Hôm nay, Ấn Độ ra mắt tàu sân bay nội địa 5 tỷ “đô”
Ấn Độ hôm nay sẽ ra mắt tàu sân bay đầu tiên do nước này tự thiết kế và chế tạo với chi phí ước tính lên tới 5 tỷ USD, chậm 2 năm so với kế hoạch.
Tàu sân bay tự chế của Ấn Độ.
Lễ hạ thủy tàu sân bay nội địa tên gọi INS Arihant, với sự tham dự của giới chức quốc phòng cấp cao và các nhà ngoại giao, sẽ đánh dấu việc Ấn Độ gia nhập câu lạc bộ các nước có thể tự thiết kế và chế tạo tàu sân bay của riêng mình, sau Anh, Pháp, Nga và Mỹ.
Tàu sân mới trọng tải 40.000 tấn sẽ được hạ thủy tại thành phố cảng Kochi ở phía nam Ấn Độ và con tàu sẽ thiết lập một chuẩn toàn cầu mới xét về kích thước và độ phức tạp, Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay.
“Chúng tôi mất 7-8 năm để thiết kế nó”, Giám đốc văn phòng thiết kế của hải quân Ấn Độ, ông A K Saxena, cho hay.
Ông A K Saxena nhắc tới dự án chế tạo tàu sân bay được khởi động vào năm 2009 là “phức tạp và đầy thách thức”.
Lễ hạ hủy diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ thông báo rằng tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên của mình đã sẵn sàng để thử nghiệm trên biển – một bước đi trước khi nó có thể hoạt động đầy đủ – và gọi đó là một “thành tựu lớn” của đất nước.
Video đang HOT
Chính phủ Ấn Độ đang đầu tư hàng chục tỷ USD để nâng cấp các vũ khí quân sự chủ yếu từ thời Liên Xô trong bối cảnh New Delhi tăng cường sự phòng thủ tại một khu vực bất ổn.
Ấn Độ đã hạ thủy tàu ngầm INS Arihant trọng tải 6.000 tấn vào năm 2009 trong khuôn khổ một dự án nhằm chế tạo 5 tàu như vậy. Các tàu này sẽ được trang bị ngư lôi và tên lửa hạt nhân.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hôm 10/8 cho hay ông “rất vui khi biết rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu INS Arihant, tàu ngầm hạt nhân bản địa đầu tiên của Ấn Độ, giờ đây đã đạt được tính giới hạn”, một dấu mốc mà trong đó một lò phản ứng có khả năng tự hoạt động.
Sau khi hoàn thiện việc lắp đặt các trang thiết bị và tiến hành các cuộc chạy thử trên biển, tàu sân bay tự chế dự kiến sẽ gia nhập hải quân Ấn Độ vào năm 2018.
Con tàu mới sẽ hoạt động cùng một tàu sân bay khác mua của Nga, INS Vikramaditya. Nga dự kiến sẽ được bàn giao tàu sân bay này cho Ấn Độ vào cuối năm nay, chậm 4 năm so với kế hoạch.
Hồi năm 2011, Nga đã bàn giao tàu ngầm tấn công hạt nhân Nerpa trọng tải 8.140 tấn cho Ấn Độ sau 2 năm trì hoãn.
Ấn Độ hiện có một tàu sân bay – một tàu 60 năm tuổi của Anh mà Ấn Độ mua năm 1987 và đặt tên là INS Viraat.
Theo công ty tư vấn KPMG, Ấn Độ sẽ chi 112 tỷ USD cho việc mua sắm quốc phòng trong giai đoạn 201-2016.
Theo Dantri
Báo Nhật: Ấn Độ chiếm ưu thế về nguồn nhân lực tàu sân bay so với TQ
Trên phương diện phát triển tàu sân bay, Trung Quốc chiếm ưu thế về phần cứng, nhưng Ấn Độ lại chiếm ưu thế về nguồn nhân lực quan trọng nhất.
Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
Ngày 16/7, tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản đưa tin, Ấn Độ và Trung Quốc có ý định sử dụng cụm tác chiến tàu sân bay làm trung tâm để xây dựng hạm đội biển sâu đã không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng, cường quốc trên biển mới nổi nào có ưu thế hơn về phát triển tàu sân bay, Trung Quốc hay Ấn Độ? Điều này rất khó nói.
Theo báo Nhật, hiện vẫn không thể nhận định Trung Quốc và Ấn Độ, nước nào chiếm ưu thế hơn về phát triển tàu sân bay. Riêng về phần cứng, Hải quân Trung Quốc có thể chiếm ưu thế, còn Hải quân Ấn Độ lại chiếm ưu thế về phương diện nguồn nhân lực quan trọng nhất.
Nếu hai hạm đội đụng độ nhau ở vùng biển của Trung Quốc, sĩ quan chỉ huy Trung Quốc không chỉ sẽ cử lực lượng mặt nước, mà còn sẽ điều tàu ngầm, máy bay cất cánh từ sân bay trên đất liền và tên lửa chống hạm phóng từ trên đất liền, do đó hỏa lực tập trung sẽ lớn hơn nhiều sức mạnh của bản thân hạm đội.
Nhưng, nếu xung đột xảy ra ở vịnh Bengal, tình hình sẽ ngược lại. Trọng tải của tàu sân bay Vikramaditya là 45.000 tấn, trong khi trọng tải của tàu sân bay Varyag là 67.000 tấn. Kích thước rất quan trọng, thân tàu càng lớn, không gian dành cho kho chứa máy bay và đường băng cũng càng lớn, như vậy có thể mang theo lực lượng hàng không có quy mô lớn hơn, đa dạng hơn.
Tàu sân bay Vikramaditya đang được Nga cải tạo cho Ấn Độ, hiện đã chạy thử trên biển.
Được biết, tàu sân bay Varyag có thể mang theo khoảng 26 máy bay chiến đấu cánh cố định, còn tàu Vikramaditya chỉ có thể mang theo 16 máy bay chiến đấu và 10 máy bay trực thăng.
Mặc dù số lượng hoàn toàn không thể quyết định tất cả, nhưng nó rất quan trọng trong tác chiến không đối không, vì vậy ưu thế nằm ở phía Trung Quốc.
Báo Nhật cho rằng, Hải quân Ấn Độ chiếm ưu thế lớn hơn so với Quân đội Trung Quốc về kỹ thuật bay và kỹ thuật điều khiển tàu. Những phi công của Không quân Mỹ từng diễn tập mô phỏng với Không quân Ấn Độ, đã ca ngợi kỹ thuật và sự tự tin của Không quân Ấn Độ.
Trong hơn 50 năm qua, ít ra Hải quân Ấn Độ cũng có kinh nghiệm thao tác tàu sân bay. Hải quân Ấn Độ đã sớm có văn hóa hàng không trên biển, trong khi nguồn nhân lực Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng loại văn hóa này. Vì vậy, ưu thế thuộc về Ấn Độ.
Báo Nhật kết luận, trước khi thực sự triển khai chiến đấu, tàu sân bay của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là "hộp đen", không thể dự đoán ai hơn ai kém
Tàu sân bay Viraat của Hải quân Ấn Độ. Ấn Độ có kinh nghiệm thao tác tàu sân bay.
Theo GDVN
Nhật khoe tàu sân bay, tiêm kích TQ sẵn sàng chiến đấu Ngay sau khi Nhật tiến hành hạ thủy tàu DDH183 Izumo ngày 6/8, xuất hiện thông tin tiêm kích J-15S biến thể 2 chỗ ngồi của Trung Quốc đã sẵn sàng tham chiến trên tàu sân bay Liêu Ninh. Dường như đây là thông điệp cả 2 bên muốn gửi đến nhau. Thông tin trên được chuyên gia phân tích quân sự Đài...