‘Hôm nay em cần bao nhiêu thời gian cho Hygge của chúng ta?’
Nếu không gặp anh, một chàng trai đến từ Đan Mạch thì tôi chẳng bao giờ có thể tìm được câu trả lời…
Đan Mạch được biết đến là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Có lẽ nhiều người vẫn tự hỏi tại sao và người Đan Mạch có bí quyết gì? Nếu không gặp anh, một chàng trai đến từ Đan Mạch thì tôi chẳng bao giờ có thể tìm được câu trả lời. Và tình yêu của anh, cho đến ngày hôm nay khi chúng tôi đã trải qua 5 lần kỷ niệm ngày cưới vẫn làm trái tim tôi đập rộn ràng như những ngày đầu tiên.
Tháng 12 ở Việt Nam thường rất lạnh, trời giá rét… Nhưng bàn tay anh luôn thường trực sưởi ấm tôi. Anh bảo ở Đan Mạch thời tiết còn khắc nghiệt hơn rất nhiều, mùa đông rét mướt, nhưng mặt trời lại chiếu rất vội. Vì vậy, chúng tôi vẫn chọn cưới vào tháng 12, không giá lạnh nào bằng con người sống mà không có tình yêu.
Tôi còn nhớ, trong lễ cưới, tôi hỏi anh:
- Tại sao em luôn có cảm giác an toàn khi ở bên anh? Hãy luôn bên cạnh em như vậy nhé.
- Tất nhiên, anh sẽ cố gắng cùng em đi những chặng đường hạnh phúc.
Tình yêu.
Thế rồi, cuộc sống mới bắt đầu. Anh đã dần bật mí cho tôi cách người Đan Mạch sống sao cho thật hạnh phúc và vui vẻ. Tất cả hội tụ ở phong cách sống có tên “Hyggen”. Đó là một phần văn hoá không thể thiếu trong đời sống tại Đan Mạch, thẩm thấu vào máu mỗi người dân ngay từ bé và ở bất cứ nơi đâu.
Với anh, ngôi nhà là nơi an toàn nhất và ấm áp nhất đối với mỗi con người. Từ trong suy nghĩ, người dân Đan Mạch đã tưởng tượng đó là nơi mà mọi người cảm thấy dễ chịu và luôn nắm chặt tay nhau. Hay đó có thể là một căn phòng, nơi có “Hygge” và khi bước vào đó họ chấp nhận rũ bỏ những bực bội, phiền muộn của đời sống đằng sau cánh cửa.
Ban đầu, tôi còn chưa tin vào những điều anh nói. Nhưng qua thời gian, anh đã giúp tôi ngẫm ra nhiều điều, tôi đã biết chịu đựng, biết bỏ qua và điều chỉnh cảm xúc. Tất cả những điều đó chính là sống cho bản thân mình. Mỗi khi về đến nhà, chúng tôi dành tất cả thời gian cho nhau, không còn công việc, không phàn nàn, không nghĩ đến những mối quan hệ khác. Ngày nào anh cũng hỏi tôi một câu “Hôm nay em cần bao nhiêu thời gian cho Hygge của chúng ta”. Và đó là cách để vợ chồng cùng nhau xây dựng hạnh phúc.
Video đang HOT
Tình yêu.
Trong các bữa ăn của chúng tôi đều có đôi bàn tay của cả vợ và chồng. Anh luôn cố gắng giúp tôi không cảm thấy một mình và cô độc. Cho dù không biết nấu nướng anh cũng phụ giúp tôi. Và rồi chúng tôi cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon, các thức uống tuyệt hảo và nói về những điều đẹp đẽ từng trải qua trong đời.
Có lẽ, đây là điều không được phổ biến ở Việt Nam.
Nhưng không phải là điều không thể và lại càng nên được phổ biến, nhân rộng. Với những người chưa quen, chúng ta cần học các nguyên tắc “Hygge” như một bản thoả hiệp tạo ra “vùng an toàn” trong đời sống cho đến khi trở thành thói quen.
Nếu bạn thực sự muốn trải nghiệm và thay đổi thì hãy thử những nguyên tắc cơ bản sau của Hygge:
- Tắt điện thoại và các thiết bị điện tử hoặc để chế độ yên lặng, xa tầm tay khi về nhà.
- Buông bỏ mọi ưu phiền, giản đơn hóa mọi khó khăn và trở ngại. Chúng ta có thể nói về nó một lúc khác, gia đình chỉ dành cho việc thư giãn, gắn kết yêu thương với bạn bè, với người thân và với đồng nghiệp.
