Hollywood lôi kéo diễn viên Hoa ngữ làm “bình hoa di động”
Không cần biết nam hay nữ, chỉ cần là diễn viên Hoa ngữ nổi tiếng thì đưa vào một vai diễn “nho nhỏ” để quảng bá phim nơi thị trường khổng lồ ở châu Á – đó là cách các nhà làm phim Hollywood đang làm.
Người đẹp Angelababy xuất hiện trong bom tấn Hollywood Independence Day: Resurgence – Ảnh: Weibo
Mùa hè 2016, ekip làm lại bộ phim Jumanji đưa ra “đơn đặt hàng” cho các đơn vị tìm kiếm tài năng là họ cần một diễn viên Hoa ngữ cho bộ phim này.
Nam hay nữ? Không quan trọng.
Vai diễn chính xác là như thế nào? Cũng không rõ ràng nốt.
“Họ chỉ muốn một yếu tố Trung Quốc. Họ cũng chẳng cần biết đó sẽ là gì”, báo Wall Street Journal trích lời một công ty tìm kiếm tài năng.
Theo Wall Street Journal, đó là một ví dụ minh chứng cho xu hướng của các nhà làm phim Hollywood những năm gần đây: mời diễn viên Trung Quốc đóng phim Mỹ nhằm lấy lòng khán giả Trung Quốc bởi thị trường này có khả năng trở thành bá chủ phòng vé toàn cầu trong vài năm tới.
Một vài bộ phim sắp tới như God Particle, hay phần tiếp theo của Star War -Rogue One – cũng có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng đến từ Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang là thị trường phim lớn thứ hai thế giới, với doanh thu 5 tỉ USD tính từ đầu năm đến nay, theo số liệu của công ty tư vấn dữ liệu chuyên về phim ảnh EntGroup Inc. có trụ sở tại Bắc Kinh.
Trong khi đó, doanh thu phòng vé Mỹ trong khoảng thời gian trên là 8,1 tỉ USD.
Tuy nhiên, doanh số bán vé nửa đầu năm nay cho thấy điều mà các nhà làm phim Hollywood đang lo sợ: phim nước ngoài hiện chỉ chiến 46,9% doanh số bán vé, sụt giảm so với 53,5% cùng kỳ năm ngoái.
Phim Trung Quốc đang ngày càng hút nhiều khách đến rạp hơn tại thị trường nội địa, gây áp lực cho các nhà làm phim Hollywood phải tìm cách làm mới để giành giật thị phần béo bở.
Châu Kiệt Luân trong Now You See Me 2
Video đang HOT
Át chủ bài nội địa
Một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của “át chủ bài” diễn viên Trung Quốc là trường hợp của Now You See Me 2.
Nhà sản xuất bộ phim, Lions Gate Entertainment Corp., xác định một vai cho nam ca sĩ Châu Kiệt Luân ngay từ khi kịch bản bộ phim còn chưa thành hình.
Bộ phim sau đó mang về 97 triệu USD và trở thành phim có doanh thu cao nhất của Lions Gate (phần 1 bộ phim ra mắt năm 2013 chỉ thu về 23 triệu USD).
Trong phim, Châu Kiệt Luân thủ vai chủ một cửa hàng ảo thuật, người giúp đỡ cho các nhân vật chính, nhóm Tứ Kỵ Sỹ, khi họ đến Macau.
Ngoài ra, ngôi sao Hoa ngữ còn giúp các nhà làm phim Hollywood bớt đi gánh nặng từ các quy định trong việc tiếp thị phim ở thị trường Trung Quốc.
Cách mà các nhà sản xuất Hollywood vẫn hay làm là mời các ngôi sao ca nhạc Trung Quốc, những người sở hữu lượng người theo dõi khổng lồ trên mạng xã hội, thu âm nhạc phim.
Nhạc phim Now You See Me 2 do Châu kiệt Luân thể hiện là một minh chứng rõ ràng.
Tuy nhiên, không phải lần xuất hiện nào của diễn viên Trung Quốc trong phim Holllywood cũng thành công.
Chuyện diễn viên Trung Quốc đóng phim xong nhưng khi phim ra mắt thì bị cắt sạch không còn cảnh quay nào xuất hiện, hoặc xuất hiện thoáng qua khiến không khán giả nào nhớ nổi… là chuyện thường xuyên.
Năm 2014, nữ diễn viên nổi tiếng Phạm Băng Băng tham gia X-Men: Days of Future Past và vai diễn của cô xuất hiện trên màn ảnh chỉ với… duy nhất một câu thoại: “Time’s up” (Hết giờ rồi).
Phạm Băng Băng trong X-Men: Days of Future Past – Ảnh: Supplied
Báo Beijing Daily lúc đó còn đăng một bài viết rằng sau sự xuất hiện “khá đáng xấu hổ” của Phạm Băng Băng trong Iron Man 3 phiên bản đặc biệt dành riêng cho Trung Quốc năm 2013, vai diễn trong X-Men có quan trọng hơn một chút nhưng vẫn gây tranh cãi khi được phát hành.
