Hôm nay là ngày bắt đầu “tháng cô hồn”, vì sao lại gọi tháng 7 âm lịch như vậy?
Ta thường được nghe, tháng 7 là tháng cô hồn, cần làm việc đi đứng cẩn thận. Vì sao lại như thế, cùng tìm hiểu thêm nhé
Nếu ở các nước phương Tây, ngày Halloween được biết là ngày ma quỷ, thì trong văn hóa Á Đông, rằm tháng 7 âm lịch được mặc định là “ngày của những vong hồn”.
Theo quan niệm dân gian xa xưa, người ta tin rằng, con người sau khi chết sẽ trở thành những vong hồn. Những vong hồn này nếu lúc sống làm được nhiều điều tốt sẽ được luân hồi, còn ngược lại thì bị đày xuống địa phủ, hoặc sống vất vưởng ở nhân gian. Vì thế, tục lệ cúng “cô hồn” ra đời để cầu cho gia đình không bị các vong linh quấy phá.
1. Tháng cô hồn theo truyền thuyết
Dưới góc độ Đạo giáo, thì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ cổ tích Trung Quốc. Cũng như trên trần thế, có vua cai quản đất nước, thì người Trung Quốc tin rằng, thế giới sau khi chết cũng sẽ có người cai quản – đó chính là Diêm Vương. Và vào ngày 2/7 âm lịch đến 12h đêm ngày 14/7 âm lịch, là thời gian Diêm Vương ân xá cho các vong linh, ma quỷ về thăm trần gian. Vì thế để tránh bị quấy phá, người dân thường tổ chức cúng “cô hồn” vào giai đoạn này.
Theo cổ tích Trung Quốc, tháng 7 Diêm Vương thả cho các vong hồn về trần gian (Ảnh:Internet)
Video đang HOT
Sự giao thoa văn hóa giữa các nước láng giềng với nhau, khiến tục cúng cô hồn vào tháng 7 được du nhập vào Việt Nam và trở thành 1 tục lệ dân gian kéo dài đến tận hôm nay. Đó chính là lí do vì sao tháng 7 âm lịch thường được xem là “tháng cô hồn”.
Và với quan niệm tháng 7 âm ở trần gian có rất nhiều vong hồn, quỷ đói…chính vì thế, người dân cúng cháo, gạo, muối…và hạn chế đi ra đường để không bị xui xẻo, muộn phiền. Tục lệ cúng này thường được kéo dài suốt tháng 7 âm.
2. Tháng xá tội cho linh hồn tội lỗi theo Phật giáo
Không như sự giải thích của cổ tích Trung Quốc, định nghĩa tháng 7 âm lịch trong Phật giáo dù cũng thiên nhiều về các vong hồn nhưng có phần nhân văn hơn.
Trong tích của kinh Phật kể rằng, một đệ tử Phật khi đang thiền thì gặp vong hồn quỷ đói. Con quỷ này bảo rằng nếu không cứu đói nó thì nó sẽ không luân hồi được và hại chết người để được đầu thai. Chính vì thế, Phật liền soạn ra một bài kinh để mở đường, dẫn lối siêu thoát cho quỷ dữ, để chúng không gây hại cho bá tánh trên thế gian.
Một mâm cúng cô hồn tháng 7 (Ảnh:Internet)
Về sau, dân gian hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lễ cúng dần dần thành xá tội vong nhân – thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…
Cũng trong tháng 7, người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối… Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới…
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. “Mọi người có thể có đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt”, GS. TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học chia sẻ.
Theo Trân Trân / Trí Thức Trẻ
Trên mỗi cửa sổ máy bay đều có 1 cái lỗ, bạn có biết chúng có ý nghĩa gì?
Nhiều người dù đi máy bay nhiều nhưng vẫn có nỗi sợ khó tả mỗi khi ngồi trong chiếc hộp sắt ở độ cao cả nghìn mét, đã vậy, ngày nọ còn phát hiện ra...
Nhiều người đi máy bay thường thích vị trí ngồi cạnh cửa sổ để được trải tầm mắt ra xa, xem những đám mây, ngắm nhìn phong cảnh bên dưới... nhưng có thể trong một lúc buồn chán, bạn không ngắm nhìn gì khác mà săm soi cửa sổ máy bay và hoảng hồn nhận ra... máy bay của mình bị thủng. Cụ thể là lỗ nhỏ nằm ở cạnh dưới của cửa sổ. Bạn hoảng loạn chỉ muốn chụp ngay lấy áo phao cứu hộ, tông cửa thoát hiểm, lao xuống biển!
Nhưng đừng vội manh động khiến bản thân bị phạt cả chục triệu trong nháy mắt. Thực tế, đây không phải là lỗi kỹ thuật hay thứ gì đe dọa đến bạn đâu mà ngược lại, là chi tiết được chủ định thiết kế ở mọi cửa sổ để cân bằng áp suất trong máy bay, gọi là "lỗ thở".
(Ảnh: Internet)
Máy bay càng tăng độ cao thì chênh lệch áp suất giữa bên trong và ngoài máy bay càng lớn, và áp lực lên lớp kính máy bay "mỏng manh" càng đáng kể. Vậy nên các kỹ sư đã chế tạo kính cửa sổ máy bay tạo thành từ 3 lớp chất liệu acrylic, có khoảng hở rất nhỏ giữa các lớp này, và đặc biệt ở lớp giữa còn có thêm một "lỗ thủng". Theo Marlowe Moncur, giám đốc công nghệ tại GKN Aerospace, thì nhờ thiết kế như vậy, áp lực trong khoang sẽ chỉ ảnh hưởng tới lớp acrylic ngoài cùng.
Và lỗ thở như chúng ta đã thấy và sẽ luôn để ý đến, kể từ bây giờ, ngoài nhiệm vụ quan trọng giữ máy bay không bị nổ tung thì còn giữ cho cửa sổ máy bay không bị bám sương mù, bằng cách loại bỏ hơi ẩm giữa các lớp kính cửa sổ. Dù gì đi nữa thì một phần thú vị không nhỏ của việc đi máy bay vẫn là được ngắm cảnh từ... trên đầu người khác mà.
Hãy bình tĩnh tận hưởng chuyến bay của mình nhé!
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
Bạn có nhận ra bàn phím số của điện thoại và máy tính ngược nhau? Hóa ra là có lý do Chúng ta sử dụng điện thoại và máy tính gần như mỗi ngày nhưng hiếm ai nhận thấy một sự thật lồ lộ: bàn phím số của chúng ngược nhau! Dù cũng là 10 con số, 3 cột, 4 hàng nhưng thứ tự sắp xếp những con số này ở hai loại vật dụng cực phổ biến mà chúng ta đang dùng hàng...