Hôm nay Giáo hoàng Francis lên ngôi
Tân Giáo hoàng Francis sắp lên ngôi trước sự chứng kiến của hàng trăm nhà lãnh đạo thế giới và hàng nghìn giáo dân tại Quảng trường St. Peter, Vatican.
Giáo hoàng Francis. Ảnh: AFP
Giáo hoàng Francis dự kiến tham gia Thánh lễ vào 9h30 sáng 19/3 giờ địa phương(tức 15h30 giờ Hà Nội).
Hàng trăm lãnh đạo thế giới và lãnh đạo tôn giáo đã đến thành phố Vatican tham dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Francis tại Quảng trường St. Peter. Đây sẽ là nơi Giáo hoàng người Mỹ Latin đầu tiên nhận biểu tượng chính thức cho quyền lực của người lãnh đạo 1,2 tỷ giáo dân Công giáo.
Hàng trăm nghìn người dự kiến tụ tập tại quảng trường và các con phố để chứng kiến giờ phút người đứng đầu giáo hội lên ngôi. Lễ đăng quang dự kiến diễn ra trong hai giờ đồng hồ.
Video đang HOT
Giáo hoàng dự kiến sẽ rời nơi ở của ngài trong Vatican trước 9h để đi vòng quanh quảng trường St. Peter trên chiếc xe dành riêng cho ngài. Sau đó, ngài sẽ tiến vào Vương cung thánh đường St Peter để khoác lên mình bộ trang phục dành cho buổi lễ.
Một trong các biểu tượng của ngôi vị Giáo hoàng là chiếc nhẫn Ngư phủ bằng bạc mạ vàng. Trên nhẫn có khắc hình thánh Peter râu ria rậm rạp tay cầm một đôi chìa khóa – thể hiện giây phút ngài có được chìa khóa mở cửa thiên đường. Trước kia nhẫn vừa là biểu tượng vừa là con dấu của giáo hoàng, nhưng thời nay các giáo hoàng có con dấu riêng để đóng lên các tài liệu.
Tại bàn thờ phía trước Vương cung thánh đường, Giáo hoàng sẽ được dâng áo bào, và sau đó dâng nhẫn, cùng một cuốn kinh thánh. Kế đó, 6 vị hồng y đại diện cho giáo đoàn thề trung thành với Giáo hoàng.
Tại buổi lễ, 250 vị giám mục và tổng giám mục được bố trí ngồi bên trái bàn thờ, cùng các chức sắc của các giáo hội thiên chúa khác. Hơn 130 quan khách từ các đoàn ngoại giao được ngồi phía bên phải bàn thờ. Phía sau họ là đại diện của các tôn giáo gồm Do Thái giáo, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác. Kế đó nữa là 1.200 thầy tu.
Tân giáo hoàng sẽ phát biểu và thuyết giảng bằng tiếng Italy, trong khi thánh ca được cất lên bằng tiếng Hy Lạp. Trong các phần khác của lễ mixa hôm nay, ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Latinh.
Theo vietbao
Đám đông phấn khích vì sự giản dị của Giáo hoàng
Giáo hoàng Francis để lại ấn tượng mạnh mẽ cho hàng chục nghìn người khi ông hòa lẫn vào đám đông, bắt tay mọi người trên đường phố, hỏi chuyện trẻ con, pha trò trong lúc giảng đạo hôm qua.
Giáo hoàng Francis bước về phía đám đông và nắm tay mọi người sau khi rời khỏi nhà thờ St. Anna hôm 17/3. Ảnh: AP.
Sau khi chủ trì thánh lễ trong nhà thờ St. Anna tại Vatican, Giáo hoàng Francis bước tới một giao lộ ngay bên ngoài nhà thờ. Hành động của ông khiến đội cận vệ bối rối. Giáo hoàng bước về phía đám đông, nắm tay những người mà ông gặp trước sự ngạc nhiên tột độ của họ. Bầu không khí thân mật đến nỗi nhiều người còn nắm vai Giáo hoàng.
"Francesco! Francesco", những đứa trẻ hô vang tên của Giáo hoàng bằng tiếng Italy. Khi Giáo hoàng xoa đầu một cậu bé, ông hỏi: "Cháu có phải là đứa trẻ ngoan không?". Cậu bé gật đầu và Giáo hoàng hỏi lại: "Cháu chắc chứ?"
Có lúc, Giáo hoàng liếc vào đồng hồ và xoay người về phía một cận vệ. "Ta có bao nhiêu thời gian nhỉ?".
Thế rồi Giáo hoàng quay trở lại địa phận của thành phố Vatican để giảng đạo trước các giáo dân và du khách trên quảng trường St. Peter.
Thay vì đọc những câu trong cuốn kinh thánh trên tay, Giáo hoàng thường xuyên thuyết pháp bằng ngôn từ của ông. Người đứng đầu Tòa thánh nói với đám đông rằng ông muốn giảng về lòng khoan dung vì ông đang đọc một cuốn sách nói về sự tha thứ của một Hồng y người Đức. Giáo hoàng ca ngợi vị Hồng y, nói rằng đó là một nhà thần học hàng đầu.
"Đừng nghĩ rằng tôi đang quảng bá những cuốn sách của các Hồng y nhé", Giáo hoàng bông đùa khiến đám đông cười lớn.
Sau đó Giáo hoàng nói rằng lòng khoan dung có thể làm thay đổi thế giới, khiến cõi thế bớt lạnh lẽo và trở nên công bằng hơn. Ông chỉ nói tiếng Italy.
Những hành động của Giáo hoàng Francis hôm qua đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với những tín đồ và du khách trên quảng trường St. Peter.
"Giáo hoàng thực sự là con người bình dân. Ông ấy sẽ làm được điều tuyệt vời cho giáo hội", Emanuel Anatsui, một du khách từ Anh, bình luận.
Gianni Alemanno, thị trưởng thành phố Rome, cũng tới quảng trường St. Peter để nghe bài giảng đầu tiên của Giáo hoàng Francis. Ông nói rằng khoảng 300.000 đã cùng người đứng trên quảng trường.
Theo vietbao
Vì sao tân Giáo hoàng lấy tên hiệu là Francis? Trò chuyện với các phóng viên trong buổi họp báo ngày 16/3, tân Giáo hoàng Francis đã lần đầu bật mí rằng ngài chọn tên hiệu này là để nhắc nhở mình không bao giờ quên người nghèo. Giáo hoàng Francis đã gây ấn tượng mạnh với các phóng viên Buổi họp báo đầu tiên của Jorge Mario Bergoglio, cựu tổng giám mục...