Chính khán giả Trung Quốc còn gọi các nữ diễn viên đóng “nhiều hơn đạo cụ” một chút trong các phim phương Tây chỉ là “bình hoa”.
Tina Yu, một nhà tư vấn tại Bắc Kinh, nói rằng cô sẽ không xem một bộ phim chỉ có diễn viên Trung Quốc.
“Hầu hết các ngôi sao Trung Quốc, đặc biệt là nữ diễn viên, chỉ đơn giản là xuất hiện trong phim hoặc chẳng ăn nhập gì vào bộ phim hết”, cô nói. “Tôi xem phim vì nội dung phim”.
Cảnh Điềm khoe ảnh chụp chung với Brie Larson, Tom Hiddleston khi đóng phim Kong: Skull Island ở Việt Nam – Ảnh: Weibo
Những người trong nghề cũng cho rằng các vai diễn đó phải phù hợp với kịch bản phim, nếu không, khán giả nước nào cũng sẽ vỡ mộng.
“Nếu họ có thể tạo ra vai diễn hợp với kịch bản một cách tự nhiên, bộ phim sẽ dễ tiếp cận thị trường thế giới”, Lora Kennedy, phó chủ tịch điều hành phụ trách tuyển diễn viên của Warner Bros., nói.
Warner Bros. phát hành Kong: Skull Island có sự tham gia của nữ diễn viên người Trung Quốc Cảnh Điềm vào năm sau.
ảnh Điềm đã sang Việt Nam quay phim với dàn diễn viên nổi tiếng của Hollywood như Samuel L. Jackson, Brie Larson, Tom Hiddleston…
Theo Tuổi trẻ
Những siêu trộm lừng danh trên phim của Hollywood
Liều lĩnh, khéo léo, sở hữu thần kinh thép, cũng như đầy mưu mô toan tính, đây chính là các nhân vật đạo chích rất được khán giả yêu mến.
Now You See Me (2013) & Now You See Me 2 (2016): Di chuyển từ New York đến một ngân hàng Paris trong vài giây và khoắng sạch tiền, đó là màn biểu diễn không tưởng mà nhóm ảo thuật gia Tứ Kỵ sĩ làm được cho một kế hoạch bí ẩn. Họ luôn đi trước đối tượng mà mình nhắm đến một bước và khiến cho FBI đau đầu. Phim mới có phần 2 khi nhóm Tứ Kỵ sĩ phải đối đầu với một bộ óc thiên tài trong làng công nghệ. Điểm cộng lớn nhất của hai phim Now You See Melà tính giải trí, nhịp phim nhanh và những chiêu cắt dựng hiệu quả dành cho với các màn ảo thuật. Ảnh: Lionsgate
Lọat Fast & Furious (2001-2015) :Xuất phát từ một bộ phim hành động tốc độ năm 2001, thương hiệu Fast & Furious đến nay đã trải qua tổng cộng bảy tập phim, cũng như chuẩn bị cho ra đời phần 8 vào đầu năm 2017. Bên cạnh những pha đua xe không tưởng, Vin Diesel cùng các cộng sự tại hãng Universal sau này còn thêm thắt nhiều ý tưởng trộm cắp ly kỳ cho biệt đội của Dominic Toretto. Điển hình chính là vụ trộm két sắt ở thành phố Rio, Brazil trong Fast Five(2011), và khiến người hâm mộ không thể rời mắt khỏi màn hình. Ảnh: Universal
The Town (2010): Dựa trên cuốn tiểu thuyết Prince of Thieves của Chuck Hogan, bộ phim The Town bám khá sát nguyên tác, mô tả bức tranh chân thực của những băng cướp hiện đại. Các tên trộm trong phim rất tàn bạo và mang đúng chất dân anh chị. Ben Affleck vừa làm đạo diễn, vừa sắm vai chính Doug MacRay - người sinh ra trong gia đình "có truyền thống trộm cắp", nhưng nay muốn thoát khỏi cuộc sống hiện tại và trở về với cuộc sống lương thiện. Đó hẳn là con đường không hể dễ dàng dành cho MacRay. Ảnh: Warner Bros.
