Hollywood chới với vì Trung Quốc có ‘tháng bảo vệ’
Bộ phim về người Dơi “ The Dark Knight Rises” cùng nhiều bom tấn khác của Hollywood bị hoãn chiếu ở Trung Quốc để hưởng ứng “ Tháng bảo vệ phim nội”.
Tin quả thật không vui đối với các hãng phim lớn Hollywood, bởi nó xảy ra ngay đúng thời điểm mùa hè với loạt phim bom tấn có khả năng hốt bạc cao và Trung Quốc là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất.
Phim người Dơi đang bị ép lịch chiếu cùng ngày với phim người Nhện tại Trung Quốc
Theo trang tin điện tử của tờ Variety (Mỹ), China Film Group, tập đoàn thuộc sở hữu Nhà nước và là đầu mối kiểm soát nguồn phim nhập lớn nhất, đã quyết định dời lịch chiếu của hàng loạt phim ngoại để hưởng ứng “Tháng bảo vệ phim ảnh” của Cơ quan quản lý Phát thanh, Phim ảnh và Truyền hình của Chính phủ.
Sạch bóng phim ngoại
Kết quả, khoảng 6.200 màn ảnh trên khắp đất nước Trung Quốc rộng hơn 9,6 triệu cây số vuông gần như sạch bóng phim ngoại kể từ ngày 25.6. Báo chí địa phương đưa tin biện pháp này sẽ còn mở rộng sang tháng 8, trừ một số phim hoạt hình như “The Lorax” và “Ice Age: Continental Drift” thoát lệnh hoãn.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất cho “The Dark Knight Rises” hiện nay là việc bị ép lịch chiếu cùng ngày 31.8 với bom tấn “The Amazing Spiderman”, khiến hãng phim Warner Bros. đang phải điều đình với China Film Group để dời tiếp bộ phim qua tới tháng 9.
Vắng bóng phim Hollywood, “ Họa bì 2″ dễ dàng kiếm được 107 triệu USD từ phòng vé
Nhiều đồn đoán cho rằng lý do thực sự của lệnh hoãn phim ngoại vừa qua là vì Trung Quốc đang trong thời điểm chuyển giao quyền lực, đầy nhạy cảm về chính trị. Thế nhưng, người ta không ngạc nhiên bởi đã có nhiều lệnh cấm tương tự trước đây ở Trung Quốc để bảo vệ điện ảnh nội địa. Chỉ gần đây, nước này mới cho phép mỗi năm nhập thêm 14 phim ở định dạng 3D và Imax, bên cạnh con số 20 phim bất di bất dịch từ trước tới nay.
Video đang HOT
Ngoài lý do chính trị, thuần phong mỹ tục hay tôn giáo, chế độ kiểm duyệt khắt khe ở Trung Quốc còn được cho là để bảo vệ những đồng lợi nhuận từ ngành chiếu bóng “ở yên trong nội địa và không chảy về túi các ông chủ ở Hollywood”.
Phim nội hưởng lợi
Không nghi ngờ gì khi đối tượng được hưởng lợi từ “Tháng bảo vệ phim ảnh” chính là phim Hoa ngữ. Điển hình là “Họa bì 2″ (ra mắt tại VN từ 24.8) đạt kỷ lục bộ phim có doanh thu mở màn cao thứ ba trong lịch sử ngành chiếu bóng Trung Quốc, sau “Titanic” 3D và “Transformers” 3, với con số 47 triệu USD. Sau 25 ngày trình chiếu, bộ phim thu về 107 triệu USD, vượt qua thành tích của “Nhượng tử đạn phi” (2010) để trở thành phim nội ăn khách nhất.
Hollywood chiếm tới 9/10 phim ăn khách nhất tại Trung Quốc nửa đầu năm nay. Trong số đó có John Carter
Một loạt phim khác như “Tứ đại danh bổ” (chiếu tại VN từ 31.8), “Tìm kiếm” (phim mới của Trần Khải Ca)…cũng tung hoành trên rạp chiếu mà không sợ bóng dáng Hollywood và đạt doanh thu cao.
Tuy nhiên, bất chấp sự can thiệp bằng quyền lực Nhà nước để bảo vệ nền điện ảnh nội địa, Trung Quốc vẫn đang đối diện với sức mạnh mềm rất lớn từ Hollywood. 9/10 bộ phim ăn khách nhất nước này trong 6 tháng đầu năm nay đều đến từ kinh đô điện ảnh.
Dù có số lượng ít ỏi được phép trình chiếu tại Trung Quốc nhưng phim Hollywood vẫn đủ sức mạnh để chiếm tới 2/3 trong tổng doanh thu 1,27 tỷ USD của phòng vé nước này vào nửa đầu năm nay.
Kinh đô điện ảnh vẫn đang nỗ lực tác động để chính phủ Trung Quốc mở cửa rộng hơn thị trường chiếu bóng của họ, vốn đang tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua. Dự báo đến năm 2015, thị trường chiếu bóng Trung Quốc sẽ có khoảng 16 ngàn màn ảnh và quy mô doanh thu phòng vé vào khoảng 5 tỷ USD, gần bằng một nửa so với Bắc Mỹ.
Cuối cùng, liệu một biện pháp tương tự có thể được áp dụng tại VN? Có lẽ phải chuyển câu hỏi này tới các nhà sản xuất phim Việt. Với phim Việt, dù có thể không làm chủ và đảm bảo doanh thu cho toàn bộ hệ thống rạp chiếu trong một tháng, ít ra thì cũng được một tuần hay vài ngày.
