Hội thảo về thực hiện Chiến lược y tế biển đảo Việt Nam
Ngày 11/10, Hội Y học biển Việt Nam và Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức hội thảo “Vai trò của Hội y học trong thực hiện Chiến lược y tế biển đảo và Chuyên đề y học biển đảo lần thứ 4.”
Bác sỹ Viện Y học Biển Việt Nam hướng dẫn sơ cứu ban đầu cho các ngư dân.
Hội thảo chia thành hai phần gồm phần một khẳng định vai trò của các Hội y học thực hiện chiến lược về biển đảo, phần hai là những báo cáo khoa học mang tính chuyên môn phục vụ việc phát triển y tế ở biển đảo Việt Nam.
Tại hội thảo, phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Văn Linh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thông tin về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X thông qua. Theo đó, mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước hướng tới trong xây dựng Chiến lược biển là “mạnh về biển và giàu lên từ biển.”
Nghị quyết về Chiến lược biển cũng đã xác định bảy nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020 như nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng mạnh nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển; đẩy mạnh điều tra cơ bản về phát triển khoa học-công nghệ biển…
Phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Lê Tuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế, báo cáo về nội dung và kết quả thực hiện Đề án 371 của Chính phủ về “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020.”
Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn cho biết hệ thống y tế biển đảo của Việt Nam được tổ chức theo mô hình đất liền, chưa phù hợp với đặc thù địa lý kinh tế- xã hội của vùng biển. Năng lực của các cơ sở y tế vùng biển đảo còn hạn chế, không đủ khả năng mở rộng phạm vi cứu chữa khi bị chia cắt hoặc tăng đột biến nhu cầu khám chữa bệnh. Việc cấp cứu trên biển gặp rất nhiều khó khăn do thiếu phương tiện vận chuyển…
Đề án 371 đã đưa ra tám nhiệm vụ để phát triển hệ thống y tế biển đảo như nâng cao nhận thức và năng lực quản lý Nhà nước về y tế biển; củng cố và phát triển cơ sở y tế dự phòng; phát triển mạng lưới khám chữa bệnh gồm đầu tư trang thiết bị y tế, nhân lực, cơ sở hạ tầng cho sáu khoa hồi sức cấp cứu thành trung tâm tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh đặc thù cho vùng biển đảo và làm nhiệm vụ hỗ trợ cấp cứu từ xa (Telemedicine) đặt tại sáu bệnh viện ven biển ở Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang; tổ chức mạng lưới vận chuyển, cấp cứu; đầu tư trang bị, nhân lực phù hợp. Để thực hiện tốt Đề án 371, trước mắt, 28 tỉnh, thành phố ven biển cần tập trung chỉ đạo việc thực hiện cấp bảo hiểm y tế cho ngư dân.
Video đang HOT
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Trường Sơn, Viện trưởng Viện Y học biển Việt Nam, Chủ tịch Hội y học biển Việt Nam, nhấn mạnh để góp phần thực hiện thắng lợi Đề án 371, Viện và Hội tập trung vào các nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học về y học biển, y tế biển nhằm phát triển chuyên ngành y học biển của Việt Nam; tham gia đào tạo nguồn nhân lực biển, đào tạo môn y học biển cho sinh viên y khoa cùng với bộ môn y học biển; đào tạo bác sỹ chuyên khoa định hướng về lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, đào tạo y học biển cho các sỹ quan boong (người đảm nhiệm vị trí chăm sóc, khám chữa bệnh cho thủy thủ đoàn) và cấp cứu ban đầu trên biển cho thuyền viên, ngư dân và các lao động biển khác. Hội Y học biển Việt Nam làm tốt công tác tư vấn, phản biển về việc thực hiện Chiến lược phát triển y tế biển cho các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của công tác biển đảo với các cấp chính quyền, cho người lao động trên biển.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã trình bày 27 báo cáo, tham luận liên quan đến chiến lược chung về phát triển y học biển và kiến thức y khoa chuyên môn như nghiên cứu một số đặc điểm thần kinh tâm lý của thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu viễn dương năm 2013; ứng dụng một số trắc nghiệm tâm lý trong việc đánh giá trạng thái tâm sinh lý của thủy thủ tàu ngầm; đảm bảo an toàn truyền máu trên vùng biển, đảo Việt Nam…
Theo Vietnam
Người Việt khắp thế giới hướng về biển đảo Tổ quốc
Những ngày này, sự việc Trung Quốc hạ đăt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã khiến cộng đồng người Việt Nam trên khắp thế giới hết sức quan ngại và phẫn nộ.
Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại cuộc mít tinh
Người Việt ở Lào: Mong Đảng, Nhà nước có biện pháp kiên quyết
Sáng 14-5, tại Thủ đô Vientiane, gần 1.000 người trong Cộng đồng người Việt Nam tại Lào gồm cán bộ nhân viên sứ quán, các cơ quan Việt Nam bên cạnh sứ quán, bà con Việt kiều, các doanh nghiệp Việt Nam đang hợp tác đầu tư tại Lào và lưu học sinh Việt Nam tại Lào đã míttinh phản đối việc Trung Quốc hạ đăt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc míttinh, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng đã thông báo và cho bà con xem video clip được quay trên thực địa việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 và nhiều tàu vũ trang vào vùng biển của Việt Nam. Đại sứ khẳng định hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự vào vùng biển của Việt Nam từ ngày 1-5 đến nay là hết sức nghiêm trọng và nguy hiểm, xâm phạm vùng biển của Việt Nam; đi ngược lại hoàn toàn các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc giải quyết các vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; đe dọa trực tiếp hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Trước hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và nêu rõ quan điểm của Việt Nam là ưu tiên đàm phán thương lượng để giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng thông qua các biện pháp hòa bình.
Đại diện Chùa Phật tích, Tổng hội, Thành Hội người Việt tại Thủ đô Vientiane, Hội doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư tại Lào và lưu học sinh Việt Nam tại Lào bày tỏ quan tâm sâu sắc tình hình Biển Đông hiện nay cũng như bất bình trước những hành vi của phía Trung Quốc, mong muốn Đảng và Nhà nước có nhiều biện pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Người Việt ở Angola: Quyên góp vì Biên Đông
Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Angola đã ra Tuyên bố cực lực phản đối Trung Quốc, nêu ro cac hanh vi hiên nay cua Trung Quôc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi ngược lai Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký năm 2002 giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc.
Tuyên bô cua Hôi khăng đinh hanh đông cua Trung Quôc tai Biên Đông đa vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc lập tức dưng các hoạt động bất hợp pháp và rút hết giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cộng đồng người Việt Nam tại Angola yêu cầu phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế va UNCLOS.
Cộng đồng người Việt Nam tại Angola bay to sẵn sàng làm hết sức mình để cùng nhân dân cả nước bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. Thể theo nguyện vọng, tình cảm của bà con trong cộng đồng đối với việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và để cùng nhân dân cả nước bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông, