Hội “thề không tham nhũng”: Dân mong quan cùng thề!
Nhiều năm trở lại đây, Lễ hội Minh Thề được dư luận đặc biệt quan tâm. Huyết gà hòa vào rượu trong uống trước lời thề chí công vô tư của bô lão làng Hòa Liễu khiến người xem hội xúc động. Tuy nhiên dân chưa thỏa lòng khi lễ hội chỉ dừng lại ở lời thề từ dân mà chưa thấy quan thề.
Lễ hội Minh Thề
Sáng nay, ngày 10/2, tức 14 tháng Giêng âm lịch, tại miếu làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng đã diễn ra nghi thức trang trọng của hội Minh Thề, thề không tham nhũng.
Tại lễ hội sáng nay, ban thờ được sắp đặt rất đơn giản, trang nghiêm, nổi bật là chiếc mũ quan được đặt trang trọng ở vị trí cao nhất – đại diện cho chức sắc trong địa phương. Những người có chức sắc trong làng hôm nay tương ứng với các chức Lý trưởng, Phó lý… thời xưa tham gia thề. Một con dao nhọn sắc, một con gà trống và một bình rượu được đặt ngay dưới ban thờ chuẩn bị cho nghi lễ thiêng.
Tuy nhiên lễ hội mãi chỉ quanh quẩn trong phạm vi cấp làng mà chưa mở rộng lên được cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố để phong trào phòng chống tham nhũng được khẳng định trên một lời thề tâm huyết.
Lễ hội diễn ra trang trọng với các nghi thức đơn giản và ý nghĩa
Gà trống được chọn lựa kỹ để dâng lên ban thờ
Huyết gà hòa với rượu trắng làm rượu thề.
Video đang HOT
Theo sử sách cũ, lễ hội Minh Thề (hay còn có cách gọi khác là Miêng Thệ) có từ năm 1561 khi Thái Hoàng, Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản (vợ Thái thượng hoàng Mặc Đăng Dung) đến lập ấp Lan Niểu (nay là thôn Hòa Liễu), vận động dân làng mở rộng diện tích chùa, làm mới tượng Phật. Bà đã xuất tiền mua được 25 mẫu, 8 sào, 2 thước. Sau đó, những người dân trong làng thấy việc cung tiến ở chùa mang lại phúc đức nên cung tiến cả ruộng vườn vào chùa. Diện tích chùa và đất canh tác lên tới 47 mẫu, 8 sào, 2 thước.
Trong thời gian xây dựng, ngoài diện tích chùa, một phần diện tích ruộng vườn được Hoàng hậu Ngọc và những người có chức sắc trong làng chia cho những người trông chùa canh tác, diện tích còn lại được cho cấy khoán. Sản phẩm thu được chia cho người nghèo trong vùng.
Lương thực dư thừa được tích trữ hàng năm khoảng 3 tấn thóc, do người có chức sắc trong làng giữ. Để không xảy ra tình trạng tham nhũng của công, Thái Hoàng Thái Hậu cùng với dân làng đã lập ra Hịch văn Hội Minh Thề. Đối tượng cụ thể là những người đứng đầu trong làng (Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phó hội, Trương tuần). Người từ 18 tuổi trở lên trong làng đều tham gia cùng uống rượu tuyên thề.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, năm 2003, lễ hội Hịch văn Hội Minh Thề được chính quyền địa phương và người dân trong làng khôi phục và giữ nguyên được giá trị văn hóa thời xưa.
Chiếc mũ quan tượng trưng cho chức vị được đặt ở vị trí cao nhất trên ban thờ trong buổi lễ
Lễ hội Minh Thề năm nay thu hút rất đông người dân trong vùng đến tham dự. So với năm ngoái dân chúng và nhiều đơn vị chính quyền sở về dự đông đủ hơn. Tuy nhiên ngoài bộ phận bô lão tham gia uống rượu huyết gà dâng thề thì đa số chỉ đến để xem hội.
Lời thề không tham nhũng do… dân đọc (!)
