Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV
Sáng nay, 20-10, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc Kỳ họp thứ mười. Chiều 19-10, Tổng thư ký Quốc hội ra thông cáo báo chí cho biết, Quốc hội tiếp tục tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung và chia làm 2 đợt.
Đợt 1: Quốc hội họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20 đến 27-10); Đợt 2: Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội (từ ngày 2 đến 17-11).
Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội; đồng thời, tổ chức tiếp xúc cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để phản ánh với Quốc hội tại kỳ họp.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: quochoi.vn
Chiều 19-10, tại Trung tâm Báo chí, Nhà Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 7 ngày cho công tác xây dựng pháp luật, chiếm khoảng 37% tổng thời gian của kỳ họp, để thông qua 7 dự thảo luật, 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến vào 4 dự án luật khác; trong đó có 1 dự thảo luật, 2 dự thảo nghị quyết trong lĩnh vực quốc phòng. Đó là dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh vào hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Cùng với đó, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung về kinh tế- xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN). Cụ thể là kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2020; kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021; các báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm 2016-2020: phát triển KT-XH, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025; các kế hoạch: Tài chính 5 năm, đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020; xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An…
Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày để xem xét các báo cáo và tiến hành chất vấn về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII.
Trong công tác nhân sự, Quốc hội sẽ phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; phê chuẩn việc miễn nhiệm nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế, nhân sự Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao; bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh…
Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại cuộc họp báo, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ với những đau thương, mất mát của đồng bào miền Trung do bão lũ gây ra; chia sẻ với sự hy sinh, mất mát của các cán bộ, chiến sĩ trong khi thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 1 phút để mặc niệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Man (đại biểu Quốc hội đoàn Quảng Bình, Phó tư lệnh Quân khu 4); các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và đồng bào iền Trung đã bị thiệt mạng trong đợt mưa lũ vừa qua.
Phát động Giải báo chí "75 năm Quốc hội Việt Nam"
Chiều 21/8, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ Phát động Giải báo chí "75 năm Quốc hội Việt Nam", hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2021).
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tại Lễ phát động. Ảnh: N.T
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - Trưởng ban chỉ đạo Giải báo chí "75 năm Quốc hội Việt Nam", đây là lần thứ hai Văn phòng Quốc hội phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí viết về đề tài Quốc hội.
Việc tiếp tục tổ chức Giải báo chí ở quy mô lớn nhằm tiếp tục khẳng định vai trò của báo chí trong việc đưa tin, phản ánh kịp thời, sinh động về hoạt động của Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí viết về Quốc hội, khuyến khích phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí tích cực tham gia tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội và phản ánh ý chí, nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội; ghi nhận và tôn vinh các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về đề tài Quốc hội. Đây cũng là hành động mang ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.
Về thể lệ giải, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Giải cho biết, giải báo chí "75 năm Quốc hội Việt Nam" được áp dụng đối với 5 loại hình báo chí là báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí.
Điều kiện dự giải là các tác phẩm báo chí đã đăng tải, phát sóng trong thời gian từ 1/1/2016 đến 31/10/2020 trên các báo, đài được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động báo chí. Những tác phẩm đã được trao giải thưởng ở các cuộc thi của địa phương, ngành hoặc liên ngành Trung ương được quyền dự Giải báo chí "75 năm Quốc hội Việt Nam", nhưng cần ghi rõ mức giải và đơn vị đã tổ chức cuộc thi, không nhận các tác phẩm đã đoạt giải của Giải báo chí quốc gia.
Trong đó, tác phẩm báo điện tử dự giải phải là tác phẩm sáng tác lần đầu, không phải là phiên bản của báo in. Tác phẩm dự giải của tác giả vi phạm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Luật Báo chí và các quy định pháp luật khác không được xem xét.
Về đối tượng dự giải, tất cả các nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên, các cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan thông tấn, báo chí là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với nội dung nêu trên và đáp ứng các điều kiện đều có thể gửi bài dự giải. Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 3 tác phẩm phù hợp với yêu cầu và điều kiện đã nêu. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một tác phẩm thì giải sẽ trao cho nhóm tác giả. Số tác giả của một nhóm tối đa là 5 người.
Thời hạn nhận tác phẩm dự thi là từ nay đến 31/10/2020 (theo dấu Bưu điện) và giải thưởng được công bố vào ngày 4/1/2021. Các tác phẩm dự giải gửi về: Ban Thư ký Giải báo chí "75 năm Quốc hội Việt Nam" hoặc Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, số 59 Lý Thái Tổ, Hà Nội; Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội, số 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.
Ban tổ chức sẽ trao 50 giải cho các tác giả, tác phẩm xuất sắc, bao gồm 5 giải A (mỗi giải 40 triệu đồng), 10 giải B (mỗi giải 30 triệu đồng), 15 giải C (mỗi giải 10 triệu đồng) và 20 giải Khuyến khích (mỗi giải 5 triệu đồng)./.
Hoàng Yến
Quốc hội dự kiến chất vấn trực tuyến các "tư lệnh" ngành Quốc hội dự kiến sẽ duy trì 2 hình thức họp trực tuyến và tập trung, trong đó tiến hành chất vấn trực tuyến các thành viên Chính phủ. Ngày 14-7, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Báo cáo tại...