Hollywood đã đánh lừa hàng tỷ khán giả thế này đây!
Không ít người tụt cảm xúc sau khi biết sự thật đằng sau những cảnh quay hoành tráng hay mùi mẫn trên màn ảnh.
Trong phim Hollywood, các cảnh quay vào ban đêm, đường phố hầu hết đều được phun ướt để tăng độ bão hòa tương phản về màu sắc.
Việc phun ướt mặt đường sẽ giúp khung hình trông hài hòa, đẹp mắt và nhìn rõ nét từng viên gạch lát, vạch kẻ sơn…
Hậu trường một cảnh quay cháy nổ trên mặt đường được phun nước ở Los Angeles.
Nhà sản xuất phim “Iron Man 3″ cũng sử dụng mẹo nhỏ này để tăng thêm độ hấp dẫn cho từng khung hình.
Nhờ làm ướt mặt đường, cảnh đua xe gay cấn trong “Spectre” trở nên đặc sắc và cuốn hút người xem hơn. Đặc biệt, vì mặt đường loang loáng nước giúp tăng thêm độ tương phản cho những chiếc xế hộp, khiến cảnh quay bắt mắt hơn.
Kết hợp với đèn đường, nền đất màu sẫm được phun nước sẵn giúp làm nổi bật chủ thể là chiếc xe màu bạc của đoàn phim.
Khi đóng cảnh nóng, các diễn viên nữ được mặc một bộ đồ màu nude bó sát bên trong để trông như đang khỏa thân. Bên cạnh đó, nhà làm phim còn quay cảnh thân mật với gối chèn giữa 2 diễn viên. Cảnh nóng trong “The Wolf of Wall Street” của Margot Robbie và Leonardo DiCaprio.
Cảnh mùi mẫn trong phim “Deadpool” cũng dùng “mẹo nhỏ” này.
“Exit to Eden” từng gây sốt với cảnh nóng của hai nhân vật chính.
Cảnh hút thuốc lá của Uma Thurman trong “Pulp fiction”. Thực tế, không một nhà sản xuất nào lại cho diễn viên đóng đi đóng lại cảnh hút thuốc vì rất có hại cho sức khỏe. Đạo cụ mà các diễn viên dùng thực chất là một loại thuốc lá thảo dược.
Hình ảnh anh chàng lãng tử Keanu Reeves hút thuốc trong “Cowboy Bebop” từng đốn tim nhiều fan nữ.
Video đang HOT
Steve Buscemi và Paz de la Huerta trong “Boardwalk Empire” cũng được đạo diễn cho sử dụng thuốc lá thảo dược để hoàn thành cảnh quay.
Các nhà làm phim Hollywood có nhiều thủ thuật về âm thanh trên phim như tiếng bắn súng thay bằng pháo hoa, tiếng chim đập cánh được tạo bởi tiếng lật trang sách. Ít ai biết rằng, đạo cụ quen thuộc lại là dưa hấu. Với một quả dưa, các kĩ sư tiếng động có thể tạo ra một cú đấm vào mặt, tiếng bổ vào đầu hay đơn giản chỉ là tiếng quả trứng rồng tách vỏ như “ Game Of Thrones”.
Hình ảnh hậu trường cho thấy Emilia Clarke cầm trên tay một quả dưa hấu. Tuy nhiên, khi lên phim quả dưa đã được hô biến thành quả trứng rồng.
Với những cảnh cháy nổ ô tô, trực thăng… nhiều ekip sử dụng mô hình thu nhỏ của sản phẩm để giảm chi phí đồng thời tăng thêm tính chân thật. Thực chất chiếc Aston Martin DB5 của điệp viên James Bond trong “Skyfall” chỉ là một chiếc xe mô hình.
Cảnh quay xe mô hình trên sa mạc sẽ khiến nhiều người phải thất vọng khi từng xem những phân cảnh lái xe hoành tráng.
Hình ảnh mô phỏng thành phố đổ nát và hoang tàn trong “Maze Runner: The Scorch Trials”.
Trong những bộ phim có sự xuất hiện của đám đông như diễn thuyết, xem bóng đá… nhà làm phim Hollywood không dùng diễn viên quần chúng. Thay vào đó, để tiết kiệm chi phí, họ sử dụng manocanh bơm hơi hoặc chụp ảnh đám đông ở góc trùng với cảnh quay rồi chèn vào phim làm nền. Cảnh người nộm giả trong “The King’s Speech”.
Để góc chụp cận cảnh, khán giả có thể thấy rõ những nhân vật quần chúng có gương mặt hao hao giống nhau. Đây là một “tiểu xảo” nhỏ trong quá trình thực hiện phim.
Những người nộm được đặt sẵn trên hàng ghế xem bóng đá sau đó dùng công nghệ CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) “biến” thành người thật.
“American Gangster” dùng người nộm và công nghệ CGI để tạo nên cảnh quay hoành tráng.
Phim “Angels and Demons” cần dùng tới 550 người nộm.
Nhiều người có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi xem cảnh các nhân vật ngồi trên xe vừa lái vừa trò chuyện, hát hò, đập phá vì sợ không an toàn. Tuy nhiên, cảnh quay này được thực hiện rất đơn giản. Các diễn viên chỉ việc ngồi vào một chiếc xe mô hình đặt trên tấm thép và dùng xe kéo để trông như đang chuyển động. Cảnh quay phim “Midnight Run”.
