Hôm nay bắt đầu phạt xe không sang tên đổi chủ
Hôm nay (15/4), quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện của BộCông anbắt đầu có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
Theo đó, người tham gia giao thông sẽ bị “truy” phạt khi phương tiện bị tạm giữ và xác định có hành vi vi phạm.
Để việc triển khai Thông tư 11/2103/TT-BCA được rõ ràng và đảm bảo đúng quy định, Trung tướng Đỗ Đình Nghị – Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục VII – Bộ Công an, vừa có văn bản gửi lãnh đạo công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về triển khai thực hiện xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện.
Lực lượng CSGT không được phép hỏi và xử phạt “ xe không chính chủ” trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên đường
“Lực lượng CSGT và các lực lượng cảnh sát khác được huy động tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) không dừng xe trên đường hoặc khi xử lý các vi phạm khác không được yêu cầu người điều khiển phương tiện phải chứng minh là xe đi mượn, xe của gia đình… để kiểm soát phát hiện vi phạm và xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” – Trung tướng Đỗ Đình Nghị nhấn mạnh.
Khi thực hiện xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo theo Thông tư 11/2013/TT-BCA của Bộ Công an, Trung tướng Đỗ Đình Nghị lưu ý: Đối với đăng ký xe, không xử phạt các trường hợp làm thủ tục sang tên, di chuyển theo quy định Đối với trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ, thông qua cơ sở dữ liệu đăng ký xe hoặc xác minh để xác định hành vi vi phạm không yêu cầu người vi phạm hoặc chủ phương tiện phải chứng minh.
Video đang HOT
Nếu hết thời hạn tạm giữa phương tiện nhưng không xác định có hành vi vi phạm “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” thì người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt đối với hành vi đã vi phạm và làm thủ tục trả phương tiện theo quy định.
Đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của dân 24/24h
Tại Hà Nội, chiều 13.4, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Công an TP Hà Nội (PC 67) đã đưa ra các kế hoạch tổ chức triển khai nhằm quán triệt lực lượng CSGT nắm vững, thực hiện đúng quy định của Bộ Công an, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký quản lý phương tiện góp phần đảm bảo TTATGT, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
PC 67 yêu cầu lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện đúng quy trình công tác, điều lệnh, tư thế, tác phong, thái độ ứng xử giao tiếp không được hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà khi tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác đăng ký xe.
Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng PC67, khẳng định: “Lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, điều khiển giao thông thì chỉ xử lý những hành vi vi phạm giao thông và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Lực lượng CSGT không được phép hỏi và kiểm tra, xử lý lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định đối với người tham gia giao thông.”.
Những ngày qua người dân Hà Nội đổ xô đi sang tên đổi chủ xe để tránh bị phạt
“Ngay từ sáng sớm ngày 15.4, PC 67 sẽ bố trí trực địa bàn, kiểm tra tại các nút giao thông, 4 điểm đăng ký xe ô tô và 29 quận, huyện trên toàn thành phố về công tác tuần tra kiểm soát trên đường, điều khiển giao thông, công tác đăng ký xe theo quy định, trong xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện.
Người dân có thể phản ánh về PC 67 những điều cán bộ chiến sĩ CSGT làm chưa đúng hoặc vấn đề bất cập về những công tác liên quan qua đường dây nóng 04.9424451. Nếu cán bộ chiến sĩ thực hiện chưa đúng thì sẽ bị nhắc nhở chấn chỉnh ngay tại chỗ và tùy mức độ để xử lý kỷ luật” – đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết.
Hiện đang là thời gian cao điểm người dân làm thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện, vì thế, đại tá Thắng yêu cầu tại các điểm đăng ký trên toàn thành phố phải tăng cường cán bộ làm công tác tiếp dân, trích dẫn quy định và dán thông báo, hướng dẫn công khai cho nhân dân được biết.
Lực lượng phải nghiêm tục thực hiện các quy định về đăng ký xe, khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên đổi chủ phương tiện nếu thấy thiếu thủ tục giấy tờ thì cán bộ chiến sỹ phải có trách nhiệm ghi lại đầy đủ cho người dân xem cần bổ sung những gì, tránh để người dân phải đi lại nhiều. Phải làm hết việc chứ không làm hết giờ.
Với việc xử lý cò mồi tại các điểm đăng ký xe, đại tá Thắng yêu cầu chỉ huy đội quản lý xe và công an các quận huyện phải tổ chức trinh sát, hình sự, để điều tra xử lý các đối tượng cò mồi, chân gỗ, môi giới dẫn dắt đưa vào đăng ký và gây nhũng nhiễu cho người dân, đảm bảo trật tự công cộng tại các điểm đăng ký phương tiện.
Được biết, hiện Hà Nội có gần 5 triệu phương tiện, trong đó 500.000 ô tô và gần 4,5 triệu xe máy, số lượng ô tô đã sang tên đổi chủ tính đến ngày 12.4 là 3.223 chiếc, lượng xe máy đăng ký sang tên đổi chủ cũng tăng cao so với trước đó.
Theo vietbao
Hợp thức xe không chính chủ: Sợ lọt xe gian
Nhiều ý kiến lo ngại kẻ xấu có thể lợi dụng việc Bộ Công an sửa Thông tư 36/2010 theo hướng tạo điều kiện cho những người mất chứng từ mua bán xe qua nhiều đời chủ làm thủ tục sang tên, đổi chủ để hợp thức hóa xe gian.
Chiều 13/12, TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, cho biết trong cuộc họp tại Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) - Bộ Công an vừa diễn ra đã có nhiều ý kiến phản biện xung quanh các nội dung sửa đổi trong Thông tư 36 về đăng ký xe.
