Hôm nay, công bố thông tin vụ ông Trần Văn Vót kêu oan
Sáng nay, 19/10, TAND Tối cao sẽ tổ chức công bố thông tin về vụ án ông Trần Văn Vót (SN 1949, trú tại xã Phú Phúc, Lý Nhân, Hà Nam), người đã kêu oan suốt 23 năm qua.
Theo hồ sơ vụ án, trong quá trình xảy ra tranh chấp đất đai giữa 2 miền Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, Hà Nam), một quả lựu đạn đã phát nổ làm một người chết (nạn nhân là anh Trần Hoa Việt) và 21 người bị thương vào ngày 29/11/1992.
Ông Trần Văn Vót tại trại giam (ảnh gia đình cung cấp)
Quá trình điều tra, xét xử, các cơ quan tố tụng đã tuyên phạt bị cáo Trần Văn Vót tù chung thân cho 4 tội “Giết người”, “Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội”, “ Tàng trữ vũ khí trái phép” và “Gây rối trật tự công cộng”. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1974, người xã Phú Phúc) bị tuyên phạt 15 năm tù về tội “Giết người”.
Sau khi tòa tuyên án, ông Trần Văn Điền (SN 1932, bố nạn nhân Trần Hoa Việt) đã ròng rã làm đơn đi khắp các cơ quan chức năng kêu oan cho 2 người bị kết án “giết” con mình.
Rất nhiều người dân địa phương khẳng định hôm xảy ra sự việc ông Thanh và ông Vót đều có bằng chứng ngoại phạm. Cụ thể, lúc vụ nổ xảy ra, nhiều người gặp ông Thanh trên đường đi bốc đất thuê về, địa điểm gặp ông Thanh cách hiện trường vụ việc khoảng 1 km. Còn ông Vót lúc xảy ra sự việc đang ngồi uống nước ở nhà hàng xóm, nghe tiếng nổ ngoài bãi, ông Vót mới chạy ra ngoài.
GS Nguyễn Lân Dũng (nguyên đại biểu Quốc hội), đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cũng như Bộ Quốc Phòng, Văn phòng Chính phủ đều có ý kiến đề nghị Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao cần sớm kiểm tra xem xét lại vụ án này để tránh kết tội oan cho ông Vót.
Video đang HOT
Trước mắt cần giải quyết cho ông Vót tại ngoại vì ông đã bị giam đến 24 năm. Ông Vót cũng là cựu chiến binh, có huân huy chương trong chiến đấu, sức khỏe hiện nay rất yếu.
Mới đây nhất, ngày 25/7/2016, Bộ Quốc phòng đã chuyển đơn khiếu nại của ông Trần Văn Điền đến Viện KSND Tối cao và TAND Tối cao để xem xét theo thẩm quyền. Lá đơn đề nghị hai cơ quan này kháng nghị tái thẩm vụ án và minh oan cho ông Trần Văn Vót và ông Trần Ngọc Thanh. Trước mắt cần kiến nghị Bộ Công an cho ông Vót tạm thời được về nhà để chữa bệnh.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Cụ ông hơn 40 năm kêu oan từng xăm hình chim để giữ hy vọng
Những ngày ở tù oan vì cáo buộc sát hại em họ, cụ Trần Văn Thêm xăm lên ngực hình cô gái cầm bó hoa để thể hiện sự trong sạch, và hình chim tung cánh với niềm tin có ngày được tự do.
Hôm nay 11/8, TAND Tối cao sẽ chủ trì buổi xin lỗi công khai ông Trần Văn Thêm (xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), người bị kết án oan với tội giết người, cướp tài sản và phải mang thân phận tử tù hơn 40 năm.
Trở về nhà tối muộn sau ngày dài đi khám bệnh, cụ Thêm mệt mỏi nhưng gương mặt khắc khổ hiện lên niềm vui. Cụ bảo vừa nghe người thân thông tin mình sẽ được xin lỗi công khai, chính thức trở lại làm người tự do.
"Suốt hơn 40 năm, tôi sống trong nỗi oan sai, khổ nhục, phải chịu tiếng xấu với hai bên nội ngoại và bà con làng xã. Điều đau đớn là tôi mang tiếng sát hại em họ để cướp tài sản, một việc tôi không làm và không dám nghĩ tới", cụ Thêm nói.
Cụ Trần Văn Thêm chỉ hình xăm đã mờ theo thời gian.
Năm 1970, ông Trần Văn Thêm và em họ Nguyễn Khắc Văn đang ngủ trong lều ở Cầu Diện, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú (cũ) thì bị đập búa vào đầu. Em họ ông Thêm mất tại bệnh viện, ông Thêm bị thương ở đỉnh đầu.
Đến năm 1972, khi bị đưa ra trước vành móng ngựa của TAND tỉnh Vĩnh Phú (cũ), với cáo buộc sát hại người em họ, ông Thêm đã một mực kêu oan. Tuy nhiên, kết thúc phiên sơ thẩm, ông vẫn nhận án tử hình cho hai tội giết người, cướp tài sản. Năm 1973, TAND Tối cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm đã giữ nguyên bản án sơ thẩm với ông Thêm.
Trong tù, nhiều đêm không ngủ, nằm trằn trọc thương người vợ chịu nhiều khổ cực, thân mang bệnh tật vẫn phải một mình chăm sóc 4 đứa con đang tuổi ăn học, ông Thêm quyết tâm chống án đến cùng. Kiên trì gửi đơn kêu oan từ phòng biệt giam tới các cơ quan chức năng, có lần ông Thêm còn dùng máu của mình để viết một bức huyết thư gửi đi mà không biết có đến được địa chỉ cần thiết hay không.