Bom tấn đình đám “Fast & Furious” cũng dùng phương pháp này để hoàn thành một số phân cảnh.
Series phim “The Big Bang Theory” thường xuyên sử dụng mẹo nhỏ này để “lừa” người xem.
Để tạo hình ảnh đám mây cuồn cuộn trên bầu trời, các nhà làm phim dùng máy phun sữa vào một bồn nước và quay lại cảnh sữa lan ra rồi ghép vào phim. Trong “Independence Day”, đám mây bao phủ trên một chiếc đĩa bay của người ngoài hành tinh. Ekip làm phim đã phun sữa vào trong một chiếc đĩa nhựa để tạo được hình ảnh tương đồng.
Cảnh đám mây đen giận dữ trong “Raiders of the Lost Ark” (1981) khiến nhiều người sởn da gà.
Cách tạo ra một đám mây giả theo công nghệ ở Hollywood.
Đây là phương pháp đơn giản và được nhiều quốc gia sử dụng.
Theo Danviet
9 cảnh phim bom tấn trước và sau khi dùng kỹ xảo
Nhiều người sẽ phải ngạc nhiên trước những hình ảnh hoành tráng trong phim bom tấn thực ra chỉ là một sản phẩm của công nghệ điện ảnh.
Hiện nay, hầu hết các bộ phim bom tấn của Hollywood đều sử dụng công nghệ cao CGI để tạo nên những hình ảnh bắt mắt nhất cho người xem. Công nghệ CGI (viết tắt của từ computer-generated imagery) là một ứng dụng của đồ họa máy tính để tạo ra những hình ảnh đặc biệt trong phim ảnh, vido, quảng cáo...
Thuật ngữ CGI được sử dụng nhiều trong các bộ phim 3D, 2D có những pha hành động nghẹt thở, cảnh cháy nổ hay đề tài về quái vật, siêu anh hùng, người ngoài hành tinh, rô bốt...
Thậm chí, CGI còn có thể tái tạo lại gương mặt diễn viên đã mất dựa trên một nhân vật đóng thế (điển hình như nam diễn viên quá cố Paul Walker trong Fast & Furious 7).
Cùng xem những cảnh phim bom tấn trước và sau khi sử dụng kỹ xảo công nghệ CGI để "đánh lừa" khán giả:
Để có được cảnh quay cơn bão trong Mad Max: Fury Road, đạo diễn phim - ông George Miller đã đưa ekip làm phim tới vùng sa mạc Namibia nắng gió để quay toàn cảnh. Sau đó, kết hợp với kỹ xảo điện ảnh CGI để thêm cảnh cơn bão sao cho chân thực nhất.
Ngoài việc đưa ekip làm phim tới sa mạc ở Namibia, George Miller còn có thể sử dụng phông xanh trong nhiều cảnh quay. Ông từng tiết lộ, khoảng 2000 cảnh quay trong Mad Max cần tới kỹ xảo điện ảnh.
Trên thực tế, bộ đồ sắt của nhân vật Tony Stark (Robert Downey Jr đóng) trong phim Người sắt lại là một sản phẩm của kỹ xảo CGI.
Ngay cả quái vật Godzilla cũng chỉ là một sản phẩm hoàn hảo của công nghệ CGI.
Cảnh quay thiên nhiên hùng vĩ trong Into the Woods thực chất chỉ là một tấm phông xanh trên trường quay.
Mê cung bí ẩn và khổng lồ trong The Maze Runner cũng được tạo nên từ công nghệ điện ảnh CGI tiên tiến. Tất cả những gì đoàn phim cần chỉ là một khoảng đất trống và rộng lớn đủ để bao quát được cảnh quay.
Hiệu ứng cháy nổ là một trong những phân cảnh được các nhà làm phim tận dụng cơ hội sử dụng công nghệ CGI. Một cảnh quay chiến đấu đầy khói lửa trong X-Men: Days of Future Past.
Thành phố tráng lệ trong The Chronicles of Narnia: The Voyage of the Dawn Treader cũng được thực hiện bởi kỹ xảo điện ảnh.
với những hàng ghế đông nghịt người xem cũng được bàn tay công nghệ can thiệp. Số lượng khán giả được nhân lên nhờ công nghệ vi tính.
World War Z là bộ phim kinh dị về ngày tận thế được thực hiện bởi kĩ xảo 3D. Phim có những hình ảnh mượt mà và khung cảnh khiến người xem choáng ngợp.
Những vách đá dựng đứng và đồ sộ trong King Arthur cũng được tạo nên nhờ kỹ xảo đặc biệt.
Game of Thrones là một serie phim truyền hình được đầu tư hoành tráng về mặt kĩ xảo. Con rồng mà nữ diễn viên Emilia Clarke đang vuốt ve mà khán giả nhìn thấy trên màn ảnh thực chất chỉ là một thú bông bình thường trên trường quay.
Diễn viên nữ chỉ việc leo núi giả trong trường quay. Sau đó, hình ảnh sẽ được dựng thành nhân vật đang leo núi tuyết khổng lồ.
Những vùng đất thần tiên và tòa lâu đài hoành tráng trong The Hobbitđược công nghệ vi tính dựng trên nền phông xanh.
Con sói mà nhân vật Bella (Kristen Stewart đóng) đang vuốt ve trong The Twilight Saga 3: Eclipse được dựng bằng người thật.
Theo Danviet