Hôm nay (12/5), quyết định số phận 5 triệu yen trong thùng loa cũ
Có được nhận lại số tiền 5 triệu yen trong chiếc loa thùng cũ hay không tôi cũng không biết”, chị Ánh Hồng nói.
Trong ngày mai, số phận của 5 triệu yen trong chiếc loa thùng cũ sẽ được định đoạt, chị Hồng ve chai có nhận được không?.
Mệt mỏi chờ đợi…
Chiều 11/5, trong cái nắng gay gắt của trời Sài Gòn, chúng tôi đến nhà chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi), người mua được thùng loa cũ và phát hiện bên trong có 5 triệu yen hơn một năm trước.
Mồ hôi nhễ nhại, chị Hồng đẩy chiếc xe chất đầy bao ve chai về căn nhà trọ nằm trong con hẻm trên đường Trần Văn Quang (phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM). Vừa đẩy chiếc xe vào nhà, chị Hồng lấy chai nước uống ừng ực để thỏa cơn khác.
Quẹt giọt mồ hồi đang chảy trên trán, chị Hồng vừa thở vừa nói: “Thật sự mấy nay, hai vợ chồng tôi rất mệt mỏi. Việc có được nhận lại số tiền 5 triệu yen trong chiếc loa thùng cũ hay không đến giờ hai vợ chồng tôi cũng không rõ. Có thông tin nói chúng tôi phải đợi thêm 9 năm nữa”.
Tỏ vẻ bực tức, chị Hồng cho biết: “Lúc phát hiện 5 triệu yen trong chiếc loa thùng cũ mua được, tôi đã nhanh chóng mang giao nộp cho công an. Và được thông tin sau 1 năm ra thông báo, nếu không ai đến nhận chủ sở hữu số tiền này thì tôi sẽ được nhận. Tuy nhiên, mới đây có một luật sự phát ngôn trên báo cho rằng để nhận lại số tiền này tôi phải đợi thêm 9 năm nữa. Không biết tới lúc đó, hai vợ chồng tôi có còn sức để đợi hay không?”.
“Ngày mai (12.5), tôi cùng với luật sư hỗ trợ pháp lý miễn phí sẽ lên công an quận Tân Bình tiếp tục làm việc. Phía công an nói, trong ngày mai sẽ có văn bản trả lời cụ thể việc tôi có được nhận hoặc không được nhận lại số tiền 5 triệu yen hay không?”, chị Hồng cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo chị Hồng, vào cuối tháng 4 vừa qua, đúng thời hạn 1 năm kể từ khi công an quận Tân Bình ra thông báo tìm chủ sở hữu số tiền 5 triệu yen nhưng không ai đến nhận. Khi chị Hồng đang chuẩn bị làm thủ tục để nhận lại số tiền thì bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) xuất hiện nói là có thể số tiền này là của chồng bà – ông Afolayan Caled (quốc tịch Nam Phi). Do đó, cơ quan công an quận Tân Bình phải làm các thủ tục để xác minh đơn của bà Ngọt.
Bà Ngọt cho biết, trước khi đến với bà, ông Afolayan Caled có thời gian giảng dạy tiếng Anh ở Nhật. Năm 2009, sang Việt Nam dạy tiếng Anh ở các trung tâm. Bà Ngọt sau đó kết hôn với ông Afolayan Caled. Thời gian sống chung, bà Ngọt thấy chồng có 3 chiếc loa thùng và có nghe ông Afolayan Caled nói có để dành được số tiền 6 triệu yen nhưng không biết cất ở đâu, sau đó năm 2013 ông Afolayan Caled về nước chăm sóc mẹ già và ở luôn bên đó.
Chị ve chai sẽ hưởng được số tiền trong chiếc loa cũ?
Luật sư Hà Hải – Đoàn luật sư TP.HCM người hỗ trợ pháp lý miễn phí cho chị Hồng cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, bà Ngọt vẫn chưa cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh số tiền 5 triệu yen là của chồng bà. Hơn nữa nếu muốn đứng ra giải quyết số tiền này bà Ngọt phải có giấy tờ chứng minh bà và ông Caled đã kết hôn và phải có giấy ủy quyền của ông Caled”.
“Nếu chưa hết 1 năm mà có người đến nhận đó là số tiền của mình thì người đó phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh. Nếu không chứng minh được thì không thể được nhận. Cho đến thời điểm hiện nay, đã quá 1 năm kể từ thời điểm thông báo mà vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu đối với số tiền 5 triệu yen này.
Sự việc có người đến nhận là chủ sở hữu nhưng không đưa ra được bằng chứng chứng minh mình là chủ sở hữu thì cũng coi như chưa xác định được ai là chủ sở hữu. Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 239 Bộ luật Dân sự năm 2005, bà Hồng được xác lập quyền sở hữu đối với số tiền 5 triệu yên này”, luật sư Hải nói.
Trước đó, vào chiều ngày 21/3/2014, vợ chồng chị Hồng đem chiếc loa thũng cũ ra trước nhà trong hẻm đường Trần Văn Quang đập để lấy kim loại bên trong. Chồng chị phát hiện bên trong có một hộp gỗ dài khoảng 20cm, rộng khoảng 15cm và khá sâu. Khi chiếc hộp được mở, vài tờ tiền bay ra và được một số người đứng gần đó nhặt. Lời đồn về hai vợ chồng mua ve chai “trúng kho báu” lan rất nhanh.
