Hồi ức cảm động của một bé gái chạy khỏi Triều Tiên
Phải chứng kiến mẹ của bạn thân mình bị xử tử hình khi mới lên 9 tuổi, chạy trốn cùng mẹ qua Trung Quốc, sang Mông Cổ trước khi đến Hàn Quốc, Yeonmi Park đến nay vẫn chưa thể quên những ký ức buồn từng phải chứng kiến khi còn ở Triều Tiên.
Sự việc xảy ra vào một ngày 12 năm về trước, khi Park được mẹ cõng tới một sân vận động để xem thi hành án. Một trong số 8 phạm nhân bị trói chặt vào cột là mẹ của bạn Yeonmi. Bản án mà người phụ nữ này phải nhận được đọc trước khi xử tử, theo đó bà đã xem các DVD phim Hàn Quốc và cho người khác mượn đĩa phim. “Đó là một cú sốc”, cô gái nay đã 21 tuổi nhớ lại. “Đó là lần đầu tiên tôi thấy sợ hãi thực sự”.
Yeonmi Park giờ là sinh viên một trường đại học tại Seoul
Hiện ở Seoul, nơi có cuộc sống hiện đại như ở thế giới khác, Yeonmi đã trở thành một nhà vận động nâng cao nhận thức của thế giới về những nỗi thống khổ đồng bào mình phải chịu. Thông qua mạng xã hội, truyền hình, báo giới, cô kể những câu chuyện tại Triều Tiên.
Yeonmi tới nhiều nơi trên thế giới, và tháng tới địa điểm sẽ là Hội nghị thượng đỉnh thanh niên thế giới tại Dublin, Ai len. Hội nghị sẽ có sự hiện diện của nhiều nhân vật quan trọng như nguyên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan, nguyên Tổng thống Mexico Vicente Fox…
Sinh năm 1993 trong một gia đình có cha là cán bộ tầm trung trong đảng Lao động Triều Tiên, ngày nhỏ Yeonmi may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác khi cha cô thông qua những hoạt động buôn bán vàng, bạc và nickel ngầm với thương lái Trung Quốc, đảm bảo cho gia đình có cuộc sống tương đối no đủ.
Đến năm 2002, thế giới êm đềm của Yeonmi sụp đổ khi cha cô bị bắt vì buôn bán bất hợp pháp. “Mọi thứ đều thay đổi”, cô nhớ lại. Cha cô bị đưa tới một nhà tù gần Bình Nhưỡng và kết án 17 năm tù.
Bức ảnh cũ của gia đình Yeonmi tại Triều Tiên
Video đang HOT
Sau 3 năm, cha của Yeonmi cuối cùng cũng tìm được cách hối lộ để ra tù sớm. Nhưng đó cũng là lúc ông bị chẩn đoán mắc ung thư ruột kết. Khi cha được thả, Yeonmi chỉ còn thấy một người gầy gò không thể nhận ra.
Ngay sau khi cha cô được thả, gia đình lập tức bàn kế hoạch trốn sang Hàn Quốc. Và vào đêm 30/3/2007. Yeonmi cùng mẹ thông qua một kẻ buôn người đã đến được biên giới với Trung Quốc. Cha cô ở lại nhà để giảm thiểu rủi ro. Họ đã vượt qua 3 ngọn núi và cuối cùng đến được một con sông đóng băng, chia cắt Triều Tiên và Trung Quốc.
Yeonmi cho biết mình đã rất lo sợ lớp băng trên sông sẽ sụp xuống, nhưng may mắn cuối cùng họ cũng vượt được sang bờ bên kia. Khi đã lên đến bờ hai mẹ con chạy thục mạng. “Tôi chạy rất nhanh. Điều duy nhất tôi có thể nghĩ đó là tôi có thể bị bắn. Do đó tôi chỉ chạy và chạy”.
Khi dừng chạy, cả hai mẹ con đã thấy mình trong địa phận tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc. Tại đây, họ mới tính đến việc đi tìm chị gái của Yeonmi bị lạc trong quá trình vượt biên. Nhưng họ không biết phải tìm ở đâu trong khi kẻ đưa lậu người qua biên giới từ chối giúp.
Một vài ngày sau đó, cha của Yeonmi cũng vượt biên và tìm tới nơi hai mẹ con đang ẩn náu, trong khi chị gái của Yeonmi vẫn bặt vô âm tín. Nhưng họ cũng không dám quay lại tìm kiếm do sợ bị bắt.
Lẩn trốn trong một ngôi nhà ọp ẹp, ẩm thấp, không điện không nước ở ngoại ô thành phố Thẩm Dương trong nỗi lo sợ bị cảnh sát bắt và trục xuất, cha mẹ của Yeonmi phải đi hứng nước nhỏ giọt tại các vòi nước. Đến tháng Giêng 2008, cha cô qua đời ở tuổi 45. Không có giấy tờ tùy thân, mẹ cô đã phải hối lộ một nhà hỏa táng địa phương để hỏa táng, rồi đem tới một ngọn núi gần đó chôn tro cốt lúc 3 giờ sáng một cách lén lút.
