Hội viên nông dân góp sức hiệu quả bảo vệ môi trường
Trong thời gian qua, Bộ TNMT đã phối hợp chặt chẽ với Hội NDVN triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) nông thôn với nội dung thiết thực, có chiều sâu gắn với thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan…
Phối hợp đồng bộ, tạo sức mạnh
Thực hiện Nghị quyết số 41 ngày 15.11.2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ TNMT, nâng cao vai trò của người nông dân trong công tác BVMT, ngay từ năm 2005, Bộ TNMT và Hội NDVN đã ký Nghị quyết liên tịch số 02/2005 về việc phối hợp hành động BVMT và quản lý, sử dụng đất đai.
Hội viên ND xã Bình Thuận (Đại Từ, Thái Nguyên) trồng hoa ven đường, làm đẹp cảnh quan nông thôn. Ảnh: H.Đ.T
Đến năm 2011, nhằm tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, phát huy sức mạnh của Hội ND các cấp, các cán bộ, hội viên nông dân tham gia BVMT, Bộ TNMT và Hội NDVN đã ký Nghị quyết liên tịch số 02/2011 về việc tăng cường phối hợp hành động giữa hai đơn vị trong giai đoạn 2011-2017.
Trên cơ sở tổng kết thực hiện Nghị quyết liên tịch này, ngày 22.12.2017, hai bên đã thống nhất ký kết Chương trình phối hợp số 48/2018 về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực TNMT giai đoạn 2018-2023.
Ngay sau khi ký kết các nghị quyết, chương trình phối hợp giữa hai ngành, Bộ TNMT đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn Sở TNMT các tỉnh, thành chủ động xây dựng, ký kết và tổ chức thực hiện chương trình phối hợp với các cấp Hội ND. Theo báo cáo của các tỉnh, thành, đến nay cả nước có 63/63 sở đã ký kết chương trình phối hợp với các cấp Hội ND của địa phương trong công tác BVMT nông thôn.
Quá trình triển khai thực hiện công tác phối hợp này đã đạt được những thành tựu nhất định. Đáng kể nhất là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT nông thôn được đẩy mạnh
Bộ đã T.Ư Hội ND tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ về BVMT cho cán bộ chủ chốt và cán bộ làm công tác môi trường của các tỉnh, thành Hội; bồi dưỡng, đào tạo kiến thức và kỹ năng truyền thông cho hơn hàng chục nghìn lượt cán bộ, hội viên; chỉ đạo các Sở TNMT phối hợp các cấp Hội xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên có kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục trong công tác BVMT nông thôn.
Hàng năm, Bộ phối hợp tổ chức thành công lễ mít tinh cấp quốc gia hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày môi trường thế giới, phát động cán bộ, hội viên nông dân cả nước hưởng ứng bằng việc tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải và chất thải ở nông thôn, trồng và chăm sóc cây xanh…
Thông qua các hoạt động phối hợp tuyên truyền, giáo dục giữa hai cơ quan đã giúp phần lớn nông dân nhận thức được về nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn và những tác động tiêu cực của tình trạng ô nhiễm môi trường đến đời sống kinh tế – xã hội và sức khỏe người dân; đồng thời đã có hiểu biết cơ bản về đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó nhằm phát triển bền vững; từ đó chủ động xây dựng ý thức, thay đổi các hành vi, phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nhiều mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả
Với sự phối hợp hiệu quả của 2 ngành, nhiều mô hình BVMT nông thôn được triển khai, nhân rộng. Theo số liệu báo cáo, đến nay, T.Ư Hội ND đã trực tiếp hỗ trợ và chỉ đạo xây dựng được 48 mô hình điểm về thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Sở TNMT các tỉnh, thành và các cấp Hội đã phối hợp xây dựng và triển khai được nhiều mô hình BVMT nông thôn hiệu quả như: Tuyến đường xanh – sạch – đẹp; Quản lý chất thải dựa vào cộng đồng, Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nylon, khu dân cư tự quản BVMT, thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải nông thôn; mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng đồng; thí điểm xử lý chất thải BVMT trong phát triển kinh tế trang trại của nông dân vùng nông thôn; mô hình điểm về phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…
Video đang HOT
Những kết quả nổi bật khác đáng chú ý của sự phối hợp công tác giữa Bộ TNMT và Hội NDVN là công tác phòng ngừa, kiểm soát chất lượng môi trường khu vực nông thôn được tăng cường; vai trò của các cấp hội nông dân về tham gia tư vấn, phản biện, xây dựng chính sách, pháp luật về BVMT được chú trọng.