Chỉ vài giờ sau, nhiều người kéo đến nhà trọ của chị để xin tiền “lấy hên” hoặc “làm kỷ niệm”. Trong đám đông còn có nhiều thanh niên lạ mặt gây áp lực buộc vợ chồng anh phải chia tiền. Hoảng sợ, hai vợ chồng phải đóng chặt cửa và chạy lên gác “cố thủ”, sau đó giao nộp toàn bộ số tiền 5 triệu yen cho công an xử lý.
“Ngày mai, nếu có quyết định không được nhận lại số tiền 5 triệu yen vợ chồng tôi sẽ rất buồn và hụt hẩng. Còn nếu được nhận số tiền lớn, hai vợ chồng sẽ trang trải cho cuộc sống gia đình bớt khổ, dành dụm tiền cho hai con ăn học, xây lại nhà cho cha mẹ hai bên, cho chị em cùng cảnh ngộ một ít. “Một ít chị sẽ làm từ thiện cho các em nhỏ mồ côi, người mù ở chùa… Lộc trời cho thì mình phải sử dụng số tiền cho xứng đáng”, chị Hồng ve chai nói.
Theo Dân Việt
9 năm nữa chị ve chai nhặt được 5 triệu yên mới được nhận tiền?
Chị mua ve chai nhặt được 5 triệu yên cần phải chờ thêm 9 năm nữa mới có thể nhận được tiền, trong trường hợp không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu là ý kiến của chuyên gia.
Theo những tin tức mới nhất trên báo VTV, vụ việc người mua ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật hiện vẫn tiếp tục làm dư luận hết sức quan tâm và băn khoăn. Sau đúng 1 năm theo quy định của pháp luật, số tiền 5 triệu yên vẫn chưa thuộc về chị Huỳnh Thị Ánh Hồng.
Nguyên nhân là do Công an quận Tân Bình, TP.HCM, đơn vị thụ lý vụ việc này cho rằng, sự việc đang có dấu hiệu của tranh chấp khi nhận được đơn trình báo của bà Phạm Thị Ngọt nhận số tiền này thuộc về mình. Hiện những vấn đề pháp lý lại tiếp tục được đặt ra, khi mà công an Tân Bình đã chuyển hồ sơ lên toà án giải quyết.
Bàn về những diễn biến mới nhất của vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật, đã có nhiều ý kiến của giới luật sự và chuyên gia pháp lý nhưng kết quả vẫn chưa ngã ngũ. Mới đây, trong một buổi trao đổi với báo Thanh Niên, luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn luật sư TP.HCM) đã phân tích tính chất của vụ việc người mua ve chai nhặt được tiền ở một góc cạnh khác.
Vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và giới chuyên gia luật. Ảnh Thanh Niên
Theo đó, luật sư Thi cho rằng để xác định điều luật nào điều chỉnh đến đối tượng nào thì cần xác định tính chất của đối tượng đó là gì. "Phải xác định 5 triệu yên là gì? Hầu hết các ý kiến cho rằng là vật, từ đó áp dụng quy định đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên, vật vô chủ...
Tuy nhiên, điều hiển nhiên ai cũng biết 5 triệu yên là tiền. Điều 163 Bộ luật Dân sự (BLDS) về tài sản đã ghi rõ: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tác giả. Vậy 5 triệu yên là tiền chứ không phải là vật, vậy tại sao chúng ta cứ lấy quy định đối với vật để áp dụng trong trường hợp này", luật sư Thi đặt vấn đề.
Theo ý kiến của luật sư Thi, tiền là một tài sản được xác định hoàn toàn khác hẳn với vật. Chị Hồng phát hiện được 5 triệu yên trong thùng loa cũ và chiếm hữu nó là hoàn toàn ngay tình, chị cũng đã công khai. Do đó, đây là trường hợp sẽ được xác lập quyền sở hữu tài sản theo khoản 7, Điều 170, tức chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều, 247 BLSD.
Trong khi đó, khoản 1, Điều 247 BLDS quy định: "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ khi chiếm hữu...". Sau khi tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì quyền sở hữu của chủ sở hữu sẽ chấm dứt.
Theo ý kiến của Luật sư Thi, phải sau 9 năm nữa thì chị ve chai nhặt được 5 triệu yên mới có thể được nhận được. Ảnh Tuổi Trẻ
"Theo quy định tại Điều 174 BLDS thì tiền được phân loại là động sản. Do đó, người chiếm hữu ngay tình, công khai, liên tục 10 năm thì mới trở thành chủ sở hữu. Cụ thể, chị Hồng cần phải chờ thêm 9 năm nữa thì trở thành chủ của 5 triệu yên nếu không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu.
Trong trường hợp này, cơ quan công an cần trả số tiền cho chị Hồng nhưng chị chưa được sở hữu nên chưa được sử dụng và định đoạt. Vì vậy, cần phải mở một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng đợi đến hạn mới được nhận", luật sư Thi nói.
Vấn đề pháp lý ở đây là cơ quan nào sẽ quản lý hay giám sát tài sản trong trường hợp chờ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Luật sư Thi cũng đề xuất nên chăng cần bổ sung thêm chức năng, thẩm quyền này cho tòa án, và cần được nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng Dân sự cho phù hợp.
Theo Chât lương Viêt Nam
Vụ 5 triệu yen: Kẻ đưa, người đẩy! Công an quận Tân Bình, TP HCM cho biết sẽ chuyển hồ sơ vụ 5 triệu yen cho tòa án phán quyết nhưng TAND quận Tân Bình khẳng định không thuộc thẩm quyền của mình vì chưa phát sinh tranh chấp Chị Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM) hiện đang cố gắng tìm những chứng cứ để chứng...