Hôm nay BV Hòa Bình thông tin vụ chạy thận 8 người chết phải có hóa đơn đỏ
Ông Lê Xuân Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: Hiện tại sự việc rất dài dòng và phức tạp. Mọi vấn đề liên quan đến việc bồi thường, bệnh viện sẽ thông tin cụ thể bằng văn bản cho báo chí hôm nay 14.11.
Gia đình nạn nhân vụ chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình vẫn chưa nhận được tiền bồi thường.
Đến nay tất cả các gia đình trong vụ tai biến chạy thận tám người chết ở Hòa Bình vẫn chưa nhận được tiền bồi thường từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trước đó, chiều 13/11, thông tin xuất hiện trên mạng xã hội từ tài khoản Facebook mang tên LS Hoàng Trung cho biết đến nay cả 8 gia đình nạn nhân tử vong trong vụ tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vẫn chưa nhận được tiền bồi thường vì gia đình chưa thể xuất trình hóa đơn tài chính việc ma chay nạn nhân.
Cụ thể, dòng trạng thái từ tài khoản Facebook trên có đoạn viết: “Hoá đơn đỏ
Nhận vụ trợ giúp pháp lý cho 8 gia đình nạn nhân tử vong vì chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình… Đã hơn nửa năm trôi qua mà phía bệnh viện chưa bồi thường cho các gia đình nạn nhân.
Video đang HOT
Lý do chính mà bệnh viện chưa bồi thường là các gia đình phải xuất trình hoá đơn tài chính việc ma chay. Trong khi các gia đình nạn nhân đa phần là đồng bào dân tộc, ở tít tận trong bản. Bà con loay hoay không biết làm thế nào mà liên hệ với dưới âm để xin hoá đơn được đây”.
Trước thông tin trên, chúng tôi đã liên lạc với người nhà bà Quách Thị Phượng và ông Bùi Văn Chính (hai nạn nhân trong vụ tai biến chạy thận). Cả hai gia đình cho biết vụ tai biến đã diễn ra từ tháng 9/2016, đến nay đã hơn nửa năm và nhiều lần gia đình làm việc với bệnh viện nhưng vẫn chưa có đền bù nào đến tay.
Theo đó, các gia đình sẽ nhận được mức bồi thường khác nhau. Tuy nhiên, phải có hóa đơn cụ thể các khoản mà gia đình tổ chức ma chay cho nạn nhân như mua quan tài, chi phí tang lễ, thuê người tụng kinh…
“Tang gia bối rối, bây giờ hầu như cả tám gia đình đều không có một giấy tờ nào đưa bệnh viện nên không thể lấy tiền bồi thường”, gia đình bà Phượng cho hay.
Liên quan đến vấn đề này, chiều cùng ngày phóng viên liên hệ với ông Lê Xuân Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, để tìm hiểu thực hư sự việc. Vị giám đốc này cho hay: “Hiện tại sự việc rất dài dòng và phức tạp, không thể trao đổi qua lời nói. Mọi vấn đề liên quan đến việc bồi thường, bệnh viện sẽ thông tin cụ thể bằng văn bản cho báo chí vào ngày 14/11″.
Ông Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, cho biết hiện tại Sở Y tế chưa nhận được báo cáo nào của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình về vấn đề này.
Các gia đình nạn nhân đã nhờ đến sự trợ giúp pháp lý của các luật sư.
Theo Hà Phương (PLO)
Thiết bị lọc máu được bảo trì một ngày trước vụ tai biến làm 7 người chết
Thiết bị lọc máu được bảo trì một ngày trước vụ tai biến làm 7 người chết
Cơ quan điều tra đang lấy lời khai đơn vị cung cấp và bảo trì hệ thống chạy thận cho bệnh viện Hòa Bình, nơi xảy ra tai biến y khoa làm 7 người chết, một người nguy kịch.
Sáng 31.5, Công an Hòa Bình phối hợp với cán bộ của Tổng Cục cảnh sát đã có buổi làm việc tại trụ sở Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (Trung Hòa, Cầu Giấy).
Một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an, cho VnExpress biết, buổi làm việc nhằm thu thập tài liệu, thông tin phục vụ điều tra nguyên nhân 7 người chạy thận tử vong ở bệnh viện Hòa Bình.
"Cơ quan điều tra cũng lấy lời khai của những người liên quan để sớm làm sáng tỏ vụ việc", vị này nói.
Ghi nhận của phóng viên, hơn 10h sáng nay, cổng trụ sở Công ty Thiên Sơn khóa trái. Một số người mặc sắc phục công an làm việc với những người liên quan bên trong nhà.
Theo hồ sơ từ bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, Công ty Thiên Sơn là đơn vị cung ứng thiết bị vật tư và bảo hành thiết bị y tế, trong đó có các thiết bị lọc máu chạy thận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Khoảng một ngày trước vụ tai biến y khoa làm 7 người chết, Công ty đã bảo trì thiết bị và hệ thống lọc nước tinh khiết liên quan đến quy trình lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Cơ quan điều tra đã niêm phong toàn bộ hệ thống máy móc tại Bệnh viện để điều tra nguyên nhân.
Trụ sở Công ty Thiên Sơn trong sáng nay được khóa trong, công an làm việc với những người liên quan ở phía trong. Ảnh: Phương Sơn.
Sáng 29.5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tổ chức điều trị chạy thận nhân tạo cho 18 người. Sau 45 phút, cả 18 bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, 7 người tử vong sau đó. Theo bác sĩ Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, nguyên nhân sự cố cần thời gian xác minh song nhiều khả năng do sốc phản vệ.
Ngày 30.5, Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án với tội danh Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" (điều 242 Bộ luật Hình sự).
Điều 242: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác 1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Phương Sơn (VNE)
Vụ 7 người tử vong ở Hòa Bình: Nạn nhân nặng nhất qua cơn nguy kịch Chị Nguyễn Thị Bích Ngân (45 tuổi) - bệnh nhân bị nặng nhất trong vụ 18 người bị nghi sốc phản vệ (7 người tử vong) khi chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, đã tạm thời qua cơn nguy kịch. Chị Ngân đang được các bác sĩ tập trung cứu chữa tận tình. (Ảnh: Xuân Tuấn) Ngồi bên cửa kính...