Bộ TNMT luôn tạo điều kiện tối đa để phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật BVMT, bảo vệ quyền lợi cho nông dân.
Theo Danviet
Hàng trăm PV tham dự họp báo thông tin kết quả ĐH đại biểu Hội NDVN
Trưa nay (13.12) sau khi kết thúc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì buổi họp báo thông tin kết quả đại hội.
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì buổi họp báo thông tin kết quả đại hội. Ảnh: Hồng Liên
Tại buổi họp báo, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 được tổ chức trọng thể từ ngày 11 tháng 12 đến ngày 13 tháng 12 năm 2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.
Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp nông dân và nhân dân cả nước và cũng là dịp để tuyên truyền nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giai cấp nông dân, của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.
Tham dự Đại hội có 999 đại biểu, trong đó đại biểu là nam: 702 đại biểu (70,27%); đại biểu là nữ: 297 đại biểu (29,73%); đại biểu là người dân tộc thiểu số: 178 đại biểu (17,82%); đại biểu là tín đồ tôn giáo: 25 đại biểu (2,50%); đại biểu có học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sỹ, thạc sỹ: 135 đại biểu (13,51%). Độ tuổi bình quân của các đại biểu: 47,37 tuổi; Đại biểu cao tuổi nhất: 65 tuổi; đại biểu ít tuổi nhất: 22 tuổi.
Đại hội vui mừng, phấn khởi được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng -Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân-Chủ tịch Quốc hội. Có 376 đại biểu được mời tham dự là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các Đoàn thể Chính trị - xã hội và các bộ, ban ngành Trung ương; các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam qua các thời kỳ...
Tại phiên khai mạc trọng thể sáng ngày 12.12, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo Đại hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.
Buổi họp báo có sự tham dự của gần 100 phóng viên, nhà báo của gần 47 cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương. Ảnh: Hồng Liên
Dưới sự điều hành của Đoàn Chủ tịch, tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VI với tiêu đề: Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại; Dự thảo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (bổ sung, sửa đổi); Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VI và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Với không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao đã có hơn 157 lượt ý kiến của đại biểu tại Đại hội và 80 báo cáo tham luận bằng văn bản, đại diện cho các tỉnh, thành ủy, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp...Hầu hết các ý kiến đồng tình với Báo cáo của Ban Chấp hành khóa VI trình Đại hội. Các ý kiến phát biểu tại Đại hội đã phân tích làm sáng tỏ, sâu sắc thêm nhiều nội dung quan trọng, cả về tình hình khó khăn, thuận lợi và những kết quả nổi bật của các cấp Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam; góp ý sửa đổi, bổ sung một số nội dung và các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2018-2023.
Tại buổi họp báo, đồng chí Thào Xuân Sùng đã trả lời các câu hỏi cũng như những vấn đề mà phóng viên các báo, đài băn khoăn, thắc mắc.
Phóng viên Đào Huyền - Báo Hà Nội Mới đặt câu hỏi tại buổi Họp báo. Ảnh: Hồng Liên
Tại buổi họp báo, phóng viên Đào Huyền đến từ báo Hà Nội Mới có hỏi: "Đại hội đã bầu ra 119 Ủy viên Ban Chấp hành khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023. Vậy xin hỏi, so với nhiệm kỳ trước, đội ngũ Ủy viên Ban Chấp hành khóa VII có gì khác và đáp ứng như thế nào đối với yêu cầu về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế?"