Năm 1976, ông Thêm được thả ra tù khi một đối tượng bị bắt đã khai là thủ phạm sát hại ông Nguyễn Khắc Văn. Đây là câu chuyện liên quan đến ông Cù Văn Tiện (nguyên phó trưởng ban chỉ huy cảnh sát hình sự Sở Công an tỉnh Vĩnh Phú). Lúc bấy giờ, căn cứ vào vết thương để lại trên đầu ông Thêm và một số chi tiết có thể chứng minh ông Thêm không phải là thủ phạm, ông Tiện xin quyết định khai quật lấy hộp sọ của nạn nhân Nguyễn Khắc Văn đưa về Viện Khoa học hình sự Bộ Công an giám định. Sau đó, ông Tiện đưa ra nhận định, hiện trường nơi xảy ra vụ việc và các dấu vết để lại trên hộp sọ nạn nhân cho thấy vụ án có nhiều mâu thuẫn.
Cùng thời gian này, ban giám thị trại giam phố Lu (Lào Cai) cho hay, nghi can cải tạo tại trại là Phan Thanh Nhàn (17 tuổi, quê Vĩnh Phú) khai nhận mình là hung thủ gây ra vụ giết người tại Cầu Diện. Ông Tiện cùng hai cán bộ phòng cảnh sát hình sự lên trại giam phố Lu lấy lời khai, đồng thời xin lệnh trích xuất của Bộ Công an để đưa Nhàn về Công an tỉnh Vĩnh Phú mở rộng vụ án. Ông Tiện là người đề xuất ba ngành cho ông Thêm được ra tù.
Sau 5 năm 6 tháng 7 ngày ở tù, ông Thêm trở về nhà, nhưng lúc này bà con lối xóm và kể cả anh em họ hàng vẫn xem ông là "tên giết người". Gia đình người em họ Nguyễn Khắc Văn từ mặt ông, vì cho rằng "ông dùng tiền mua chuộc cán bộ để được ra tù sớm".
Cụ Trần Văn Thêm và con gái. Ảnh: Nguyễn Ngân/VTV
Tuy không còn phải đứng trong hàng rào trại giam, nhưng khát khao được minh oan, được chính thức trở lại làm người tự do đã thôi thúc ông Thêm tiếp tục đi kêu oan. Ông cùng với người nhà lần lượt đến gõ cửa các cơ quan, như: TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ... và thường nhận được câu hỏi quen thuộc: "Ông bị oan, vậy có giấy tờ gì chứng minh không?".
Cụ Thêm và người cháu ruột lại miệt mài tìm kiếm, trích lục các giấy tờ, chứng cứ về việc ông từng bị đi tù, từng bị kết án tử hình để tập hợp hồ sơ làm căn cứ giải oan cho bản thân. Đến TAND tỉnh Vĩnh Phú xin sao lục bản án không được, ông Năm tìm vào tận nhà thẩm phán Tạ Thị Minh Tâm - chủ tọa phiên tòa sơ thẩm kết án oan ông, để nhờ xác nhận về việc xét xử vụ án. Có được xác nhận từng bị tuyên án tử hình, ông vội mang giấy về Hà Nội, nhưng cơ quan chức năng thông báo "chưa đủ cơ sở".
Không nản chí, ông Thêm tìm được hai công an từng điều tra vụ án, trong đó có ông Cù Văn Tiện. Có xác nhận của các nhân chứng, cụ Thêm nhờ người trong gia đình, rồi các cháu hai bên nội ngoại viết đơn và gửi đi kêu oan.
"Thấy chú mình viết quá nhiều lần, gửi quá nhiều nơi, tôi có hỏi có mệt mỏi không. Chú ấy bảo, phải tiếp tục vì quá u uất, danh dự con người lớn, cần minh oan để hoá giải mâu thuẫn hai bên gia đình (ông Thêm và người em họ) cũng như con cháu không phải mang tiếng sau này", ông Vũ Văn Mão (65 tuổi, cháu cụ Thêm) cho hay.
Năm 2014, luật sư Nguyễn Văn Hòa (đại diện theo ủy quyền và là người trợ giúp pháp lý miễn phí cho ông Thêm) đã trích lục được hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm kết án ông Thêm tại Công an tỉnh Bắc Ninh. Hy vọng của cụ Thêm về ngày được minh oan dần lớn lên.
Hôm 9/8, nhận được thông tin liên ngành tư pháp trung ương đã họp có kết luận chính thức về việc oan sai của cụ Thêm, gia đình mổ 3 con gà, thắp hương tổ tiên, mời họ hàng sang chia vui. "Chắc vợ tôi vui lắm vì cuối cùng tôi cũng sống được đến ngày minh oan", cụ Thêm rưng rưng.
Hoàng Việt
Theo VNE
"Hung thủ" trong vụ án ở Hà Nam 23 năm liên tục kêu oan Gần 24 năm trôi qua, thế nhưng chưa lúc nào gia đình nạn nhân và hung thủ dừng kêu oan. Hàng nghìn lá đơn được gửi đi các cơ quan chức năng với hi vọng ngày nào đó được minh oan. Trở về sau 15 năm tù về tội "Giết người", dường như anh Trần Ngọc Thanh (tức Thủy, SN 1974, người xóm...