Cần mở rộng thời gian sang tên, đổi chủ
"Cơ quan soạn thảo đang hình dung việc thực hiện sang tên, đổi chủ phương tiện quá đơn giản, chưa đi vào chiều sâu vấn đề. Bản chất của sự việc liên quan đến quyền sở hữu tài sản, sở hữu phương tiện nên nếu không quy định chặt chẽ thì người dân sẽ bị cán bộ gây phiền hà hoặc dễ xảy ra những tranh chấp giữa chủ cũ và mới của chiếc xe" - ông Sơn nhận định.
Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36 quy định trường hợp người đang sử dụng xe (chủ xe) không có chứng từ chuyển nhượng thì phải có đơn cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc hợp pháp của xe và xác nhận của công an xã/phường/thị trấn về địa chỉ nơi cư trú của chủ xe.
Xử lý một trường hợp vi phạm giao thông tại TP Hà Nội. Ảnh: Đỗ Du
Nếu thấy đáp ứng yêu cầu, cơ quan đăng ký xe cấp giấy đăng ký tạm thời (theo biển số cũ), thời hạn 30 ngày và đóng dấu "Không được chuyển nhượng xe" vào giấy đăng ký tạm để quản lý đồng thời gửi thông báo tới địa chỉ của người đứng tên trong giấy đăng ký xe và niêm yết tại trụ sở cơ quan đăng ký. Sau 30 ngày từ ngày gửi thông báo, nếu không có khiếu kiện, tranh chấp thì cấp giấy đăng ký cho chủ xe.
Theo ông Sơn, phải quy định cụ thể trong hồ sơ xin xác nhận tại công an xã/phường/thị trấn gồm những loại giấy tờ gì? Thời gian xác nhận là bao lâu? Trong trường hợp chủ cũ của chiếc xe sau khi nhận được thông báo mà tìm tới cơ quan đăng ký để phản ánh chiếc xe đó bị mất trộm chứ không phải mua bán thì giải quyết thế nào? Lúc ấy, có căn cứ vào trình báo của người dân tại thời điểm mất xe hay không?
Những người không trình báo nhưng lại có người làm chứng thì giải quyết ra sao? "Hiện có khoảng 30% - 40% xe không chính chủ nên khi được tạo điều kiện sẽ có tình trạng ồ ạt làm thủ tục. Chắc chắn sẽ có rất nhiều trường hợp phức tạp nên chỉ cho người dân thời hạn 6 tháng để làm thủ tục sang tên, đổi chủ là chưa hợp lý mà cần mở rộng lên 1 năm" - ông Sơn kiến nghị.
Chuyển qua tòa nếu có tranh chấp
Trao đổi với phóng viên, thượng tá Nguyễn Kim Hải, Trưởng Phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an - người trực tiếp tham gia soạn thảo thông tư sửa đổi Thông tư 36, khẳng định không có chuyện quy định tạo kẽ hở để kẻ xấu dễ dàng lợi dụng hợp thức hóa xe gian. "Đồng thời với việc sửa Thông tư 36, chúng tôi sẽ sửa cả các văn bản khác liên quan đến nghiệp vụ của công an làm thủ tục cấp đổi đăng ký xe, trong đó có Thông tư 37/2010 về quy trình đăng ký xe. Đối với những trường hợp mất chứng từ mua bán và xe đã được mua bán qua nhiều đời chủ chỉ khi xác định chắc chắn mới được sang tên, đổi chủ" - ông Hải cho biết.
Theo ông Hải, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, nếu lực lượng công an phát hiện hành vi gian dối để hợp thức hóa xe gian thì sẽ tịch thu xe, đồng thời chuyển hồ sơ để xử lý hình sự. Trường hợp xảy ra tranh chấp dân sự giữa chủ cũ và mới của xe mà không thể giải quyết được thì cơ quan công an sẽ chuyển hồ sơ vụ việc qua tòa án.
Ông Hải cho biết việc sửa đổi Thông tư 36 và các quy định liên quan vẫn đang được Bộ Công an tiến hành trên cơ sở phối hợp, trao đổi với Bộ Tài chính. "Bộ Tài chính quy định mỗi lần bán xe phải xuất trình đầy đủ giấy tờ và nộp phí sang tên, đổi chủ. Tuy nhiên, thực hiện theo cách của chúng tôi sẽ thuận tiện cho người dân nhưng có thể gây thất thu thuế nên phải được Bộ Tài chính đồng ý" - ông Hải nói.
Phải giảm phí hết mức
TS Lê Hồng Sơn cho rằng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an rốt ráo thực hiện sửa quy trình, thủ tục để người dân dễ dàng thực hiện sang tên, đổi chủ phương tiện thì Bộ Tài chính cũng phải nhanh chóng sửa quy định về lệ phí. "Trước đây, người dân không đi làm thủ tục sang tên, đổi chủ phương tiện vì chính sách trong quá khứ (Hà Nội không cho đăng ký xe tại 4 quận nội thành mức lệ phí trước bạ tại TPHCM, Hà Nội cao gấp nhiều lần so với địa phương khác mỗi người chỉ đăng ký 1 xe...). "Đa số phương tiện không chính chủ hiện nay là xe máy nên phải giảm phí hết mức để người dân chủ động làm thủ tục và phải thực hiện cùng lúc với thời điểm thông tư về đăng ký xe có hiệu lực"- ông Sơn nói.
Theo 24h
Chính chủ là ai, chính chủ là ta... Thật là phiền toái, khi bạn phải đi xe không chính chủ và vì thế, bạn cảm thấy hơi bực bội hoặc ghen tị với cái gã đứng tên chính chủ trên giấy tờ xe mình. Vì cái tên gã đó mà bạn sẽ phải bỏ ra cỡ vài trăm ngàn đến dăm bảy chục triệu, kèm theo một chuỗi các thủ tục...