Yeonmi tại đại học Dongguk
Sau đó, hai mẹ con Yeonmi đón xe tới thành phố cảng Thanh Đảo và nương nhờ tại một cơ sở của những người truyền đạo Thiên chúa người Trung Quốc và Hàn Quốc. Khi thời cơ chạy trốn sang Hàn Quốc thông qua Mông Cổ tới, họ lập tức nắm lấy dù vẫn chưa biết chị gái Yeonmi là Eunmi ở đâu.
Tháng 2/2009, Yeonmi và mẹ đi bộ sâu vào sa mạc Gobi, nhằm hướng chòm sao Đại hùng để tìm tới biên giới Mông Cổ, với hy vọng từ đây có thể được các nhà ngoại giao Hàn Quốc giúp đỡ cho tị nạn.
Nhưng khi còn đang lang thang trong sa mạc, họ đã bị lực lượng biên phòng Mông Cổ bao vây và thông báo sẽ bị trục xuất về Trung Quốc ngay lập tức. Yeonmi và mẹ đã cầu xin hết lời, nhưng không thành công. Bước đường cùng, họ đã rút con dao mang bên người và kề lên cổ, tuyên bố sẽ tự sát nếu bị trục xuất.
Cuối cùng, họ đã được đưa về giam tại gần thủ đô Ulan Bator trước khi được giao cho các quan chức Hàn Quốc. Và đến ngày 1/4/2009, Yeonmi đứng trước sân bay Chinggis Khaan để chuẩn bị lên đường tới Seoul.
Vài giờ sau, cô đã có mặt tại sân bay Incheon và không khỏi ngỡ ngàng trước sự hiện đại không thể tưởng tượng nổi. “Đó là lần đầu tiên tôi thấy một nhà vệ sinh đẹp đến thế. Lúc đó tôi nghĩ, nó sạch quá. Chỗ đó (bồn cầu) có phải chỗ rửa tay không nhỉ”, Yeonmi nói. “Mọi thứ đều sáng bóng. Tôi chưa từng thấy thứ gì như vậy”.
Sau khi đến Hàn Quốc, cả hai mẹ con cùng làm việc để Yeonmi có thể tiếp tục đi học. 5 năm sau, giờ cô đã là sinh viên năm thứ 3 khoa pháp luật hình sự tại đại học Dongguk, nổi tiếng hàng đầu Seoul và thường xuyên là khách mời truyền hình.
Và tháng 4 vừa qua, cuối cùng cô cũng được đoàn tụ với người chị gái được cho là đã chết từ lâu. Eunmi, hiện 23 tuổi, đã tới được Hàn Quốc sau khi vượt biên sang Trung Quốc và Thái Lan.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ Telegraph
Quân đội Trung Quốc lần đầu có nữ phát ngôn viên
Nữ phát ngôn viên đầu tiên của hải quân Trung Quốc, Đại tá Hình Quảng Mai, đã thu hút sự chú sau khi bà ra mắt giới truyền thông trong một cuộc họp báo mới đây.
Nữ phát ngôn viên hải quân Trung Quốc, Hình Quảng Mai.
Bà Hình Mai hôm 26/8 đã có cuộc trò chuyện với báo giới tại thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc, nơi một lễ kỷ niệm tròn 120 năm Chiến tranh Trung-Nhật được tổ chức hôm 27/8.
Bà Hình đã được bổ nhiệm làm phát ngôn viên của hải quân Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái. Bà là nữ phát ngôn viên đầu tiên của hải quân, và cũng là nữ phát ngôn viên đầu tiên và duy nhất của quân đội Trung Quốc.
Đối với nhiều người, cuộc họp báo hôm 27/8 là lần đầu tiên họ nhìn thấy bà Hình phát biểu đại diện cho hải quân. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết đã xuất hiện trong một cuộc họp báo về cuộc tập tập trận hải quân chung với Nga hồi tháng 5.
Trước khi trở thành phát ngôn viên của hải quân, bà Hình từng công tác với tư cách là một chuyên gia về luật biển tại Viện nghiên cứu hải quân của quân đội Trung Quốc. Bà cũng nhiều lần xuất hiện trên truyền hình quốc gia và báo chí trong nước, bình luận về các vấn đề liên quan tới luật biển.
Trước đó, bà Mai làm công tác giảng dạy tại một trường quân sự ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
Hải quân Trung Quốc hiện có 2 phát ngôn viên, người còn lại là Đại tá Lương Dương.
Các nguồn tin cho hay, hải quân Trung Quốc thường phải hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực như luật biển, chiến lược hàng hải và ngoại giao nên việc có 2 phát ngôn viên cùng lúc là cần thiết.
Các nữ phát ngôn viên thường thu hút sự chú ý của giới truyền thông tại Trung Quốc khi được bổ nhiệm.
Trước bà Hình Mai, các nữ phát ngôn viên cũng gây sự chú ý như người phát ngôn quốc hội Trung Quốc Phó Oánh; người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh; người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Đài Loan của quốc vụ viện Trung Quốc Phạm Lệ Thanh.
An Bình
Theo Dantri/Chinadaily
Phụ nữ Trung Quốc đeo mặt nạ đi tắm biển Những người phụ nữ mặc bộ đồ tắm hai mảnh, đeo mặt nạ xuất hiện trên một bãi biển ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Các nhà hoạt động Trung Quốc tập trung tại bãi biển ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông trong ngày hội Sức khỏe Quốc gia hôm 8/8. Họ là những người phụ nữ...