‘Hollywood’: Cuộc cách mạng của kinh đô điện ảnh và khúc khải hoàn của những người yếu thế
Được nhào nặn bởi Ryan Murphy – cha đẻ của loạt phim Glee đình đám một thời – Hollywood xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những TV series xuất sắc nhất bởi thông điệp mang tính thời đại được kể dưới lớp ngôn ngữ của nghệ thuật trào phúng đỉnh cao.
Bối cảnh phim diễn ra tại kinh đô điện ảnh vào những năm đầu tiên sau Thế chiến II, xoay quanh một nhóm những nhà làm phim trẻ với hành trình đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho những người gốc Phi, gốc Á hoạt động trong lĩnh vực này. Cùng với sự giúp đỡ của những bậc tiền bối, họ đã làm nên một cuộc cách mạng giúp thay đổi cái nhìn của xã hội về những người yếu thế.
Mặc dù lấy cảm hứng từ cái chết đầy bi thương của nữ diễn viên Peg Entwistle vào năm 1932, nhưng Hollywood đã được cải biên theo hướng đầy bất ngờ, thể hiện óc sáng tạo tuyệt vời của những nhà làm phim. Phải thừa nhận rằng phim sở hữu một kịch bản rất thông minh. Mọi chi tiết đều xuất hiện có mục đích. Mọi sự thay đổi đều được xử lý, chọn lọc kỹ lưỡng để đảm bảo chúng mang một ý nghĩa nào đó và khán giả có thể cảm nhận được rõ ràng nhất.
Với 7 tập phim, mỗi tập dài từ 45-55 phút, Hollywood có rất nhiều tuyến truyện chạy xen kẽ nhau nhưng bộ phim vẫn đảm bảo được sự cân bằng tuyệt đối. Trong đó nổi bật nhất chắc chắn là nỗ lực đòi quyền bình đẳng sắc tộc trong lĩnh vực điện ảnh nói riêng và trong xã hội nói chung.
Nằm trong thời kỳ vàng son, Hollywood của những năm 1940 hiện lên trong mắt người ta bằng vô số mỹ từ hào nhoáng và đẹp đẽ, khiến bất cứ ai cũng muốn được trao cơ hội trở thành ngôi sao. Nhưng không phải ai cũng được công nhận dù họ có tài năng đến đâu, đơn giản vì nạn phân biệt chủng tộc đã, đang và vẫn luốn là vấn đề nhức nhối trong xã hội Mỹ.
Phim không chỉ tái hiện thành công bầu không khí của thập kỷ đó, mà còn thẳng thắn phơi bày bức tranh kỳ thị sắc tộc, điều mà Hollywood vẫn còn đang phải đối mặt ở hiện tại. Khán giả thấy được mức độ khủng khiếp của vấn đề này. Nó tàn phá suy nghĩ của con người và gây chia rẽ cộng đồng. Do đó những gì bộ phim này đem lại quả thực giống như khúc khải hoàn, không chỉ cho những người da màu mà còn đối với tất cả nhóm người yếu thế khác.
Là ao ước của rất nhiều người, Hollywood hiện lên qua những mỹ từ hào nhoáng và đẹp đẽ. Nhưng có những thứ chỉ người trong cuộc mới hiểu và đáng buồn thay, chỉ khi bước chân vào đó rồi chúng ta mới thấy nó xấu xí thế nào.
Cách mà con người ta sẵn sàng thực hiện để mưu sinh ở chốn phồn hoa. Cách mà những diễn viên mới vào nghề lọt vào mắt xanh của nhà sản xuất. Cách mà mọi thứ vận hành ở Hollywood. Tất cả những điều ấy đều biến kinh đô điện ảnh trở thành một nơi tệ nạn dưới vỏ bọc của tiền tài và danh vọng.
Thế nhưng thay vì buông những lời đả kích gay gắt, tất cả những gì Hollywood làm chỉ là phủ lên đó chất trào phúng cực kỳ duyên dáng, giúp cho bộ phim luôn giữ được màu sắc tươi sáng, nhịp điệu nhẹ nhàng, tếu táo. Nó giúp cân bằng lại tính nghiêm trọng mà sự kỳ thị sắc tộc và kỳ thị giới mang đến.
