Hồi ức của “cha đẻ” những con tàu không số
Tàu không số góp phần làm nên chiến thắng giải phóng miền Nam (ảnh tư liệu).
Những năm kháng chiến chống Mỹ, cùng với tuyến đường Hồ Chí Minh trên bộ thì đường Hồ Chí Minh trên biển đã đi vào lịch sử như một huyền thoại góp phần làm nên thắng lợi của cuộc giải phóng miền Nam.
Gắn liền với huyền thoại đó là đoàn tàu “Không số” (TKS). Và với ông Trịnh Xương (sinh năm 1935 tại Thanh Hóa) – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Công nghệ tàu thủy Việt Nam, Trưởng ban thiết kế TKS năm xưa – mỗi thời điểm lên ý tưởng cho con tàu và thực hiện nó là thêm một lần khẳng định tinh thần yêu nước, yêu nghề và là sự minh chứng cho niềm tin của các đồng chí lãnh đạo với ông và nhóm thiết kế.
“Cha đẻ” của đoàn tàu Không số
Giờ thì “cha đẻ” của những chuyến TKS đã cận kề tuổi 80. Nhóm 4 người thiết kế TKS, người còn người mất, nhưng chỉ số ít người dân là biết đến “sứ mạng” lịch sử của họ. Vừa bắt đầu cuộc chuyện, ông Xương “đính chính” luôn: “Một số bài báo ghi không đúng rằng, khi được giao thiết kế con tàu, tôi không biết là thiết kế con tàu làm gì. Bởi các yêu cầu về trọng tải, về hình dáng được Phó Thủ tướng Phạm Hùng đưa ra bàn bạc rất nhiều. Tất cả các thành viên tham gia cuộc họp đều cùng đóng góp ý kiến về con tàu 100 tấn này. Và tôi có thời gian suy nghĩ hai tuần để trả lời về phương án thiết kế con tàu”.
Ông Trịnh Xương – trưởng nhóm thiết kế tàu không số – vẫn nhớ như in những thời khắc khó khăn khi khai sinh đoàn tàu không số. Ảnh: Lê Thơm
Video đang HOT
Sau 5 năm miệt mài học tập tại Trường Chuyên nghiệp đóng tàu Thượng Hải (Trung Quốc), ông cùng một số cán bộ kỹ thuật và kỹ sư hoàn thành nhiệm vụ lần lượt trở về nước phục vụ cách mạng.
Ký ức ngày nào bất chợt ùa về qua chất giọng Hà Nội trầm ấm, ông Xương nhớ lại: Vào đầu năm 1961, Hội nghị T.Ư họp bàn đưa ra nhận định về việc Mỹ-Ngụy leo thang chiến tranh tại chiến trường miền Nam và phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Địch đánh phá ác liệt tuyến đường Trường Sơn nhằm chặt đứt con đường tiếp viện của ta từ miền Bắc vào Nam bằng đường bộ.
Ngay lúc đó, ban lãnh đạo T.Ư Đảng đã họp khẩn cấp và vạch ra nhiệm vụ bằng mọi giá phải chi viện được cho miền Nam. Ý tưởng chiếc tàu vận tải lớn trên biển được gợi ra và Phó Thủ tướng Phạm Hùng có trách nhiệm cùng các đồng chí khác trong ban lãnh đạo chỉ đạo thiết kế, xây dựng. Đó là một con tàu trăm tấn chở được vũ khí hạng nặng, chịu được sóng gió cấp 8 – 9, nhiên liệu có thể chạy 20 – 30 ngày, chở được ít nhất 12 thuyền viên nhưng mục tiêu phải nhỏ gọn. Tàu vừa có thể đi ra công hải, vừa đi ven bờ và chạy nhanh khi quân Mỹ tấn công.
Một yêu cầu quả là khó khăn ấy được đích thân Phó Thủ tướng Phạm Hùng giao cho nhóm thiết kế. Nhận nhiệm vụ – ông Xương vừa tự hào, nhưng đồng thời cảm thấy trách nhiệm đè nặng. Ngay lập tức, ông đã cùng các kỹ sư Đinh Ngọc Liễn, Lương Văn Triết,… tìm mọi cách để giải bài toán đố về hình dáng, kết cấu của con tàu. Sau nửa tháng trăn trở, suy nghĩ, ông cùng đồng nghiệp đã phác thảo nên chiếc tàu có trọng tải 100 tấn. Được cấp trên ủng hộ và đồng ý cho xây dựng tiếp thiết kế sơ bộ nên chỉ 1 tháng sau đó, nhóm đã hoàn thành và đáp ứng được yêu cầu đặt ra của tổ chức, hình tuyến được chuyển gấp đến xưởng đóng tàu số 3 (Hải Phòng) để thi công. Cấu tạo chung của tàu bao gồm 3 hầm (1 hầm lái và 2 hầm hàng). Và cũng từ xưởng đóng tàu này, 6 chiếc tàu 100 tấn đã lần lượt ra đời.