Ông Nguyễn Văn Cường – một nông dân của làng Hòa Liễu – người được chọn để đọc Hịch văn Minh Thề đã dõng dạc từng câu từng chữ như khắc vào không gian: “Chúng tôi gồm những người làm việc công của làng, họp trước đền theo tục lệ uống máu ăn thề, xin thề các điều sau: Nếu lấy của công làm việc công thì được các thần linh ủng hộ. Nhược bằng, có lòng tham, lấy của công làm của tư, nguyện cầu các chư vị thần linh đả tử! Y như lời thề…”, “Trên từ cụ già đến tuổi 18 ở dân thôn, trong làng vườn tược, buồng cau trái chuối, ngoài đồng lúa mạ hoa màu, mọi người đều công minh chính trực, không tham lam vơ vét. Người nào tà tâm trộm cắp của nhau, nguyện cầu thần linh đả tử. Y như lời thề…”; “Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin trời tru diệt”…
Sau mỗi đoạn của hịch văn minh thề, các vị trong đoàn bồi lễ giơ tay biểu lộ quyết tâm cùng nhau: ” Y như lời thề”.
Lời tuyên thệ được một nông dân trong làng đọc vang lên đầy uy nghiêm trong lễ Minh Thề
Sau nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề, các bô lão dâng rượu thề lên quan khách, nhân dân đến tham dự. Tuy nhiên chỉ có các vị cao niên vui vẻ đón lấy rượu cùng lời thề không tham nhũng. Tuyệt nhiên sáng nay không thấy có quan chức nào đến dự lễ hội nâng chén rượu thề cùng dân Hòa Liễu.
Lý giải điều này, chính quyền xã Thuận Thiên cho biết: lễ hội chỉ có phạm vi trong thôn làng, được phục dựng để nhớ về một nét đẹp văn hóa xưa. Cấp xã, huyện không thề mà chỉ là thành phần đại biểu, khách mời đến dự hội.
Rượu thiêng được dâng lên cho các bô lão trong làng uống thề không tham nhũng
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi có mặt tại hội thề nêu mong muốn: “Đây là một lễ hội tôn vinh thái độ sống tích cực, quan điểm làm quan thanh liêm, trong sạch mà người xưa đã tôn vinh thì cớ gì ngày nay ta không nhân rộng? Làm quan làm lãnh đạo trong thời đại nào cũng đòi hỏi phải công minh chính trực, trong sạch thanh liêm vì dân mà phù nước thì tiếc chi một lời thề”.
Ông Trần Văn Anh, một vị khách từ Hà Nội về nêu quan điểm, ngày nay Đảng ta đang phát động phong trào chống tham nhũng thì đây cũng là một việc làm thể hiện quyết tâm làm quan thanh liêm của cán bộ ta. Dân chúng vẫn chờ đợi một lời thề từ một vị lãnh đạo nào đó dám thề trước ban thờ, dám uống chén rượu thề hòa huyết đỏ để quyết tâm làm quan vì dân, không tham nhũng”.
Thu Hằng
Theo Dantri
Bức ảnh xúc động và lời cầu mong không còn tham nhũng
Số tiền tham nhũng, thất thoát lớn thì ngàn tỉ, thậm chí chục ngàn tỉ mà nhỏ thì cũng hàng trăm tỉ đồng. Trong khi chỉ một phần nhỏ của số tiền đó thôi, nhiều ngôi trường sẽ không còn dột nát, nhưng bữa ăn của các em thơ sẽ có thêm chút cá thịt và những thày cô như cô giáo Lò Thị Hòa sẽ không còn phải vật vã trên con đường đến trường.
Miền Bắc những ngày qua rét đậm. Những cơn gió bấc heo hút thổi cùng với mưa lất phất bay khiến cái lạnh càng trở nên tê tái. Tại Hà Nội, nhìn những con đường đông nghẹt người đội gió, đội mưa đã thấy ái ngại. Thế nhưng, khi nhìn vào bức ảnh một cô giáo vùng cao trên đường đến trường, mọi sự "ái ngại" ở chốn thành đô đã trở nên nhợt nhạt.