Là một tác phẩm về kinh đô điện ảnh, Hollywood tất nhiên là một bộ phim vô cùng thú vị với những ai làm việc trong lĩnh vực này. Nó vẽ ra cho người xem bức tranh toàn cảnh về những gì diễn ra ở đây và cách để sản xuất ra một bộ phim, từ khâu kịch bản, casting, dựng bối cảnh, phát hành và thậm chí cả xử lý khủng hoảng. Có lẽ chưa bao giờ quy trình sáng tạo ở Hollywood lại hiện lên chân thực và hấp dẫn đến thế.
Dàn nhân vật từ trẻ đến già của Hollywood đều là những mảnh ghép tuyệt vời cho câu chuyện mang đậm tính nhân văn này. Tính cách của họ được xây dựng đúng với những gì mà người xem hình dung về một người làm trong lĩnh vực điện ảnh. Và trên tất cả, điều khiến cho họ trở nên đặc biệt chính là khát vọng phá bỏ rào cản xã hội, rào cản của chính bản thân để đấu tranh cho điều đúng đắn.
Những người xuất hiện trong Hollywood, dù họ nói gì, làm gì và thể hiện điều gì, khán giả cũng không thể coi đó là xấu vì suy cho cùng, mọi hành động đều có lý do chính đáng. Bởi cái ác duy nhất trong bộ phim này chính là quan điểm lệch lạc, cổ hủ mà xã hội trước kia để lại, khiến những người của thế hệ hiện tại buộc phải nghe theo hoặc họ sẽ luôn sống dưới sức ép của đám đông và dư luận. Nhưng không vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào một thế giới công bằng và tốt đẹp. Hollywood đã chứng minh nghệ thuật là con đường ngắn nhất để thay đổi suy nghĩ và tạo nên sự đồng cảm.
Trailer phim
15 điều các nhà làm phim đã đánh lừa chúng ta quá êm ái, em nào biết, em nào có hay!
Đừng thấy trong phim cool ngầu rồi bắt chước làm theo. Tất cả chỉ là dối trá, coi chừng rước họa vào thân!
Bạn có biết trong môi trường chân không, tàu không gian phát nổ sẽ không gây ra tiếng động. Con người không thể chạy nhanh hơn tốc độ phun trào núi lửa, hay nhanh hơn một vụ nổ xảy ra. Vậy mà trên màn ảnh, chúng ta lại được xem những điều ngược lại hoàn toàn. Chúng ta đã bị đánh lừa, bởi đó là những cảnh kinh điển góp phần tạo thêm hiệu ứng cho bộ phim mà thôi. Hãy cùng tìm hiểu xem từ trước đến nay chúng ta còn bị các nhà làm phim đánh lừa thêm những gì.
1. Xe đua "cân" hết mọi địa hình
Chuỗi phim bom tấn về những tay đua xe Fast and Furious đã đánh lừa chúng ta bấy lâu nay, rằng xe đua có thể chạy trên mọi địa hình, băng sông, vượt núi, hay thậm chí phóng vút lên không trung một khoảng thời gian mới đáp đất.
Xe đua thật ra cực kì phức tạp và để vận hành được cần phải chú ý rất nhiều thứ từ môi trường xung quanh. Xe đua cũng khó có thể chạy trên đường phố thông thường. Nếu có, con đường đó cần phải đảm bảo không có các nắp cống, hoặc các nắp cống phải được hàn chắc xuống mặt đường. Bởi chúng sẽ tạo áp lực làm hư hại phần dưới xe khi chạy qua. Và theo định luật hấp dẫn, chẳng có chiếc xe nào có thể bay trên không một khoảng thời gian dài rồi đáp đất mà lại còn nguyên vẹn đâu nhé.
2. "Bạn có quyền gọi một cuộc điện thoại"
Đây là câu nói kinh điển mà cảnh sát trong phim hay nói với kẻ tình nghi vừa bị bắt. Nghi can có quyền giữ im lặng, gọi luật sư vì mọi lời nói kể từ bây giờ có thể làm bằng chứng trước tòa.
Thế nhưng sự thật lại không hề đơn giản như thế. Đầu tiên, luật cho gọi một cuộc điện thoại này chỉ có hiệu lực duy nhất tại nước Mĩ. Ở các quốc gia khác, như Anh, luật này không được áp dụng. Thứ hai, luật ở mỗi tiểu bang lại khác nhau hoàn toàn. Ở California, khi bị bắt, nghi phạm được gọi tới 3 cuộc điện thoại.