- Đốt nến lên nếu chúng ta đang ở trong căn phòng tối.
- Hãy trò chuyện về những điều tươi đẹp trong quá khứ và những dự định tốt của tương lai hay về tình yêu dành cho nhau.
- Kể những câu chuyện vui và chơi trò chơi tập thể.
- Chia sẻ và thưởng thức ăn, thức uống, thậm chí những bài nhạc hay cùng nhau.
Tôi đã ngạc nhiên hơn nữa khi “Hygge” được phát triển triệt để ở trường học, nơi công cộng và công sở ở Đan Mạch. Trẻ con sẽ có ngày “thứ Sáu đồ chơi” (Friday toys), các con được mang món đồ chơi mình thích nhất đến trường để chơi hoặc chia sẻ cùng bạn thân. Ngoài ra, các con sẽ kể chuyện về gia đình cho thầy cô, bạn bè, những kỉ niệm vui, những điều đáng nhớ nhất.
Còn Hygge tại nơi làm việc chính là “Friday breakfast” mỗi tuần và “Friday bar” mỗi tháng. Vào những ngày này, đồng nghiệp trong nơi làm việc sẽ tự chuẩn bị bữa sáng, hoặc mang đồ ăn đến nơi làm việc cùng chung vui với mọi người. Đây là một nét văn hóa độc đáo và mọi người sẽ luân phiên nhau để tăng tính đoàn kết và chia sẻ.
“Friday bar” là thứ Sáu đầu mỗi tháng, mọi người sẽ có tiệc đêm hay đốt lửa trại để vui chơi cùng nhau. Chính vì thế mà cuộc sống của người dân Đan Mạch luôn có những giờ phút thư giãn và cân bằng cuộc sống. Dù có bận rộn tới mấy thì họ vẫn cố gắng dành thời gian bên nhau.
Có lẽ, đó là khác biệt lớn nhất trong cuộc sống giữa quê hương anh Đan Mạch và Việt Nam. Anh luôn hỏi tôi rằng, tại sao mọi người lại dành thời gian quá nhiều cho smartphone đến vậy, rồi các thiết bị điện tử khác. Kể cả khi lâu ngày mới gặp, chúng ta vẫn không quên mở smartphone.
Thế nhưng, tội nghiệp nhất có lẽ là trẻ con, những đứa bé ngây thơ cần những thời gian để vận động, giao tiếp lại cũng vô tình sống trong thế giới ảo. Cuộc sống bộn bề đã cuốn đi những giây phút bên gia đình, hàn gắn yêu thương, những buổi nấu cơm cùng gia đình, buổi giã ngoại…
Nên chăng Việt Nam chúng ta cũng hãy có “Hygge” cho riêng mình để cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
Tôi, anh, và sau này sẽ là các con, những thế hệ mai sau đang xây dựng “Hygge” hạnh phúc. Nếp sống không quá khó hay cầu kỳ nhưng quan trọng là chúng ta đồng lòng và quyết tâm.
Theo Phununews
Cái gì đã đổ vỡ, nhặt lên làm gì, xước lòng em mà tim người cũng có đau đâu...
Đừng nhặt lên nữa, xước lòng mình mà tim người cũng đâu có đau? Nếu họ đã muốn ra đi thì dù ta có đặt cược bao nhiêu thứ cũng mãi không có giá trị. Một khi đã đổ vỡ như thế thì chỉ có thể làm lại...
Những gì khiến người ta đau lòng luôn dễ hằn những vết thương tưởng chừng như khó mà lành lại được. Như chiếc cốc đã đổ bể thì làm sao có thể nguyên vẹn đây? Có chấp vá, có hàn gắn, có thế nào thì cũng mãi không thể như ban đầu. Mọi điều trên thế gian này đều như thế, đã hư hao thì mãi không lành lặn được. Đồ vật đã thế thì huống chi là tình cảm, là yêu thương? Và đàn bà luôn biết những điều đó, lắm lúc tổn thương khiến họ còn rõ ràng điều này hơn bất cứ ai. Nhưng biết là một chuyện, còn buông bỏ được hay không lại là một chuyện khác...
Tôi thấy không ít những người đàn bà hằng ngày vẫn triền miên trong những tổn thương không dứt. Họ biết rõ ràng người đàn ông đã từng thề thốt bên họ suốt đời đã không còn như trước. Họ cũng cảm thấy từng nỗi đau người ấy gây ra. Vẫn trầm mình trong biết bao đêm dài cô đơn đến hoang hoải. Họ thậm chí chấp nhận cả việc thế nào cũng được, chỉ cần người ấy có thể quay về bên họ mỗi ngày. Họ có cả ngàn lý do cho sự nắm mãi không buông của mình. Vì gia đình, vì con, vì sẽ chẳng ai hiểu được họ rõ được, vì hàng tá những lý do không tên khác...Nhưng thật ra, lý do cuối cùng cho hết thảy, chính là vì lòng còn thương nên tay cứ nắm mãi những thứ đã không còn thuộc về mình.
