Hội tụ tinh hoa Phật giáo thế giới tại Việt Nam
Hôm nay 21/11, Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII sẽ chính thức bắt đầu với công tác trù bị cho ngày chính lễ. 20 vị cao tăng đến từ nhiều “ kinh đô Phật giáo” thế giới đã sẵn sàng mang tinh thần Phật giáo quốc tế tham dự đại hội.
Trao đổi với PV Dân trí, Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó tổng thư ký Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam – cho biết: “Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 21 đến 24/11, tại thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, hôm nay và ngày mai 22/11 sẽ thực hiện các công tác họp trù bị. Đại hội Phật giáo sẽ khai mạc chính thức vào ngày 23/11. Trong 2 ngày trù bị, việc duyệt lại các chương trình đại hội sẽ được triển khai kỹ lưỡng. Trong đó có việc như suy tôn hội đồng chứng minh, hội đồng trị sự, cắt băng triển lãm Phật giáo, thắp hương tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn, viếng lăng Hồ Chí Minh…
Các vị đại biểu và các vị cao tăng về dự Đại hội Phật giáo Việt Nam lần VII được BTC đón tiếp tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Giác ngộ)
Theo dự kiến sẽ có 1.100 đại biểu chính thức và khách mời tham dự Đại hội gồm: Chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự; chư tôn đức các ban, ngành Trung ương; Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành; Hội Phật tử Việt Nam tại các nước: Pháp, Czech, Ba Lan, Hungary, Đức, Ucraina, Nga, Lào; quý vị khách quý đại diện Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ủy ban Trung ương MTTQVN, lãnh đạo TP Hà Nội; Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo các tỉnh, thành; đại diện Đại sứ quán các nước như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Sri Lanka, Hàn Quốc, Myanmar, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc – Đài Loan. Ngoài ra, còn có sự tham dự của các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, TP.HCM, Hà Nội và các đoàn Phật tử chào mừng đến từ các tỉnh, thành.
Đặc biệt trong lần Đại hội này, Phật giáo Việt Nam hân hạnh cung đón khoảng 20 vị giáo phẩm Tăng Ni đại diện Phật giáo các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan và Sri Lanka đến dự, chúc mừng. Các vị cao tăng sẽ tham dự 2 ngày Đại lễ chính thức 23 và 24/11. Sau đó, đoàn sẽ thăm chùa Bái Đính. Các vị cao tăng đến từ nhiều “kinh đô” Phật giáo thế giới tham dự Đại hội Phật giáo Việt Nam lần VII ngoài ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, chia sẻ và phát triển Phật giáo cho toàn thế giới.
Video đang HOT
Công tác chuẩn bị cho Đại hội đã hoàn tất. (Ảnh: Cẩm Vân)
Từ ngày 20/11, đa số các đại biểu đã ra đến Hà Nội. Phân ban Tổ chức Đại hội đã lập hẳn một bộ phận chuyên lo công tác đón tiếp đại biểu. Về phục vụ ẩm thực, Ban Tổ chức sẽ phục vụ buffet trong các bữa ăn của đại biểu. Về y tế có các bác sĩ Bệnh viện Việt – Xô đảm nhận, túc trực 24/24 giờ trong các ngày diễn ra đại hội. Về an ninh trật tự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có công văn gửi Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội hỗ trợ công tác tổ chức Đại hội diễn ra an toàn và thành công.
Đường phố Hà Nội rợp cờ hoa trong không khí tưng bừng của Đại hội Phật giáo Việt Nam lần VII.
Đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cũng như không khí tưng bừng của Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII đã lan tỏa. Trên các con phố Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, cờ hoa rợp trời cung đón chư Tôn đức giáo phẩm toàn quốc cùng về tham dự và chào mừng Đại hội.
Trong những năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình hoạt động và phát triển. Giáo hội có khoảng gần 46.500 Tăng ni và hàng chục triệu tín đồ Phật tử thuần thành tu học thường xuyên tại các cơ sở tự viện trong cả nước.
Cả nước có khoảng 14.800 cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường. Hiện nay Giáo hội có hệ thống giáo dục đào tạo Tăng ni tương đối hoàn chỉnh ở tất cả các cấp đào tạo: sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học, Cao đẳng Phật học, hệ Đại học cử nhân Phật học và đào tạo sau đại học thạc sĩ Phật học. Số lượng cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước: 4 Học viện; 7 trường Cao đẳng Phật học; 31 Trường Trung cấp Phật học và hàng trăm cơ sở giáo dục sơ cấp Phật học do các tỉnh hội Phật giáo quản lý.