3. Nhảy vô thùng rác mà không hề sứt đầu mẻ trán
Khá nhiều bộ phim có cảnh nhân vật chính anh hùng bị truy đuổi đến đường cùng và chọn cách nhảy xuống thùng rác để thoát thân mà chẳng mảy may bị thương. Ở ngoài đời đừng có dại mà làm theo đấy nhé! Nhảy từ trên cao xuống bất cứ đâu, dù là mặt nước đi chăng nữa cũng rất nguy hiểm. Chưa kể, đâu ai biết trong thùng rác phía dưới có gì. Chai bia, ly thủy tinh vỡ, bóng đèn, vỏ sầu riêng...vô vàn thứ chắc chắn sẽ làm ta bị thương (và cả bị thúi nữa).
4. Chỉ một đấm hạ "knock-out" đối thủ
Trong các bộ phim đấu võ, chúng ta thường thấy nhân vật chính chỉ cần vung một nắm đấm đã khiến đối thủ đo ván bất tỉnh. Chuyện này xem ra tồn tại nhiều vấn đề không hợp lý. Bởi lẽ một cú đấm hiếm khi có thể làm người thường bất tỉnh. Phải cần rất nhiều nắm đấm mạnh liên tiếp mới có thể khiến vận động viên được đào tạo bài bản ngã ngựa. Bên cạnh đó một người bị đánh đo ván không có nghĩa là mất ý thức rồi bất tỉnh. Đó chỉ là tình huống đối thủ bị choáng vài giây, không thể tiếp tục trận đấu và cần được nghỉ ngơi vài phút. Thế nên, đừng tin một đấm là hạ sàn đối thủ nhé.
5. Luôn chọn ở giữa khi ngồi ghế sau
Trên xe hơi, hầu hết mọi người ngồi ghế sau thường chọn ngồi phía rìa hai bên chỗ gần cửa sổ. Nếu theo đúng thực tế như vậy, thì nhân vật ngoài sau sẽ bị nhân vật ngồi ghế trước che mất. Điều này làm có thể làm khán giả khó chịu và phân tâm khi không biết người tài xế đang trò chuyện cùng ai. Để khung hình chỉn chu luôn cần sự xuất hiện đầy đủ nhân vật. Đây cũng là lí do chúng ta luôn thấy nhân vật trong phim chọn ngồi chỗ giữa.
6. Chỉ cần một khoảng thời gian ngắn đã có thể thành thạo chơi nhạc cụ
Dễ thấy trong phim ảnh hình ảnh một nhân vật tuổi mới lớn cầm cây guitar và chỉ sau một hai tháng ngắn ngủi đã có thể thành thạo như chuyên gia. Nhân vật này thậm chí còn chơi trong các dàn hợp xướng mà không hề va vấp bất kì lỗi nào.
Thực tế thì tất cả mọi người đếu biết rằng để có thể chuyên nghiệp chơi một nhạc cụ hoặc đào tạo giọng hát là một quá trình tốn nhiều thời gian lẫn công sức.
7. Ánh sáng của các bộ quần áo phi hành gia
Khán giả xem phim cần biết nhân vật trong bộ quần áo ngoài không gian là ai, nên các bộ áo quần này luôn sáng để giúp người xem nhìn thấy nhân vật bên trong. Thế nhưng trong thực tế, phi hành gia cần nhìn ra ngoài vũ trụ tối đen, và bất kì ánh sáng nào gần với mặt cũng sẽ khiến họ bị phân tâm. Cũng giống như khi bạn nhìn ra cửa sổ vào ban đêm, bạn thường phải tắt đèn trong phòng để mắt bạn có thể quen dần với việc nhìn trong bóng tối.
8. Theo dấu những cuộc gọi
Bất cứ khán giả yêu điện ảnh nào cũng có thể dễ dàng kể ra một cảnh phim mà trong đó nhân viên cảnh sát hoặc đặc vụ FBI đang cố gắng thương lượng với tên tội phạm nhằm có thêm thời gian để lần ra dấu vết nơi tên tội phạm thực hiện cuộc gọi.
Nhưng hiện tại, không chỉ cảnh sát mới có thể lần ra dấu vết cuộc gọi, mà bất cứ ai cũng có thể nếu luật cho phép. Chỉ cần cầm điện thoại thông minh lên và mọi thứ đều trong tầm tay.
9. Dễ dàng nắm cổ và nhấc bổng một người lớn
Thật là ngầu khi chỉ cần một tay nắm ở cổ là nhân vật trong phim có thể nhấc bổng một người trưởng thành lên không dễ dàng. Tuy nhiên ở ngoài đời, chúng ta chẳng thể làm được việc này bởi trọng lượng của người lớn quá nặng và người nhấc phải thuộc dạng siêu anh hùng siêu khỏe mạnh. Mà nếu có làm được đi chăng nữa, thì người bị nhấc cũng sẽ bị gãy cổ ngay lập tức do sức nặng cơ thể phía dưới.