Ảnh: Internet
Đàn bà luôn là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh của mình. Họ cũng chẳng cần bất cứ lời khuyên hay an ủi của ai. Vì chính họ đã có câu trả lời cho mình, chỉ là họ vẫn không muốn làm theo, không muốn buông bỏ khổ đau của chính mình. Tôi không trách họ ngu dại, càng không khinh thường họ mãi tự làm mình khổ đau. Tôi thương họ hơn, thương những tình cảm cứ dâng đầy đến mức khỏa lấp cả những vết thương loang lỗ. Có yêu bao nhiêu, có trân quý thế nào, có hy vọng ra sao thì mới đủ sức để không màng đau lòng mà nắm mãi không buông? Đừng vội chê bai họ bất cứ điều gì khi một chút tổn thương của họ bạn cũng không hiểu hết. Phận đàn bà đã vốn đáng được thương hơn là giận, sao không thương luôn cả những đau lòng im lìm kia?
Nhưng tôi vẫn muốn nói họ rằng, cái gì đã đổ vỡ là tan tành, nhặt lên làm gì cho xước bàn tay thế đàn bà? Nếu nó xứng đáng để bạn hy sinh mọi điều thì đã không đổ vỡ. Bạn nên nhớ chẳng có quan hệ nào trên thế gian này có thể bền bỉ khi chỉ có sự cố gắng của một người. Vợ chồng cũng như thế. Đừng nghĩ rằng việc giữ lửa cho gia đình chỉ là nhiệm vụ của đàn bà, gia đình tan vỡ cũng chỉ tại đàn bà. Đàn bà giữ lửa là đúng, nhưng đàn ông mới là người dựng xây trụ cột của gia đình. Một khi đàn ông đã muốn ra đi thì đàn bà mãi không thể giữ lại nổi. Nhưng đàn bà lại chẳng thể nào rời bỏ khi đàn ông nắm tay họ ở lại. Vì vậy mà khổ đau vẫn là đàn bà thua thiệt
Ảnh: Internet
Đừng cố chấp vá, cũng đừng quyết hàn gắn. Chẳng phải đã lắm bận thứ tha, mấy lần níu kéo đến quên hết thảy mỗi điều rồi sao? Đừng nhặt lên nữa, xước lòng mình mà tim người cũng đâu có đau? Nếu họ đã muốn ra đi thì dù ta có đặt cược bao nhiêu thứ cũng mãi không có giá trị. Một khi đã đổ vỡ như thế thì chỉ có thể làm lại mà thôi. Đừng nghĩ rằng sẽ chẳng có thể thay thế được những điều đã không còn đó. Đúng thật sẽ không có gì thay thế được cả. Nhưng những cái mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn thì vẫn luôn đợi chờ ta. Và chắc chắn nó không thể tệ một lần nữa để thay thế cho điều cũ kỹ đau lòng đó. Chỉ là ta không dám đóng cánh cửa ấy để mở một cái khác trong tương lai. Vì vậy mà bất hạnh, mà triền miên tổn thương không dứt...
Đàn bà à, đừng thế nữa, chẳng phải đã quá mỏi mệt rồi hay sao? Sinh ra là phận đàn bà đã lắm xót xa rồi, đừng tự níu mình ở lại những đau lòng khác. Càng trải qua đổ vỡ, bất hạnh thì càng phải biết đâu là con đường an toàn cho mình. Mình không thương mình được thì sao đủ xứng đáng tìm được người tốt để trân trọng mình đây? Những gì đã không đáng thì cả đời vẫn là không đáng. Đã đau thì phải buông, giá nào cũng phải buông, được không hả đàn bà?
Theo Phununews
Đã xác định sẽ cưới, vậy mà tôi chung thủy yêu anh còn anh liên tục phản bội Tôi chung thủy yêu anh nhưng sao anh lại luôn lừa dối tôi? Tôi 27 tuổi, có công việc ổn định. Cách đây gần 3 năm, tôi gặp và quen anh. Lúc đó, anh đang công tác ở gần nhà tôi, còn tôi đang chờ thi công chức. Yêu nhau được 6 tháng, tôi thi đậu và được cử đi làm việc ở...