Hollywood và những cuộc nổi loạn của trí tuệ nhân tạo
Những bộ phim xoay quanh chủ đề trí truệ nhân tạo hay robot chưa bao giờ trở nên cũ kĩ tại Hollywood.
“Hơn cả máy móc, chúng ta cần tình người. Hơn cả sự khéo léo, chúng ta cần lòng tốt và tính hoà nhã. Không có những phẩm chất này, cuộc sống sẽ trở nên bạo lực và tất thảy đều sẽ biến mất.” (Charlie Chaplin – The Great Dictator).
Trong thời đại hiện nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm cách nâng cao khả năng của robot với hi vọng chúng sẽ dần thay thế con người trong những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc phát triển trí tuệ nhân tạo cũng đi kèm với rất nhiều rủi ro khi người máy ngày càng sở hữu bộ não thông minh hơn nhưng chúng lại không hề có cảm xúc.
Đó chính là cảm hứng để các nhà làm phim Hollywood thỏa sức vẽ nên tương lai cho thế giới, tươi sáng có mà u tối cũng có. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập qua một số lần Hollywood đã tạo ra những “kẻ hủy diệt” thực sự.
1. 2001: A Space Odyssey (1968)
Nội dung phim chủ yếu xoay quanh hành trình thực hiện “Sứ mệnh Sao Mộc” của con tàu Discovery One được điều khiển bởi siêu máy tính HAL 9000, trên con tàu có phi hành gia Bowler Keirr Dullea cùng các đồng nghiệp.
Trong quá trình vận hành con tàu, HAL 9000 đã bị lỗi, và “hắn” quyết định sẽ thủ tiêu toàn bộ phi hành đoàn để che đậy những sai sót của mình. Trên tất cả, 2001 đặt nền móng cho dòng phim viễn tưởng khám phá không gian, và là một trong những hồi chuông cảnh báo đầu tiên về sự tham vọng không hồi kết của con người.
2. The Terminator (1984)
Lại một tương lai tăm tối được vẽ ra, khi công nghệ phát triển đến mức tự tìm thấy tiếng nói của riêng mình thì đó cũng là lúc con người bị trí tuệ nhân tạo Skynet thống trị. Thủ lĩnh John Connor trở thành anh hùng của thế giới khi đang cố gắng níu kéo cán cân chiến thắng về phía con người.
Thế nhưng, Skynet đã gửi người máy T-800 (Arnold Schwarzenegger) về quá khứ để sát hại Sarah Connor (Linda Hamilton) nhằm ngăn chặn không để John có cơ hội được sinh ra. Ngoài những phân cảnh rượt đuổi mãn nhãn, The Terminator (1984) còn đặt ra một câu hỏi nhức nhối mà đến tận bây giờ rất nhiều người xem vẫn còn băn khoăn: Không phải loài nào xuất hiện trước, mà là loài nào mới là trung tâm?
3. Robocop 2 (1990)
Nhân vật phản diện của bộ phim, ED-209 là sự kết hợp giữa máy móc và bộ não của tên trùm ma túy Cain sau khi hắn đã bị hạ gục. Ban đầu, cỗ máy được Tập đoàn OCP tạo ra với sứ mệnh trở thành Robocop 2 tân tiến hơn để dần thay thế thế hệ Robocop đầu tiên, bảo vệ thành phố. Nhưng sau đó, ED-209 đã chứng minh rằng, OCP đã sai bởi vì nó vẫn còn giữ bản chất xấu xa của Cain và ra tay giết hại nhiều người vô tội, khiến Robocop buộc phải tham gia vào một cuộc chiến đầy nguy hiểm để tiêu diệt tên robot to lớn và mạnh mẽ hơn mình.
4. The Matrix (1999)
Những ai đã từng xem The Matrix hẳn sẽ không bao giờ quên được viễn cảnh ám ảnh khi những cỗ máy được sáng tạo vào đầu thế kỷ 21 quyết định nổi dậy, nuôi cấy con người và sử dụng bộ não của con người như một dạng năng lượng sinh học để vận hành chúng.
Video đang HOT
Những tay sai đắc lực của chương trình trí tuệ nhân tạo đồ sộ đứng sau mọi thứ chính là các Sentinel với hình dạng như những con bạch tuộc máy với các cú ra đòn nguy hiểm chết người. Sự hấp dẫn của The Matrix không chỉ dừng lại ở nội dung phức tạp, thực ảo đan xen, mà còn bao hàm cả những cảnh quay ấn tượng, trau chuốt với kỹ xảo tân tiến đi trước thời đại.