10. Bám lên thành nhà chỉ bằng ngón tay
Điều này hoàn toàn không thể xảy ra vì một lí do hết sức đơn giản: ngón tay không thể nào chịu được sức nặng của cả cơ thể. Chúng ta sẽ rơi trước khi biết được chuyện gì đang xảy ra. Điều này còn xảy ra nhanh hơn khi bám bằng một tay. Thế mà nhìn trong phim xem, nhân vật nam đôi khi một tay bám, một tay còn ôm cả nữ chính. Vậy mà vẫn trèo lên được.
11. Rèn kiếm là chuyện "dễ như ăn cháo"
Muốn rèn một thanh kiếm tốt trong phim. Dễ ẹc! Chỉ cần nung chảy kim loại, bỏ vào khuôn đúc, nhúng xuống nước lạnh, dùng búa gõ vài ba cái. Một thanh kiếm sắt nhọn có thể chém mọi thứ ra đời. Việc rèn kiếm không hề đơn giản như trên phim. Đó là một quá trình tốn nhiều công sức, hết sức nặng nhọc và kì công mài dũa.
12. Không nguy hiểm gì khi giữ ngón tay ở cò súng
Điều này trên thực tế lại cực kì nguy hiểm. Một trong những nguyên tắc quan trọng đầu tiên khi sử dụng súng là nếu không định bắn, thì ngón tay không được đụng vào cò súng. Chỉ chạm vào cò khi có ý định nổ súng cũng như giữ an toàn cho bản thân mình. Ấy vậy mà trên phim, để tăng độ ngầu và chuyên nghiệp, nhân vật nào cầm súng cũng kè kè ngón tay ngay cò. Đẹp thì có đẹp nhưng mà nguy hiểm quá.
13. Tầm nhìn từ ống nhòm
Bất cứ ai đã từng nhìn qua ống nhòm ngoài đời đều biết rằng tầm nhìn trong ống nhòm không hề có giới tầm nhìn dưới dạng hình bầu mà mọi người vẫn thường thấy trên phim. Chỉ là lên phim cho đẹp mà thôi.
Ống nhòm thật ra không bị giới hạn tầm nhìn hình vòm hai bên như thế này đâu nhé.
14. Ninja luôn mặc đồ đen
Bộ quần áo màu đen, có màn che kín mặt mà mọi người vẫn mặc định là "đồng phục" của hội sát thủ thật ra được sáng tạo trên sân khấu kịch.
Một ninja thật thụ sẽ luôn chọn trang phục màu sắc bình thường nhất để có thể dễ dàng trà trộn và lẩn trốn vào đám đông. Màu đen chỉ được chọn cho những nhiệm vụ ban đêm, để họ dễ dàng mất dấu vào bóng đêm.
15. Tất cả nhân vật chính đều cao.
Các bạn có biết rằng, Tom Cruise, nam diễn viên điển trai nổi tiếng qua nhiều bộ phim bom tấn Hollywood cao chưa tới 1m70. "Giáo sư X" James McAvoy hay "cậu bé phù thủy" Daniel Radcliffe thậm chí còn thấp hơn thế. Thế nhưng khi lên phim, nhân vật nào cũng đều được canh góc hoặc kĩ xảo để tối đa chiều cao hết mức có thể. Nghệ thuật quả là ánh trăng lừa dối.
"Người sắt" Robert Downey thấp hơn "Đội trưởng Mĩ" Chris Evan gần 10 cm, vậy mà cùng khung hình, cả hai cứ trông như "mười phân vẹn mười".
Như Ý
Đốt thời gian cực lẹ với 7 series phim Mỹ đi vào huyền thoại: Từ Friends đến trai đẹp Vượt Ngục có ai mà chưa xem? Mất Tích, Vượt Ngục, Những Bà Nội Trợ Kiểu Mỹ... Tuổi thơ của bạn sẽ ùa về nếu nghe ai đó nhắc tới những bộ phim này. Bên cạnh những bộ phim kiếm hiệp Hồng Kông, những loạt drama ướt át của Hàn Quốc, Đài Loan, TV series dài tập của Mỹ đã từng là món ăn không thể thiếu với khán giả...