Đó là hình ảnh cô giáo Lò Thị Hòa, giáo viên Trường Mầm non Huổi Mí (xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) trên đường đến trường cả người và xe bê bết bùn đất được đăng tải trên mạng xã hội những ngày qua.
Theo báo Tiền phong cho biết, nhà của cô giáo Lò Thị Hòa ở huyện Điện Biên nhưng cách Trung tâm hơn 50km. Vì thế, cô chỉ về nhà tuần một lần, tức là chiều thứ 6 về, tối chủ nhật hoặc sáng thứ hai đi sớm. Nhưng do đường xấu nên những ngày bình thường, cô phải đi mất 3 giờ đồng hồ còn ngày mưa thì gấp hai, ba lần như vậy.
Khổ nhất là đoạn từ trung tâm huyện đến trường, không thể đo đếm bằng km mà phải tính theo giờ. Con đường ngày nắng thì gập ghềnh, khúc khuỷu và đầy bụi. Động mưa một cái là lầy lội, có nơi ngang đầu gối...
Thật ra, hình ảnh vất vả của những cô giáo vùng cao như cô Lò Thị Hòa không phải hiếm. Những ngôi trường giò lùa bốn phía, mưa dột mưa mà nắng dột nắng. Những bữa cơm nội trú đĩa muối trắng, lèo tèo mấy ngọn rau rừng. Những điểm trường không chỉ không có điện mà nước sinh hoạt cũng không có nốt...
Tuy nhiên, nỗi khổ về vật chất không bằng nỗi khổ về tinh thần. Trong những ngày cuối năm này, khi thiên hạ xôn xao tiền thưởng tết với triệu nọ, triệu kia, thậm chí cả trăm triệu đồng/người thì ở nơi biên cương của Tổ quốc, các thày, các cô không biết có được lấy vài ba trăm ngàn bạc. Cầm tiền thưởng tết mà không khỏi mủi lòng...
Song, đáng buồn hơn ngay tại thời điểm này đây đang diễn ra phiên tòa phúc thẩm vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng mà số tiền thất thoát lên đến 9.000 tỉ đồng. Và cũng trong thời điểm này, một vụ án sơ thẩm cũng đang diễn ra tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Vĩnh Long với số tiền thiệt hại trên 102 tỷ đồng. Và thêm một ông chủ nhà băng lại bị bắt giữ...
Chao ôi! Số tiền tham nhũng, thất thoát lớn thì ngàn tỉ, thậm chí chục ngàn tỉ mà nhỏ thì cũng hàng trăm tỉ đồng. Trong khi chỉ một phần nhỏ của số tiền đó thôi, nhiều ngôi trường sẽ không còn dột nát, nhưng bữa ăn của các em thơ sẽ có thêm chút cá thịt và những thày cô như cô giáo Lò Thị Hòa sẽ không còn phải vật vã trên con đường đến trường nữa.
Khi đó, hàng vạn em thơ sẽ được tới trường trên những con đường thênh thang, sạch đẹp, hàng ngàn cô giáo, thày giáo sẽ bớt đi nhiều lắm những khó khăn vất vả cả sự "tủi phận" mỗi dịp tết đến, xuân về...
Xin chia sẻ với các em học sinh nơi vùng cao, với cô giáo Hòa và hàng ngàn, hàng vạn các thày cô giáo đang ngày đêm trồng người, gieo chữ.
Cầu mong sang năm mới, công cuộc phòng chống tham nhũng sẽ hiệu quả hơn nữa để những đồng tiền đóng thuế mồ hôi, nước mắt của dân không rơi vào túi những quan tham...
(Theo Dân Trí)
Nhận 350 tin tố giác nhũng nhiễu, tham nhũng qua đường dây nóng Năm 2016, thông qua đường dây nóng, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt đã tiếp nhận 350 thông tin của người dân, cán bộ trong toàn quốc tố cáo về hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực như đất đai, chế độ chính sách... Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu chỉ đạo tại...