Hôm nay, giá xăng dầu dự báo tăng mạnh
Giá xăng dầu sau kỳ điều chỉnh hôm nay 11/10 dự kiến tăng, trong đó xăng tăng khoảng 300 đồng/lít, dầu diesel có thể tăng mạnh hơn 2.000 đồng/lít.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 6/10 tăng so với kỳ trước ở mức xăng RON92 là 91,84 USD/thùng, RON95 là 94,67 USD/thùng. Riêng dầu diesel tăng mạnh ở mức 134,38 USD/thùng. Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước là 89,17 USD/thùng xăng RON92; 92,64 USD/thùng xăng RON95 và 119,68 USD/thùng dầu diesel.
Trên Oilprice, lúc 6h ngày 11/10, giá dầu WTI giao dịch mức 90,8 USD/thùng, dầu Brent ở mức 96,1 USD/thùng. Trong tuần trước, giá dầu Brent đã tăng 10%, còn giá dầu WTI tăng tới gần 15%. Đây là tuần tăng mạnh nhất của hai loại dầu trên kể từ tháng 3/2022. Nguyên nhân giá dầu thô toàn cầu tăng mạnh xuất phát từ việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẽ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày. UBS Global Wealth Management nhận định với yếu tố này, giá dầu được dự báo sẽ lại vượt qua mốc 100 USD/thùng trong vài quý tới.
Thông tin đến VTC News, lãnh đạo các đại diện doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự báo, kỳ điều hành giá hôm nay 11/10, giá xăng có khả năng tăng trở lại sau 4 lần giảm liên tiếp. Tuy nhiên, xăng chỉ tăng nhẹ còn dầu diesel sẽ tăng mạnh.
“Trong kỳ điều hành ngày 11/10, giá xăng dầu trong nước có thể tăng sau nhiều kỳ giảm do giá dầu thế giới xu hướng tăng trở lại. Mức tăng phụ thuộc vào diễn biến giá thế giới hai ngày tới đây và việc điều hành quỹ bình ổn giá (BOG)”, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói.
Người dân xếp hàng dài, ken đặc để chờ mua xăng tại Hà Nội tối 10/10.
Một số thương nhân kinh doanh xăng dầu cũng dự báo với diễn biến hiện tại, giá dầu diesel có thể tăng 1.900 – 2.200 đồng/lít, trong khi xăng tăng khoảng 300 đồng/lít. Nếu liên Bộ Công Thương – Tài chính chi quỹ bình ổn, giá mặt hàng xăng có thể giữ nguyên và dầu có thể tăng ít hơn.
Video đang HOT
Tại kỳ điều hành trước đó, giá xăng E5 RON92 giảm 1.049 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, bán ra không cao hơn 20.732 đồng/lít; giá xăng RON95 giảm 1.141 đồng/lít, bán ra không cao hơn 21.443 đồng/lít.
Trong khi, giá dầu diesel giảm 328 đồng/lít, bán ra không cao hơn 22.208 đồng/lít. Dầu hỏa giảm 753 đồng/lít, bán ra không cao hơn 21.688 đồng/lít. Dầu mazut giảm 562 đồng/lít, bán ra không cao hơn 14.094 đồng/kg.
Nhà điều hành thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON92 ở mức 451 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 600 đồng/lít, dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít và dầu mazut ở mức 741 đồng/kg. Đồng thời, không thực hiện chi quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu.
Hơn 100 trong tổng số 17.000 cửa hàng đóng cửa
Tối 10/10, Bộ Công Thương phát đi thông cáo cho biết trong những ngày gần đây, có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại một số tỉnh, thành phố như TP.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk…
Tuy nhiên, hiện tượng này được đánh giá không phải phổ biến, do chỉ có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh, các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng nên chủ yếu chỉ duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.
Nhiều doanh nghiệp đã giảm mạnh chiết khấu bán hàng để hạn chế việc lấy nhiều hàng của các đại lý bán lẻ, dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ.
Ngoài ra, tình hình bão lũ vừa qua cũng ảnh hưởng một phần đến việc giao hàng của các doanh nghiệp, dẫn đến gián đoạn hoặc thiếu hụt nguồn cung cục bộ tại một số địa phương.
Nhằm ổn định thị trường xăng dầu, Bộ Công Thương cho hay đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm các loại thuế liên quan đến xăng dầu, cũng như sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước (chi phí để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước trong công thức giá cơ sở) ở mức phù hợp với thực tế, giúp doanh nghiệp tạo nguồn.
Bộ khẳng định đã phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp.