Và lúc đó, các nhà sản xuất phim Việt hẳn sẽ không còn phải đặt sinh mệnh cho bộ phim của mình trong tay các nhà phát hành đang mải mê kiếm lợi nhuận từ phim Hollywood.
Khải Trí
Theo Vietnamnet
11.000 diễn viên quần chúng đóng 'The Dark Knight Rises'
Với kinh phí khổng lồ 250 triệu USD, đạo diễn Christopher Nolan thả sức tạo nên vô số hình ảnh mãn nhãn. Trong cảnh quay trận đấu bóng chày, sân vận động được độn lên và cho nổ thật.
The Dark Knight Rises là tập cuối cùng trong bộ ba phim về Người Dơi do đạo diễn Christopher Nolan thực hiện. Phim được xếp vào danh sách 10 tác phẩm điện ảnh đắt giá nhất mọi thời đại. Đạo diễn 42 tuổi người Anh tâm sự: "Mỗi một câu chuyện vĩ đại xứng đáng có một cái kết vĩ đại". Với trí tưởng tượng của mình, Christopher Nolan đã mang tới những cảnh quay hoành tráng, được dàn dựng và quay thật chứ không vin vào công nghệ CGI (dựng hình ảnh bằng máy tính).
Cảnh quay gây ấn tượng mạnh nhất trong phim là khi nhân vật phản diện, Bane, cho nổ tung sân vận động thành phố Gotham. Có tới 11.000 diễn viên quần chúng vào vai cổ động viên của đội bóng Gotham Rogues. Sân vận động đã được độn lên và cho nổ thật một cách ngoạn mục trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn người ngồi trên khán đài. Êkíp thực hiện cũng cho biết đây là cảnh quay phức tạp nhất của The Dark Knight Rises.
Sân vận động được độn lên (ảnh trên) và cho nổ thật (ảnh dưới) trong "The Dark Knight Rises". Ảnh:Warner Bros.
Christopher Nolan và đội ngũ của mình cũng mất tới 8 tháng chuẩn bị cho cảnh xung đột giữa cảnh sát và đội quân lính đánh thuê trên đường phố, bao gồm cả việc làm việc với thành phố New York, với sở ngành để kiểm soát trường quay. Các nhà thiết kế sản xuất cho biết: "Chris muốn các cảnh quay càng thật càng tốt nên chẳng cần đến kỹ xảo đặc biệt để tăng thêm số người ở cảnh phim đó".
Nếu như ở The Dark Knight năm 2008 chỉ có gần 30 phút quay bằng máy quay Imax thì sang tới The Dark Knight Rises, thời lượng cảnh quay được thực hiện bằng chiếc máy tối tân này tăng lên 72 phút. Khán giả sẽ cảm nhận được rõ nét nhất hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp của bộ phim khi xem ở những phòng chiếu Imax có màn hình khổng lồ (hiện mới chỉ có gần 600 phòng chiếu tại 48 nước). Anne Hathaway, người thủ vai Selina Kyle, ví thế giới của Người Dơi như một nơi mà khán giả sẽ không hề cảm thấy lạc lõng.
Đạo diễn Christopher Nolan bên chiếc máy quay Imax. Ảnh: Warner Bros.
Đạo diễn Christopher Nolan kể lại: "The Dark Knight Rises chắc chắn là bộ phim lớn nhất tôi từng thực hiện, tính đến lúc này. Chúng tôi thực sự trở lại kỷ nguyên phim câm khi hình ảnh được tận dụng triệt để. Tất cả những gì bạn có là quy mô và tầm vóc của địa điểm với hàng chục nghìn diễn viên phụ. Tôi thích đi theo lối kể chuyện như vậy. Chúng tôi bấm máy tại Ấn Độ, rồi chuyển sang Anh. Sau đó lại sang Pittburg, Los Angeles, Manhattan".
Trong cảnh quay mở đầu phim với sự xuất hiện của nhân vật Bane, đoàn phim đã cho nổ một chiếc phi cơ đang bay và cho các diễn viên mạo hiểm đu dây nhảy khỏi một chiếc phi cơ khác. Những diễn viên này đu lượn ngoài phi cơ, bắn vỡ cửa kính và tạo nên một khung cảnh hùng tráng trên không trung.
Hang động của Người Dơi ở phần cuối bề thế hơn nhiều so với phần đầu, "Batman Begins". Ảnh:Warner Bros.
Hang động của Người Dơi được dựng tại một nhà chứa máy bay rộng lớn ở Cardington (Anh). Một hệ thống cống ngầm mới tại đây cũng được xây dựng nên để phục vụ cho bộ phim. So với Batman Begins thì ở The Dark Knight Rises, Batcave có phần hiện đại với trang thiết bị được mở rộng hơn. Chiếc máy bay The Bat mà Người Dơi điều khiển khi bay lượn trong thành phố Gotham dài 9m và rộng 21m. Siêu xe Batpod quen thuộc trong phần này được "chuyển giao" cho Catwoman ở trận chiến cuối phim.
The Dark Knight Rises đã thu về gần 550 triệu USD trên toàn thế giới sau hơn 10 ngày chiếu rạp. Phim đã khởi chiếu tại Việt Nam từ hôm 27/7.
Nguyên Minh
Theo VNE
Bật mí Cine: Cần 14 nghìn tỷ đồng để thành... Người Dơi! Với cái giá "trên trời" thế này, thử hỏi có bao nhiêu người đủ can đảm làm người anh hùng nổi tiếng nhỉ? Rất nhiều người đều biết Bruce Wayne/Batman là nhân vật giàu "nứt đố, đổ vách". Anh chàng người Dơi có trong tay tập đoàn Wayne thống trị thị trường kinh doanh toàn cầu, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như...