5. I, Robot (2004)
Bộ phim lấy bối cảnh vào năm 2035 khi robot đã phát triển vượt bậc và được can thiệp rất sâu vào đời sống của con người. Ở đó, người ta tin rằng tất cả các robot đều tuân theo Ba Điều Luật – những quy tắc giới hạn nhiệm vụ và quyền hạn của robot.
Tuy nhiên, thanh tra Spooner lại không tin rằng tất cả các robot đều sẽ hành động theo Ba Điều Luật, và anh đã đúng khi các cỗ máy bắt đầu nổi loạn. Con người rơi vào khủng hoảng vì họ đã quá chủ quan và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào những cỗ máy. Tuy nhiên, điều bất ngờ là cuối cùng, thứ cùng Spooner lập lại trật tự lại là Sonny – một robot có hình dáng của con người.
6. The day the Earth stood still (2008)
Trong bộ phim, Gort là loại robot công nghệ cao luôn đi cùng với Klaatu để thực hiện nhiệm vụ cảnh báo cư dân Trái Đất về tác hại của việc phát triển vũ khí hạt nhân. Gort mang đến thứ cảm giác ớn lạnh khi bạn bị một vật thể trống rỗng, vô hồn và nguy hiểm theo dõi. Hình ảnh Gort lạnh lùng kết liễu mạng sống của đối phương chỉ với một tia laze mỏng manh cho đến nay vẫn khiến cho nhiều người bị ám ảnh và dè chừng.
7. X-Men: Days of future past (2014)
Cũng với tên gọi là Sentinel, nhưng lần này là những cỗ máy do Tiến sĩ Bolivar Trask sáng tạo nên. Mang quan điểm người đột biến là giống loài nguy hiểm sẽ mang đến sự diệt vong cho con người, Trask âm thầm thí nghiệm và sáng tạo ra các người máy Sentinel với đầy đủ các khả năng để phục vụ cho một mục đích duy nhất: tận diệt dị nhân.
Đó là lí do nhóm X-Men cử Wolverine trở về quá khứ để ngăn chặn Trask chế tạo thành công Sentinel. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là vì Sentinel cũng chỉ là những cỗ máy, một khi hệ điều hành của chúng bị ảnh hưởng, chúng sẽ sẵn sàng chuyển mục tiêu từ “dị nhân” thành “con người.”
8. Avengers: Age of Ultron (2015)
Ultron vốn là một chương trình do Tony Stark (Iron Man) chế tạo ra với mục đích bảo vệ thế giới. Tuy nhiên, trí tuệ vượt bậc của Ultron tự nhận ra rằng, thứ đang hủy diệt thế giới là chiến tranh, mà yếu tố tạo nên chiến tranh lại là con người. Ultron quyết định giết sạch con người để “cứu rỗi” thế giới.
Hắn đưa thành phố Slokovia có trọng lượng tương đương với viên thiên thạch đã làm tuyệt chủng loài khủng long ra ngoài khí quyển và ném xuống Trái Đất. Khi đó, Stark cùng với đội Avengers phải quyết tâm hạ gục Ultron để cứu lấy loài người và cũng để sửa chữa cho sai lầm của mình.
9. Blade Runner (1982)
Năm 2019, công nghệ của thế giới đã phát triển đến mức Tập đoàn Tyrell tạo ra được người nhân bản có tuổi đời là bốn năm, nhưng lại được cấy vào não lượng ký ức đồ sộ của con người. Điều này khiến một số Replicant nghĩ rằng mình thật sự là con người. Các Replicant được tạo ra để thay thế con người làm những công việc rất vất vả, và rồi, với cảm xúc của riêng mình, chúng nhận ra sự tàn bạo của con người và khao khát được đối xử công bằng. Chúng nổi dậy, và đó là lúc những Blade Runner xuất hiện để tận diệt những Replicant phản loạn.
Phần hậu truyện sắp tới của Blade Runner (1982) chính là Blade Runner 2049 với bối cảnh LA của 30 năm sau, khi Replicant đã phát triển tới một trình độ cao hơn, tuổi thọ dài hơn và tất nhiên là có nhiều hành động nguy hiểm hơn. Liệu sĩ quan K ( Ryan Gosling) phải chiến đấu với điều gì khi thời khắc tận thế đang tiến tới càng lúc càng gần? Và liệu Blade Runner 2049 có mang lại câu trả lời thỏa mãn nhất cho thắc mắc muôn thuở, rằng Deckard là người thật hay cũng chỉ là một Replicant sống với những ký ức chẳng phải của mình?