“Công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ thuộc về trách nhiệm của Bộ Công Thương. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu, đảm bảo các chi phí trung gian, tiết giảm chi phí quản trị doanh nghiệp xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp”, Bộ trưởng Tài chính khẳng định.
Bộ Công Thương nêu 2 lý do khiến chiết khấu thấp, DN xăng dầu càng bán càng lỗ
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải lý giải nguyên nhân mức chiết khấu của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thấp.
Thị trường xăng dầu trong nước những ngày gần đây nóng lên bởi câu chuyện "chiết khấu 0 đồng", tức hoa hồng đại lý giảm về 0, khiến càng bán càng lỗ.
Theo ông Hải, mức chiết khấu là mức giảm giá của đơn vị bán xăng dầu (có thể là các doanh nghiệp đầu mối, đại lý, tổng đại lý, thương nhân phân phối...). Hiện nay, không có quy định về mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu. " Nhà nước điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và Nhà nước không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu, chỉ quản lý giá bán lẻ xăng dầu.
Ta hiểu rằng, đây là mức giá trần, khi các doanh nghiệp bán xăng dầu thì họ sẽ bán bằng giá này nhưng chiết khấu một mức độ nào đó cho người mua. Khi nguồn cung xăng dầu dồi dào hoặc giá thế giới giảm thì các doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp bán xăng dầu có xu hướng tăng mức chiết khấu để đẩy lượng bán ra. Ngược lại, khi giá tăng lên thì họ sẽ giảm mức chiết khấu đi", ông Hải nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/10. (Ảnh: Đắc Huy)
Theo ông Hải, thời gian vừa qua, mức chiết khấu kinh doanh xăng dầu thấp vì hai lý do.
Thứ nhất là từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn quý 2, do lo ngại thiếu nguồn cung, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng mạnh lượng nhập khẩu. Tuy nhiên sang quý 3, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm, nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ do nhập khẩu lượng xăng dầu tương đối lớn với giá cao. Và để tiết giản chi phí, giảm thiệt hại trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải giảm mức chiết khấu trong phân phối.
Lý do thứ 2 là từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu rất tăng, ví dụ chi phí vận tải, vận chuyển...nhưng để kiểm chế lạm phát, những chi phí này chưa được Bộ Tài chính - đơn vị trực tiếp quản lý giá các mặt hàng này - công bố điều chỉnh. Để đảm bảo duy trì kinh doanh, các doanh nghiệp đầu mối buộc phải cắt giảm các khoản chi phí, trong đó có mức chiết khấu.
Bộ Công Thương đã nhiều lần đề xuất với các cấp có thẩm quyền và Chính phủ. Ngày 23/9 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo nguồn cung xăng dầu và quyền lợi của các doanh nghiệp liên quan trong kinh doanh xăng dầu.
Nói về vai trò chính của liên bộ Công Thương và Bộ Tài chính trong điều hành thị trường xăng dầu, ông Hải nhấn mạnh hai nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo nguồn cung xăng dầu, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. " Điều này có thể khẳng định Việt Nam làm khá tốt. Chúng ta vẫn đảm bảo đủ nguồn cung trong bối cảnh cả thế giới và khu vực (kể cả những nước xung quanh) gặp nhiều khó khăn về đảm bảo nguồn cung về xăng dầu", ông Hải khẳng định.
Nhiệm vụ thứ hai là điều hành giá xăng dầu. Chính phủ đã chỉ đạo rất rõ là phải bám sát vào giá trên thị trường thế giới; sử dụng quỹ bình ổn linh hoạt. Vì vậy, tại kỳ điều hành gần nhất, giá các loại xăng tương đương giá tháng 7 /2021. Giá dầu cũng tương đối phù hợp với bối cảnh hiện nay.
" Khi điều hành thì có ba nhóm lợi ích. Thứ nhất là doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào và 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam; thứ hai là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và thứ ba rất quan trọng là nền kinh tế vĩ mô (chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, GDP). Vừa qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, liên bộ bám sát vào ba lợi ích này để điều hành một cách hài hòa, hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế", ông Hải nói.
Giá xăng trong nước sẽ tiếp tục giảm Dù còn 4 ngày nữa mới đến kỳ điều hành của cơ quan quản lý nhưng giá xăng trong nước vẫn được dự báo sẽ giảm tiếp do dầu thế giới liên tục lao dốc. Dữ liệu từ Oilprice cho thấy, thời điểm 7h ngày 17/8 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ở mức 86,8 USD/thùng, giảm 0,36...