Những con tàu làm nên huyền thoại
Theo ông Xương, từ chiếc thứ 7, khâu thi công được chuyển giao lại cho nhà máy đóng tàu Tam Bạc (Hải Phòng). Sau khi hoàn thành chiếc tàu thứ 13, việc thi công được di chuyển sang Thượng Hải (Trung Quốc), ông Xương phải trực tiếp sang đó theo dõi quá trình đóng tàu.
Đến tận giờ, ông Xương vẫn chưa quên cảm giác hồi hộp, lo lắng đến nghẹt thở khi đưa TKS đầu tiên hạ thủy. “Ngày đó không có máy móc để vẽ, mọi tính toán đều được làm thủ công. Từ lúc đưa ra ý tưởng đến hoàn thành con tàu đầu tiên là trong vòng 3 tháng. Chiếc tàu hạ thủy thành công và đi chuyến đầu tiên cập bến an toàn là thông tin tuyệt vời nhất trong đời mà tôi từng nhận được” – ông Xương tâm sự.
Theo ông Xương, toàn bộ những con tàu đóng xong được giao cho Đoàn 759 anh hùng (tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân) phụ trách khai thác. Nhờ vậy mà một lượng lớn vũ khí đã được chở vào chiến trường miền Nam để mở nhiều chiến dịch, trận đánh tại mặt trận phía Đông và Tây Nam Bộ. Việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công số lượng tàu trên trở thành “cú hích” tạo đà cho những thắng lợi vang dội của ta trong những năm sau đó.
Trước diễn biến phức tạp của cuộc chiến tại miền Nam, trong khi quân giặc tìm mọi cách leo thang chiến tranh, chúng cho quân phong tỏa, chặn đánh tất cả các cửa ngõ vào miền Nam hòng ngăn chặn mọi sự chi viện cho miền Nam. Trước tình hình đó, nhóm thiết kế được yêu cầu phải thiết kế loại tàu vừa đảm bảo vũ khí, hàng hóa vào miền Nam nhưng đồng thời che mắt được địch. Lập tức, nhóm đã đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phan Trọng Tuệ cho đóng gấp rút loại thuyền vỏ gỗ có trọng tải 3 – 5 tấn giả dạng là tàu đánh cá của ngư dân. Chiếc tàu này được thiết kế hai đáy. Đáy dưới giấu vũ khí, còn mặt trên vẫn được ngụy trang như một tàu cá để qua mặt các cuộc kiểm tra của quân địch. Đề xuất một lần nữa được chấp thuận.
Theo ông Xương, ngay lúc đó, các tỉnh phía bắc có nghề đóng tàu thuyền được triệu tập tham gia chiến dịch đóng tàu. Theo thiết kế sẵn, hàng nghìn chiếc tàu chiến với vỏ bọc tàu cá đã hoàn thành. Suốt một thời gian dài, những chiếc tàu đánh cá này đã âm thầm đưa người và vũ khí vào sâu trong tiền tuyến.
Nói về những chiếc tàu biến hình, ông Xương vẫn chưa thể lý giải nổi khả năng kỳ diệu của con người, mà ông cùng với đồng nghiệp đã miệt mài sáng tạo nên. “Có lẽ tuổi trẻ, lòng yêu nước, sự tin tưởng của các đồng chí lãnh đạo đã khiến chúng tôi làm được việc đó” – ông chia sẻ. Thậm chí, chính ông Xương cũng bất ngờ trước sức mạnh của những “đứa con” không tên. “Sau này, khi Mỹ công khai các báo cáo, tôi mới biết Mỹ đã từng mất 3 ngày truy đuổi một TKS mà không bắt được” – ông Xương tự hào chia sẻ.
Nói là đoàn TKS, nhưng chiếc tàu nào cũng có số hiệu đầy đủ như: Tàu 43, tàu 54, tàu 198… song để giữ bí mật, các con tàu này không sơn số hiệu lên tàu.