Theo TTT
Blade Runner đã "nuôi dưỡng" hàng thập kỷ nền điện ảnh Hollywood như thế nào?
Trong điện ảnh, đôi khi những tác phẩm kinh điển không phải lúc nào cũng được ghi nhận vào thời điểm nó ra đời, hoặc khiến giới phê bình rơi vào tranh cãi. "Blade Runner" do đạo diễn gạo cội Ridley Scott thực hiện từ năm 1982 là một ví dụ điển hình.
Khi lần đầu tiên ra mắt khán giả vào mùa hè năm 1982, Blade Runner hoàn toàn bị đánh bại ở phòng vé bởi đối thủ nặng ký E.T. (Extra-Terrestial) của đạo diễn Steven Spielberg, và đối mặt với nguy cơ trôi vào dĩ vãng. Tuy nhiên, 35 năm sau đó, "đứa con thầm lặng" của Ridley Scott trong lòng phần đông khán giả lại được coi là một trong số những tác phẩm viễn tưởng có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đối với nền điện ảnh hiện đại.
1. Một khởi đầu đầy mạo hiểm
Poster bằng tranh của "Blade Runner"
Chuyển thể bởi Ridley Scott từ những trang sách "Do Androids Dream of Electric Sheep?" (Liệu Người Máy Có Mơ Về Cừu Điện?) của tác giả Philip K. Dick, kể câu chuyện về một viên cảnh sát có nhiệm vụ "khai tử" các người máy với hình dạng giống người đến mức khó phân biệt, có thể dễ thấy vì sao Blade Runner kén người xem đến vậy.
Vào thời điểm ra mắt của phim, tầm nhìn của Ridley Scott dường như quá liều lĩnh đối với phần đông khán giả thời đó khi miêu tả một thế giới tương lai giả tưởng cực kỳ chi tiết với phần hình ảnh đầy sự táo bạo. Không những vậy, ở đây còn có một sự mơ hồ nhất định trong việc xây dựng câu chuyện và các nhân vật.
Đây cũng chính là lý do mà phim phải chịu sự can thiệp một cách thô bạo từ phía nhà sản xuất, bị cắt ghép nhiều, thậm chí nhặt nhạnh cả cảnh trong phim The Shining (1980 - Stanley Kubrick) để phục vụ cho một cái kết "có hậu" nhàm chán.
Nhưng chính điều này lại cho Ridley Scott có cơ hội "chuộc" lại lỗi lầm của hãng phim, khi lần đầu tiên đưa khái niệm "Director's Cut" mà chúng ta vốn đã quá quen thuộc ngày nay vào sử dụng.
Blade Runner "nổi tiếng" là một trong những tựa phim có nhiều "dị bản" nhất
Một bản phim gốc chưa qua chỉnh sửa của ông đã được phát hành lại qua đường băng đĩa chính thức, nhưng cũng chưa thực sự thỏa mãn đối với vị đạo diễn khó tính này. Trong suốt 20 năm tiếp theo đó, ông đã liên tục sửa chữa, bổ sung, và phát hành hàng loạt các bản "vá lỗi" khác nhau cho bộ phim này. Đây có lẽ chính là niềm cảm hứng bất tận cho George Lucas và hàng chục lần thay đổi Star Wars cho tới khi không còn nhận ra nổi bản gốc.
2. Đặt nền móng cho dòng phim khoa học viễn tưởng
Vậy Blade Runner "bản chuẩn" có gì mà khiến cộng đồng yêu điện ảnh phải ca ngợi hết lời trong suốt ngần ấy năm như vậy?
Nếu quên đi giọng kể chuyện vô hồn của Harrison Ford trong bản chiếu rạp và những chắp vá ngớ ngẩn của nhà sản xuất, thì phần hình ảnh của phim chính là điều đầu tiên làm nên tên tuổi của Blade Runner.
Bộ phim đã đặt nền móng cho phong cách hình ảnh đặc trưng trong dòng phim khoa học viễn tưởng với bối cảnh tương lai mang nhiều tính "hiện thực", và có chút gì đó "hoài cổ". Ridley Scott đã xây dựng nên một thế giới ngập tràn những tòa nhà cao ốc khuất tầm mắt, ánh đèn neon chói chang từ các biển hiệu quảng cáo khổng lồ, nhưng lại được chồng chéo lên những tòa nhà cổ xập xệ trong những khu ổ chuột nhớp nháp nghèo túng, sặc sụa khói bụi của ô nhiễm, và những đường ống lộ thiên chi chít. Thế giới của Blade Runner nghiệt ngã và tối tăm, nhưng cũng hết sức "khả thi" trong thực tế.