The Bank Job (2008): Có sự tham gia của Jason Statham, The Bank Job lấy cảm hứng từ vụ trộm trên phố Baker, London vào năm 1971. Cho đến giờ, chính quyền vẫn chưa thể phát hiện ra kẻ đứng sau vụ trộm số tiền khổng lồ và nhiều đồ đạc quý giá. Bộ phim được giới phê bình đánh giá cao khi có chiều sâu, pha trộn tinh tế chất châm biếm sâu cay vào câu chuyện phức tạp xoay quanh sự kiện.Ảnh: Lionsgate
Catch Me If You Can (2002): Đạo diễn Steven Spielberg và tài tử Leonardo DiCaprio thực hiện câu chuyện về có thật về Frank Abagnale, Jr. - tên lừa đảo thành công nhất lịch sử nước Mỹ khi chưa bước qua ngưỡng tuổi 20, cũng như hành trình lùng bắt hắn. Theo dõi bộ phim, người xem không khỏi bất ngờ khi thấy Frank giả mạo thành phi công hãng Pan Am rồi "bay chùa" hơn hai triệu dặm, giả danh bác sĩ trưởng khoa nhi bệnh viện Georgia, giả mạo làm công tố viên bang Lousiana, đánh cắp 4 triệu USD bằng chi phiếu giả... Ảnh: DreamWorks
Ocean's Eleven (2001): Khác với phiên bản cùng tên nhàm chán năm 1960 có sự tham gia của danh ca Frank Sinatra, Ocean's Eleven của đạo diễn Steven Soderbergh quy tụ dàn sao đáng mơ ước do George Clooney đứng đầu. Nhà làm phim gây dựng nhiều chi tiết hài hước, nhưng cũng không kém phần, xoay quanh Danny Ocean và kế hoạch của nhân vật. Chỉ 12 tiếng sau khi được trả tự do khỏi nhà tù New Jersey, Ocean lên kế hoạch chiêu mộ 10 quái kiệt khác để đánh cắp 150 triệu USD từ ba sòng bạc lớn. Bộ phim rất thành công và kéo thêm hai phầnOcean's Twelve (2004) và Ocean's Thirteen (2007).Ảnh: Warner Bros.
The Thomas Crown Affair (1999): Trong lúc đang đảm nhận vai diễn James Bond, Pierce Brosnan còn "rẽ ngang" để sắm vai Thomas Crown - gã tỷ phú thừa tiền bạc nhưng lại có sở thích kỳ lạ là đi ăn trộm tranh. Thành công đánh cắp bức họa có trị giá trên 100 triệu USD, Crown lập tức bị một nữ thanh tra theo sát. Và đó là khởi điểm cho trò chơi "mèo vờn chuột" giữa hai người. Suốt 15 năm qua, Hollywood ấp ủ kế hoạch thực hiện phần tiếp theo cho The Thomas Crown Affair, nhưng tất cả đến nay vẫn chỉ nằm trên giấy. Ảnh: MGM
The Usual Suspects (1995): Tác phẩm của đạo diễn Bryan Singer đan xen những sự kiện quá khứ với hiện tại, thông qua lời kể của Verbal Kint (Kevin Spacey) - tên tội phạm bị tàn tật nhưng may mắn sống sót sau vụ nổ cướp đi sinh mạng gần 30 người. Hấp dẫn khán giả ngay từ phút đầu tiên bằng hành trình của năm nghi phạm, The Usual Suspects nổi tiếng bởi cái kết "không thể ngờ tới". Kịch bản logic và chặt chẽ giúp bộ phim được xếp vào dạng "nằm trong sách giáo khoa" dành cho các nhà biên kịch. Ảnh: Universal
Heat (1995): Ít ai biết tác phẩm tội phạm kinh điển của đạo diễn Michael Mann thực chất là bản làm lại từ phim truyền hình L.A. Takedown (1989). Heat giữ trọng tâm là cuộc đối đầu giữa thanh tra Vincent Hanna và ông trùm Neil McCauley, lần lượt do hai tượng đài Al Pacino và Robert De Niro thể hiện. Phim có nhiều cảnh trộm cướp, đối đầu căng thẳng cả bằng lời thoại lẫn súng ống, và trở thành cảm hứng để đạo diễn Christopher Nolan sau này thực hiện bộ ba phim về siêu anh hùng Batman. Ảnh: Warner Bros.
A Fish Called Wanda (1988): Bộ phim bắt đầu bằng vụ cướp viên đá quý của bốn tên trộm sở hữu những toan tính riêng. Sau khi phi vụ thành công, có kẻ đã phản bội và muốn chiếm đoạt nó cho riêng mình. A Fished Called Wanda muốn truyền tải một câu chuyện không bao giờ cũ: mọi kế hoạch đều có ngoại lệ và những tình huống phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát sẽ luôn luôn xảy ra. Ảnh: MGM
Theo Zing
10 bí mật thú vị được các đạo diễn giấu trong phim Đôi khi trong một cảnh phim hay trong vai khách mời, chính là những ý đồ thú vị mà các nhà làm phim muốn gửi gắm đến khán giả. I Am Legend: Trong phim, nhân vật Robert Neville (Will Smith) đã ăn trộm nhiều bức tranh vô giá của những họa sĩ nổi tiếng, trong đó có cả bức Starry Night của Vincent...