Hôm nay chia tay buồn thì cứ khóc đi, chuyện họp lớp để ngày sau rồi tính
Buồn thì cứ khóc, đâu có sao. Họp lớp là chuyện của tương lai cơ mà.
Nhắc đến kỷ niệm tuổi học trò, có hai hình ảnh đối lập nhau là những giọt nước mắt ngày chia tay và sự trống vắng đến không ngờ của ngày họp lớp. Ai rồi cũng phải trải qua những điều đó thôi. Ngày chia tay thì ôm nhau khóc lóc vật vã như muốn chết đi sống lại, hẹn nhau phải giữ liên lạc rồi họp lớp phải đông đủ các kiểu. Đến ngày họp lớp có khi chẳng ma nào thèm mò tới. Hóa ra tình anh em chắc có bền lâu.
Những hình ảnh khóc sướt mướt này…
Đó là lý do khi những bức ảnh khóc lóc chia tay của một nhóm học sinh được đăng lên mạng xã hội, lại có không ít comment vào ném đá.
‘Lúc ra trường thì khóc với chả lóc rồi chống mắt lên xem đến lúc gọi họp lớp được bao nhiêu đứa thèm đi.’
‘45 người khóc xong năm sau 40 đã xem á mà.’
‘Khóc đi mấy đứa, tình chị em nhiều vô. Mai mốt 20/11 rủ về thăm thầy cô không đứa nào đi. Chưa kể tình anh chị em sứt mẻ, chắc có bền lâu.’
‘Khóc cho dữ vô tới ngày họp lớp đếm trên đầu ngón tay.’
‘Nhớ hồi xưa ra trường cả lớp cũng khóc như mưa, tới giờ kêu họp lớp được đúng 3 mống trong khi sĩ số lớp hơn 4 chục.’
… tự nhiên bị ném đá.
Đó đều là những comment phũ nhưng mà thật của những con người từng trải. Không tin bạn cứ thử ‘chống mắt’ lên rồi sẽ thấy, những buổi họp lớp hàng năm cứ thế vẫn dần, thưa dần và có khi chẳng còn ai chịu xách mông đến họp lớp. Trong bối cảnh ai cũng lấy nước mắt rửa mặt, những nụ cười vô tư hiếm hoi được cộng đồng mạng nhiệt tình hưởng ứng. Có người còn thú nhận rằng ngày bế giảng không nặn ra được giọt nước mắt nào. Có người lại cho rằng những đứa đang ôm nhau khóc lóc kia đang làm màu, giả tạo.
Thực ra ấy mà, khóc hay cười, vui hay buồn là cảm xúc cá nhân của mỗi người. Chia tay mình không buồn hoặc buồn nhưng không khóc không có nghĩa là người khác cũng phải giống mình. Bạn hiểu hông? Cảm giác lúc đó rất buồn, rất tiếc nuối thì sao? Người ta làm sao ngăn được cảm xúc. Thế nên một người khóc vào ngày chia tay nhưng lại không có mặt trong buổi họp lớp cũng không thể coi là họ giả tạo được.
Thời đi học có bao nhiêu kỷ niệm đáng nhớ.
Sau này bạn sẽ hiểu khi bước vào đời có rất nhiều áp lực. Mới đi làm phải dành 200% công suất cho công việc. Có gia đình, con cái lại thêm trách nhiệm, thêm thứ để chăm lo. Có những thời điểm con ốm mà công việc vẫn bộn bề, bạn bè lại réo gọi họp lớp. Lúc đó người ta buộc phải cân nhắc và lựa chọn cái gì quan trọng hơn thôi. Nếu là bạn, bạn có sẵn sàng bỏ lại gia đình, gác lại công việc đang deadline ngập đầu để đi họp lớp không? Nói như thế không phải để bênh cái ‘bọn’ không chịu đi họp lớp, không về thăm thầy cô bao giờ. Có nhiều lý do khiến người ta không thể tham gia họp lớp được và không phải lý do nào cũng bị liệt vào hàng ý thức kém.
Ngày cuối gặp nhau hãy cứ thoải mái thể hiện cảm xúc của mình.
