nobel, một doanh nhân và là nhà phát minh, trong đó nổi bật nhất là phát minh về thuốc nổ.
Các giải thưởng đầu tiên được trao năm 1901, năm năm sau khi ông Alfred Nobel qua đời.
Video đang HOT
Trong khi đó, Giải Nobel Kinh tế thường được biết đến là Giải về Kinh tế Khoa học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ sáng kiến của ông Alfred Nobel.
Dù không được trao cùng thời điểm với các giải Nobel khác nhưng giải Nobel Kinh tế sử dụng chung những nguyên tắc để lựa chọn ra người chiến thắng.
Bí mật
Các quy chế về giải Nobel cấm những thành viên trong hội đồng bình chọn thảo luận về quyết định người chiến thắng. Do đó, mọi người sẽ mất một thời gian dài để biết được tại sao ban tổ chức lựa chọn những người chiến thắng cho các giải Nobel năm nay và tại sao họ lại có tên trong danh sách các ứng cử viên.
Ngoài ra, thành viên hội đồng bình chọn cũng hạn chế có những phát biểu ám chỉ về người chiến thắng trước thông báo chính thức. Tuy nhiên, cũng có một vài lần vấn đề này đã không được đảm bảo bí mật tới cuối cùng. Ví dụ như năm ngoái, có một lượng lớn đặt cược vào “cửa” chiến thắng của nhà văn Patrick Modiano trong giải Nobel Văn học.
Hội đồng Nobel Hòa bình mới đây cũng cáo buộc cựu thư ký của ủy ban này đã vi phạm nguyên tắc im lặng trong cuốn sách mới của ông, trong đó người này đã miêu tả về các cuộc thảo luận liên quan tới các giải Nobel.
Ai có thể được đề cử?
Hàng nghìn người trên thế giới đủ tư cách ứng cử cho các giải Nobel. Họ có thể là những giáo sư tại các trường đại học, các nghị sỹ hay những người từng đạt giải thưởng cao quý này trước đây hoặc thành viên các hội đồng.
Dù lý do lựa chọn được giữ kín trong 50 năm sau đó, song những người tự ứng cử đôi khi cũng công khai kế hoạch của mình, đặc biệt là trong giải Nobel Hòa bình.
Đó là lý do tại sao chúng ta biết được về việc Thủ tướng Đức Angela Merkel, Giáo hoàng Francis, cựu nhân viên của NSA Edward Snowden hay blogger Raif Badawi nằm trong danh sách 273 ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình năm nay.
Mối quan hệ với Na Uy
Giải Nobel Hòa bình được thông báo ở Na Uy, trong khi các giải khác được trao ở Thụy Điển. Đây chính là tâm nguyện của ông Alfred Nobel.
Đôi khi mối quan hệ giữa Quỹ Nobel ở Stockholm, đơn vị quản lý tài chính, và Hội đồng bình chọn giải Nobel Hòa bình ở Oslo trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, vấn đề này không gây ra nhiều ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn ra người chiến thắng.
Làm thế nào để có thể chiến thắng một giải Nobel?
Kiên nhẫn là điều kiện đầu tiên. Các nhà khoa học có thể phải đợi hàng chục năm để công trình của họ được công nhân bởi hội đồng bình chọn, những người muốn đảm bảo chắc chắn rằng lựa chọn của họ đã có hiệu quả đột phá trong thời gian qua.
Đây cũng là một mong muốn của ông Alfred Nobel, người từng nhấn mạnh rằng giải thưởng nên được trao cho những người “có thành tựu mang lại lợi ích cho nhân loại trong một thời gian”.
Trong khi đó, Hội đồng bình chọn giải Nobel Hòa bình lại trao giải cho nhân vật liên quan đến các sự kiện của năm trước. Theo ý nguyện của ông Alfred Nobel, giải thưởng này nên được trao cho “người có trách nhiệm đã giúp hàn gắn giữa các quốc gia, vì nỗ lực bãi bỏ hoặc giảm quy mô các cuộc xung đột, cũng như tổ chức và thúc đẩy quá trình hòa bình”.
Ngọc Anh
Theo Dantri/The Hindu
Thụy Điển yêu cầu Nga giải thích lời cảnh báo về NATO
Stockholm hôm qua triệu đại sứ Nga để yêu cầu giải thích lời cảnh báo về "những hậu quả" nếu Thụy Điển gia nhập NATO.
Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom. Ảnh: TT
"Chúng tôi là một nước độc lập và chính chúng tôi quyết định chính sách an ninh và lựa chọn chính sách an ninh của chúng tôi", hãng thông tấn TT dẫn lời Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom cho biết.
"Chúng tôi không nghĩ ai đó được phép đe dọa chúng tôi và tôi đã triệu đại sứ Nga để có thể hỏi vài câu hỏi và họ có thể giải thích", bà Wallstrom nói.
Tuyên bố của bà Wallstrom được đưa ra nhằm đáp lại bình luận gây tranh của của ông Viktor Tatarintsev, Đại sứ Nga tại Thuỵ Điển, hồi tháng 7. Ông cho biết Thuỵ Điển "không phải là một mục tiêu của lực lượng vũ trang Nga" chừng nào nước này còn trung lập, nhưng nếu Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nga sẽ có "biện pháp đáp trả".
Thụy Điện hiện không thuộc khối an ninh, nhưng là một đồng minh thân cận và những cuộc trưng cầu cho thấy ngày càng nhiều người ủng hộ Thụy Điển gia nhập.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nga trục xuất nhà ngoại giao Thụy Điển để trả đũa Nga xác nhận đã trục xuất nhà ngoại giao Thụy Điển và cho rằng đây là động thái đáp trả hành động tương tự của Stockholm với Moscow thời gian gần đây, AP dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết. Thụy Điển và Nga lại tiếp tục xảy ra căng thẳng về ngoại giao - Ảnh chụp màn hình worldbulletin.net Trước đó...