Theo Dantri
Đại hội VII Đại biểu Phật giáo toàn quốc: "Kế thừa - Ổn định - Phát triển"
Chiều nay 16/11, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức họp báo công bố chương trình Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 21-24/11, với chủ đề "Kế thừa - Ổn định - Phát triển".
Chủ trì buổi họp báo có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Tổng thư ký HĐTSTW GHPGVN cùng đông đảo các tăng ni và các cơ quan thông tấn báo chí tham dự.
Phát biểu tại buổi họp báo, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết: Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 21-24/11/2012) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của hơn 1.100 đại biểu, gồm Chư tôn Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đại biểu các Ban - Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo đại biểu Tăng ni, Phật tử Việt Nam ở hải ngoại. Đây là những tăng ni, phật tử tiêu biểu được đại hội các cấp giáo hội suy cử dự đại hội.
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ diễn ra trong 04 ngày từ 21-24/11/2012.
Khách mời của giáo hội gồm đại biểu khách quý đại diện các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức tôn giáo bạn các Đại sứ quán và đoàn ngoại giao tại Hà Nội Chức sắc lãnh đạo Giáo hội Phật giáo các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Srilanka, Nhật Bản.
Với Chủ đề "Kế thừa - Ổn định - Phát triển", Đại hội VII Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ: Tổng kết công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007-2012) hoạch định chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017) thông qua sửa đổi Hiến chương lần thứ V suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự và một số Phật sự quan trọng khác.
Thực hiện tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp với giai đoạn phát triển mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều hành Phật sự của Giáo hội để thực hiện thành công phương châm: Đạo Pháp - Dân Tộc - CNXH. Kiện toàn hệ thống tổ chức Giáo hội từ cấp trung ương đến các cơ sở địa phương để công tác Phật sự được kịp thời nhằm đưa ánh sáng giáo lý Phật Pháp vào trong đời sống xã hội phục vụ nhân sinh, đặc biệt là các vùng miền núi, hải đảo.
Công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) đã giành được nhiều kết quả tốt. Giáo hội có khoảng 46.500 tăng ni và hàng chục triệu tín đồ phật tử thuần thành tu học thường xuyên tại các cơ sở tự viện trong cả nước.
Cả nước có khoảng 14.778 cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, trong đó gồm: 12.245 tự viện thuộc Hệ phái Phật giáo Bắc Tông 454 cơ sở tự viện thuộc Phật giáo Nam Tông Khmer 73 cơ sở tự viện thuộc hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh 541 Tịnh xá thuộc Hệ phái Phật giáo Khất Sỹ 467 Tịnh Thất và 998 Niệm Phật đường.
Trong nhiệm kỳ VI, công tác trùng tu, xây dựng chùa đạt được nhiều thành tựu, hàng trăm cơ sở tự viện được trùng tu tôn tạo với tổng kinh phí đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng khôi phục các di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể của đất nước góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc. Đặc biệt là sự kiện mộc bản chủa Vĩnh Nghiêm được thế giới công nhận là di sản ký ức của nhân loại, chùa Một Cột kỷ lục châu Á về kiến trúc đặc biệt.
Công tác từ thiện xã hội là một trong những công tác Phật sự trọng yếu của Giáo hội. Công tác từ thiện được Giáo hội chỉ đạo các thành viên thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và được xem như một nội dung tu tập thực hành giáo lý từ bi của Đạo Phật. Công tác từ thiện phong phú, đã thành lập các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật các trung tâm khám chữa bệnh, Tuệ tĩnh đường đông y và bệnh viện tây y. Giáo hội luôn có mặt đúng lúc và kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia tích cực ủng hộ phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng người có công với đất nước. Tổng kết công tác từ thiện của nhiệm kỳ VI của tăng ni, tín đồ phật tử đã làm từ thiện hàng ngàn tỷ đồng.
Theo Dantri
Cháy rừng vì đốt vàng mã Rừng ở Thừa Thiên - Huế liên tục cháy vào những ngày đầu tháng 8 vừa qua. Theo cảnh báo của cơ quan kiểm lâm, nguy cơ cháy rừng đang rất cao, rừng có thể cháy bất cứ lúc nào. Rừng thông ở núi Ngự Bình đã bị cháy trưa 6-8 (khu vực màu sáng) - Ảnh: TIẾN LONG Rừng cháy chủ yếu...