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Hà Nội Mới, đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết: Những điểm mới này được thể hiện trong 5 năm tới. Thứ nhất: Đội ngũ ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN khóa VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 cơ bản kế thừa những mặt mạnh, ưu điểm của khoá trước và bổ sung phát triển nhân tố mới để đáp ứng chỉ tiêu do Đại hội VII đề ra. Lần đầu tiên tại Đại hội bầu đủ Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ để đảm đương nhiệm vụ do Đại hội giao phó. Đặc biệt 999 đại biểu dự Đại hội gửi gắm niềm tin rất vào 119 Ủy viên Ban chấp hành, 21 ủy viên Ban Thường vụ và 6 đồng chí lãnh đạo Thường trực Trung ương Hội NDVN khóa VII.
Thứ hai, Đại hội lần này nhấn mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội trong sạch, vững mạnh, (trước đây chỉ vững mạnh thôi). Cán bộ Hội Nông dân phải đứng ra làm trọng tài trong những mâu thuẫn xảy ra đối với nông dân.
Điểm mới thứ 3 nữa là Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và báo cáo chính trị tại Đại hội khóa VII khẳng định việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân là nhiệm vụ tối cao của Hội Nông dân Việt Nam. Hội Nông dân Việt Nam sẽ có cơ chế giám sát việc thực hiện, nếu cán bộ Hội nào không đảm nhận nhiệm vụ tốt có thể thay thế. Đó là giai cấp công nhân giao cho cán bộ hội.
Điểm mới thứ 4 cơ bản nữa là, cốt lõi chức năng, quyền hạn của Hội Nông dân Việt Nam là Ủy ban Kiểm giao sẽ được xây dựng hoàn chỉnh từ T.Ư đến địa phương, thể hiện quyền lực chính trị của hội viên nông dân.
Phóng viên Hoài Phương đến từ Đài VTC. Ảnh: Hồng Liên
Cũng tại buổi họp báo, phóng viên Hoài Phương đến từ Đài VTC có hỏi: Trong thời gian vừa qua, ở nông thôn, nông dân còn gặp nhiều khó khăn về, nổi cộm nhất là về vốn, đất đai..., vậy Hội có giải pháp gì để giúp đỡ bà con, hội viên?
Trả lời câu hỏi này, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN khóa VII cho rằng: Những vấn đề nổi cộm của nông dân trong thời gian vừa qua đều được BCH Hội ND khóa VI thấy rõ và trình ra đại hội để lấy ý kiến, góp ý của các đại biểu. Đặc biệt là vấn đề tháo gỡ khó khăn về vốn, dạy nghề, đất đai... đều được các đại biểu bàn luận sôi nổi và có nhiều góp ý hay, chính đáng.
Trong nhiệm kỳ 5 năm tới, với cương vị BCH khóa mới, chúng tôi sẽ tập trung vào 3 giải pháp chính để tháo gỡ khó khăn cho hội viên, nông dân.
Thứ nhất là Hội Nông dân các cấp sẽ phải tin, gần, hiểu dân, phải biết dựa vào dân và biết làm, có trách nhiệm với hội viên, nông dân hơn. Để làm điều này, đòi hỏi các cán bộ Hội phải thay đổi phương pháp, tư duy làm việc để phục vụ hội viên, nông dân của mình tốt hơn.
Thứ hai là các cấp Hội phải đổi mới phương thức, phương pháp tư vấn, hỗ trợ dịch vụ và dạy nghề cho hội viên, nông dân. Từ phương thức cũ phải chuyển sang phương thức mới là tập huấn, hướng dẫn thực hành trong quá trình thực tế.
Thứ ba là trong thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội sửa đổi Luật đất đai và nới hạn điền để bà con yên tâm sản xuất quy mô lớn.
Riêng việc tháo gỡ khó khăn về vốn của bà con thì trong thời gian vừa qua, Hội đã làm việc với Chính phủ và các ngân hàng, trong thời gian tới sẽ sớm tháo gỡ được.
Ngoài ra, để nông dân gặp khó khăn về sản xuất cũng do năng lực cán bộ tại cơ sở còn hạn chế, yếu kém. Vì vậy, trong thời gian tới, Hội sẽ tập trung đầu tư cho cơ sở, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ này làm việc hiệu quả hơn.