Trên những chuyến tàu ấy, trong suốt gần chục năm từ 1961 đến 1975, hàng vạn lượt người, cùng hàng ngàn tấn vũ khí, thuốc men từ hậu phương miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam góp phần cùng toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Theo laodong
Trở lại đất anh hùng Đạ Chais
Sau 20 năm, tôi trở lại quê hương của những người anh hùng người dân tộc thiểu số ở Đạ Chais dưới chân núi Bidoup của huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Họ là những Kasá Hà Siêng, Kasá Hà Ba..., những người một thời cùng với buôn làng nhịn ăn để ủng hộ lương thực cho bộ đội, những người một thời cùng buôn làng dời dân vào tận vùng sâu để lập phòng tuyến chống địch...
Cả làng theo cách mạng
Tôi tìm đến nhà già làng Kasá Hà Siêng, một trong hai già làng rất có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đạ Chais. Già kể chuyện cũ: "Dân Đạ Chais mình hồi đó chỉ ba chục cái nóc nhà thôi, khoảng ba trăm năm chục người dân. Hồi đó, Đạ Chais có 3 buôn là Đồng Mang, Đạ Tro và Đưng Tpó. Năm 1962, ba mươi cái nóc nhà của dân Đạ Chais mình đã phá ấp chiến lược, bỏ làng vào rừng sâu lập căn cứ kháng chiến. Từ đó đến 1975, có thêm 5 lần dời làng nữa. Cả dân Đạ Chais này theo cách mạng, già trẻ lớn bé gì cũng theo hết. Lớn thì vô du kích đánh giặc. Nhỏ thì theo mẹ lên nương lên rẫy làm ngô làm lúa rẫy tiếp tế lương thực cho bộ đội...".
Già làng Kasá Hà Siêng (phải) và ông Kasá Hà Ba ôn lại chuyện cũ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Đạ Chais là xã trăm phần trăm người dân tộc thiểu số có các tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, một trung đội du kích và có cả Ban Chỉ huy xã đội. Tỉnh ủy Tuyên Đức và Huyện ủy Lạc Dương ngày trước cũng có một thời đứng chân trên địa bàn rừng núi Đạ Chais và luôn được lực lượng du kích ở đây bảo vệ an toàn. Không chỉ thế, lực lượng du kích Đạ Chais còn là lực lượng rất tin cậy trong việc trông coi trại giam tù binh và đồng thời bảo vệ hành lang chiến lược của tỉnh trong suốt thời kỳ chống Mỹ.
Những con người một thời
Nói Đạ Chais cả làng theo kháng chiến quả là đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo ký ức của người già thì ngày trước, dân làng Đạ Chais cứ hễ lớn lên biết cầm con dao là biết vót chông, con trai lớn thêm tí nữa là cầm súng vô du kích hoặc vào bộ đội chủ lực; người già thì lên nương trồng tỉa để lấy lương thực nuôi quân... Chông và cạm bẫy của con trai con gái Đạ Chais đã từng làm nên một tuyến bô phòng dài cả chục cây số khiến cho kẻ địch bao phen khiếp vía khi càn vào đây. Rồi, cũng những ngày ấy, dân Đạ Chais còn huy động cả làng đi dân công tải đạn, tải lương thực thực phẩm, hàng hóa và cả phục vụ thương binh. "Hồi ấy, dân Đạ Chais mình có lúc xuống tận Vũng Rô (Phú Yên) để tải vũ khí từ Bắc đưa vào đó chớ" - già làng Kasá Hà Siêng nhớ lại.
Gặp K'Roong (51 tuổi, ở buôn Klong Klăn), anh kể: "Bố mình là K'Khoang, mẹ là Ka Yá. Họ mất cả rồi. Hồi chiến tranh, cả hai đều tham gia kháng chiến, cả hai đều xuống tới dưới biển để chuyển vũ khí. Mình đang làm chế độ cho hai người nhưng chưa xong...". Quả thật, những con người "của một thời" như thế ở Đạ Chais thì nhiều lắm. Nói như già làng Kasá Hà Siêng là "cả cái xã Đạ Chais này hết đánh Mỹ rồi đến giải quyết chuyện Fulro nên hầu hết là người có công. Mà bà con mình thì sau giải phóng có mấy ai còn lưu giữ những thứ giấy tờ này nọ đâu...". Tôi hỏi: "Còn bản thân già làng thì sao?" . "Mình tham gia kháng chiến ở vùng rừng này nè. Mình ở trong bộ đội "đường dây". Có mấy trận mình tham gia cũng "vang" lắm. Ví dụ như trận đánh vào Sở trà Cầu Đất (Đà Lạt), đánh vào ấp Quảng Hiệp (Đức Trọng), pháo kích Trường Võ bị Đà Lạt, đánh sân bay Cam Ly...". Giải phóng về, ông là Huyện ủy viên (Lạc Dương), sau đó được tăng cường vào Đạ Sar (một xã cũng thuộc huyện Lạc Dương) làm Chủ tịch Mặt trận... đến 1996 thì về hưu.