Sự dự đoán vị lai trong Blade Runner là "khung sườn" cho nhiều bối cảnh phim khoa học viễn tưởng sau này
Không chỉ đơn giản là tận dụng triệt để sức mạnh của công nghệ kỹ xảo hình ảnh đã từng được những Star Wars hay Alien tiên phong từ trước đó, Blade Runner có tầm cỡ rộng lớn hơn nhiều, khắc họa nên một thế giới "gần gũi" và trần trụi hơn với hiện thực vào thời điểm đó.
Đâu đấy trong những tác phẩm của lớp đạo diễn "hậu thế", người ta có thể nhìn thấy tinh thần của Blade Runner ẩn hiện như The Matrix (1999), Dark City (1999), The Fifth Element (1997), hay thậm chí là Ghost in the Shell (1995) đến từ Nhật Bản. Những đô thị sầm uất, lớp chen lớp, với những chiếc ô tô bay lượn ngợp trời giống như Back to the Future (1985) hay kể cả là 3 phần prequel của Star Wars cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ridley Scott.
Dễ dàng nhận thấy cái chất của "Blade Runner" trong "The Fifth Element"
3. Còn nhiều nữa những giá trị nhân bản
Tuy nhiên, giá trị của Blade Runner không chỉ nằm trên một lớp bề mặt hào nhoáng và lạ lẫm, mà còn ở việc tạo điều kiện cho những câu chuyện viễn tưởng có tính hàn lâm và triết học khác có cơ hội được ra đời với tầm cỡ ngang ngửa dạng như Minority Report (2002), Total Recall (1990), hay như Inception (2010) của Christopher Nolan.
Cũng giống như Blade Runner, hầu hết những câu chuyện này đều lấy cốt lõi từ sự "hoang mang" của loài người trước tốc độ phát triển quá chóng mặt của công nghệ tiên tiến. Đó là nỗi sợ hãi về một viễn cảnh tối tăm khi những sai lầm về "con người" sẽ dẫn đến những thảm họa khôn lường từ máy móc.
Hình tượng những người máy làm phản trong "Blade Runner" thực sự rất ám ảnh
Đây là tư tưởng vốn đã từng được khai thác từ "buổi bình minh" của dòng tiểu thuyết khoa học viễn tưởng từ đầu thế kỷ 20, tiêu biểu như tác giả Isaac Asimov với tác phẩm kinh điển I, Robot. Nhưng chỉ đến khi công nghệ thông tin trong thế giới thực đuổi kịp trí tưởng tượng của các nhà làm phim, những tác phẩm kiểu như Blade Runner, hay sau này là Terminator (1984), Matrix (1999), Ex Machina (2014) mới có cơ hội khai thác sâu hơn đề tài này, với những thay đổi nhất định phù hợp với hiện thực phát triển của cuộc sống.
Di sản mà Blade Runner để lại cho lịch sử điện ảnh là hết sức khó đong đếm, và nó sẽ còn tiếp tục len lỏi ngày càng sâu hơn vào những ngóc ngách không tưởng khác của nghệ thuật đại chúng; ngoài điện ảnh như truyện tranh, trò chơi điện tử,...
Ở thời điểm hiện tại, Blade Runner 2049 đang liên tục nhận được những tán dương bất ngờ từ phía các nhà phê bình và nhà báo, khiến cho người ta tiếp tục kỳ vọng vào một sự kế thừa xứng đáng. Nếu như chứng tỏ được giá trị của mình, tầm ảnh hưởng của tượng đài điện ảnh này sẽ còn trải dài tới những tương lai xa hơn thế.
Theo TTT
Vẻ ngọt ngào của mỹ nhân Cuba đóng 'Blade Runner 2049' Ana de Armas ghi dâu ân khi vao vai ngươi tinh tai tư Ryan Gosling trong tac phâm khoa hoc viên tương. Ana de Armas đong phim tư hơn 10 năm trươc, nhưng chi đên "Blade Runner 2049", my nhân 29 tuôi mơi tao đươc dâu ân riêng ở lang điên anh thê giơi. Trong phim, diên viên vao vai Joi, cô gai...