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII giải đáp những thắc mắc của các phóng viên báo đài. Ảnh: Trọng Hiếu
Tại buổi họp báo, phóng viên Hữu Vinh - Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam hỏi: Vừa qua các địa phương có tình trạng nông dân khiếu kiện đất đai kéo dài, liên quan đến hội viên HND, tuy nhiên vai trò bảo vệ hội viên của HND chưa rõ ràng, vì vậy trong nhiệm kỳ tới HND sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nông dân?
Ông Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam:
Về vấn đề này, tôi thấy rất rõ nguyên nhân chủ quan khách quan, và Quốc hội cũng đã nhìn thấy. Vấn đề là HND sẽ phối hợp với Chính phủ và địa phương giải quyết như thế nào để có lợi cho nông dân. Khi người nông dân khi bị oan ức, họ rất bức xúc và họ phải đến với Hội ND vì hội là nơi bảo vệ quyên flowij chính đáng cho người nông dân.
Sở dĩ người nông dân khiếu kiện trong vấn đề thu hồi đất vì thực hiện dân chủ chưa tốt, một số chính quyền ở cơ sở thực hiện dân chủ chưa tốt, và có biểu hiện không cân bằng lợi ích, thiên về lợi ích nhóm hoặc thiên vì doanh nghiệp vì thu hút đầu tư cho nên người ta quên đi lòng dân mà họ chỉ nhớ đến giá trị khu đất đó, họ trả tiền cho người nông dân để doanh nghiệp khai thác khu đất đó. Đây là hạn chế của một bộ phận chính quyền địa phương.
Chính vì thế tại địa hội này, báo cáo chính trị cũng đã đề cập đến vấn đề này. Có 3 nhóm giải pháp chủ yếu:
Thứ nhất, trong hoạt động tư vấn hỗ trợ, HND sẽ làm tốt công tác tuyên truyền vận động để hội viên nông dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra giám sát trong quá trình thu hồi đất.
Nếu người nông dân được biết được làm, được bàn, được kiểm tra ngay từ đầu thì không có công chức nào dám làm điều xấu.Vụ việc đất Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) là một ví dụ, người nông dân nghèo hết 40 năm chưa giải quyết được, điều đó chứng tỏ cán bộ không nghĩ đến lợi ích dân nghèo.Để nông dân tự chủ, HND phải tuyên truyền vận động để nông dân biết đầy đủ chủ trương, chính sách về pháp luật, để người nông dân được biết được làm, được bàn, được kiểm tra ngay từ đầu.
Ví dụ di dân công tình thủy điện Sơn La, Tỉnh chỉ đạo không thể thu hồi sổ đỏ của dân, sổ đỏ dân giữ, 1 ha đất nương thu hồi của dân có trị giá 10 triệu đồng, coi như người nông dân đóng 10 triệu, doanh nghiệp phải ghi cổ phần cho nông dân, đồng thời tỉnh Sơn La hỗ trợ thêm cho nông dân 10 triệu đồng nữa, vì vậy nông dân không bức xúc khiếu kiện vì dân biết từ đầu.
Thứ hai, HND phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, chính quyền địa phương để xây dựng chặt chẽ hoàn thiện thủ tục thu hồi đất.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra giám sát phản biện xã hội của HND, trước hết ở Ban chấp hành HND các cấp để phát huy những mặt tốt, đồng thời báo cáo cấp ủy, chính quyền để phòng ngừa sai phạm ngay từ đầu để không xảy ra bức xúc.
Với 3 giải pháp đó tôi hi vọng sẽ hạn chế thấp nhất những sai sót khuyết điểm của chính quyền địa phương để người nông dân không bức xúc, khiếu kiện.
Theo Danviet
Những nét mới của Đại hội Hội NDVN lần thứ VII Tại Họp báo thông tin kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII Thào Xuân Sùng cho biết, Đại hội lần này đã quyết định nhiều vấn đề rất mới, sẽ tạo ra bước ngoặt trong hoạt động Hội và phong...