Còn đây là Kasá Hà Ba, năm nay đã gần 70 tuổi. Hồi năm 22 tuổi (1967), Kasá Hà Ba tham gia cách mạng, thuộc lực lượng thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn. Năm 1970, trong một trận chống càn, ông bị thương. Kasá Hà Ba nói: "Mình bị thương ở ngay Đạ Mưng này thôi, tức là sau khi đi biên giới về lại Đạ Chais. Mảnh đạn cối giờ vẫn đang còn trong đùi này đây. Bác sĩ bảo cứ để nguyên nó vậy, mổ lấy không được đâu"...
Làng dưới chân núi
Trường Tiểu học Long Lanh.
Bây giờ, con đường nhựa nối Đà Lạt (Lâm Đồng) với Nha Trang (Khánh Hòa) đi ngang qua Đạ Chais đã tạo cho vùng đất này một thế phát triển mới. Tôi hỏi già làng Kasá Hà Siêng: "Già ơi, bà con mình có ai đi làm rừng không?". Già hỏi lại: "Làm rừng theo kiểu nào? Theo kiểu nông lâm hay đi làm lâm tặc? Ở đây, nhà nào cũng nhận rừng để quản lý bảo vệ. Rừng Bidoup này là của dân mình mà. Hồi kháng chiến, cái rừng này bảo vệ dân, nuôi bộ đội. Nay Nhà nước nói dân mình bảo vệ thì phải bảo vệ nó chớ. Ở đây, không có thanh niên nào vào rừng cưa gỗ lậu đâu. Có chăng là người nơi khác đến thôi". Điều này được ông Bonto Ha Yiêng (Chủ tịch xã Đạ Chais) và anh Lê Văn Hương (Giám đốc VQG Bidoup Núi Bà) xác nhận: Hầu hết bà con dân tộc thiểu số ở Đạ Chais (với số dân cả xã hiện nay khoảng 1.500 người, 300 hộ) đều được nhận rừng. "Ở hai thôn Klong Klăn và Đưng Ksị thuộc lâm phần của Trạm Kiểm lâm Klong Klăn - Hạt Kiểm lâm Bidoup, VQG Bidoup Núi Bà, có hơn 90 hộ nhận QLBV hơn 4.000ha rừng. Với mức 350.000 đồng/ha thì mỗi năm mỗi hộ có thu nhập thêm cũng kha khá!" - anh Nguyễn Thành Minh - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Klong Klăn - cho biết. Nói như già làng Kasá Hà Siêng hay như Chủ tịch xã Ha Yiêng thì "chỉ thỉnh thoảng ở Đạ Chais mới xảy ra một vụ lấn chiếm đất rừng nhưng ngay lập tức người lấn chiếm được nhắc nhở, nếu lớn hơn thì đưa ra dân kiểm điểm nên dân xã này chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện phá rừng đâu".
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Dương, những buôn làng dưới chân núi Bidoup này đến nay có không nhiều hộ giàu nhưng về cơ bản là không còn nhiều hộ đói như những năm trước. Đêm, tôi lưu lại ở làng Klong Klăn để tìm cảm giác "đêm rừng" của hai mươi năm về trước. Nhưng, mấy chàng thanh niên lại nói với tôi rằng "Muốn có cảm giác ấy thì có ngay thôi, nhưng phải... mang rượu cần ra rừng; còn ở đây, giờ đã là "phố" rồi!".
Theo laodong
Cựu binh Mỹ tìm sự thật ảnh thảm sát Mỹ Lai Tóc bạc trắng, nhà báo, nhiếp ảnh gia Ron Haeberle ngồi trong quán cà phê dưới chân Cột Cờ Hà Nội, gần Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, gương mặt đầy suy tư khiến tôi cứ nghĩ ông là người Mỹ trầm lặng. Nhấp một ngụm cà phê, ông nói: "Sang Việt Nam lần này, tôi sẵn sàng gặp bất cứ ai để...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025