Còn những người không vướng bận gia đình, công việc, không đến họp lớp chỉ vì… không thích nhưng cứ luôn mồm nói là mình bận thì thôi không xét làm gì nữa. Những người ấy thì bỏ qua đi. Quy luật bình thường ấy mà. Ai rồi cũng sẽ thay đổi, chỉ là thay đổi theo chiều hướng thế nào. Họ đến một môi trường mới, có những mối quan hệ mới, những mối quan hệ cũ cứ nhạt dần, chẳng còn thắm thiết như xưa. Thà phũ công khai còn hơn giả nai gượng gạo. Nhìn thấy mặt nhau mà chẳng biết nói gì, không khí cũng mất vui đi. Trưởng thành là như thế đấy, ai còn muốn trân trọng mối quan hệ với bạn bè cũ họ sẽ ở lại, những người khác cứ để họ đi, tình cảm đâu ai bắt ép được.
Nói tóm lại, ngày bế giảng ai muốn cười cứ cười, ai thích khó cứ khóc. Cảm xúc của mình thì mình thể hiện, chẳng việc gì phải kìm nén. Còn họp lớp là chuyện của tương lai thì cứ để ngày mai tính. Nhé!
‘Nhắn gửi thanh xuân’ – nghe để lấy cảm hứng về họp lớp.
Hằng Nga
Theo baodatviet
Những "huyền thoại" họp lớp: Ra trường đã 15, 20 năm vẫn gặp nhau gần đủ sĩ số
Lớp bạn Tết này đã gặp nhau chưa?
Buổi họp lớp dịp Tết vừa là dịp thăm hỏi nhau cũng là dịp để những người bạn sau bao năm xa cách được gặp lại nhau, được sống lại những khoảnh khắc, kỷ niệm của một thời cắp sách tới trường, cũng là dịp để các khóa học trò thăm lại trường xưa, tri ân thầy cô giáo của mình. Tuy nhiên, thực tế không phải cuộc họp lớp nào cũng thành công tốt đẹp.
"Ngày chia tay khóc cho chán vào đến lúc họp lớp thì chả ai đi" - câu này cũng đúng mà cũng sai. Đúng vì với nhiều lớp, cứ mỗi một lần tụ tập là quân số lại rơi rụng bớt, có lớp thậm chí còn chả thèm gặp nhau.
Tết này lớp bạn đã họp lớp chưa? Có bao nhiêu người đi. Nếu không ai chịu đi họp lớp, hãy gửi cho họ bài viết này nhé. Có rất nhiều lớp dù mỗi người học một nơi, kẻ nam người bắc nhưng ới một tiếng là tập trung đầy đủ, không thiếu một ai.
Buổi họp lớp của nhóm bạn từ cấp 1 đến Đại học, năm nào cũng đông đủ
Hội bạn chơi với nhau 15 năm - từ cấp 1 đến Đại học, phá tan mọi định kiến về tình bạn tuổi học trò không lâu bền
Còn đây là buổi họp lớp của cựu học sinh trường THCS Thạch Bàn (Hà Nội). Sĩ số trước đây của lớp là 40 còn buổi họp lớp có đến 32 người tham gia - kỷ lục khó có thể lặp lại.
Học sinh trường THPT Nghĩa Đàn (Nghệ An) niên khóa 1999-2002, ra trường từ rất lâu, đi họp lớp vẫn gần đủ sĩ số!
Tập thể lớp 12A2, niên khoá 1998 - 2001 của trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (Cần Thơ): 20 năm sau ngày ra trường, họp lớp vẫn gần đủ người.
Theo Helino
Lớp học ra trường 40 năm đăng ảnh về họp lớp không thiếu một ai, nhưng xúc động nhất vẫn là bài thơ của cô giáo cũ Mọi người đều cảm thấy ngưỡng mộ tinh thần tập thể của các thế hệ đi trước, trong khi ngày nay giới trẻ gần như lãng quên hai chữ "họp lớp". Mỗi lần cộng đồng mạng thấy những album ảnh chia tay khóc lóc, mọi người đều đưa ra một câu cảm thán khá giống nhau: "Khóc lắm thế thì năm sau có...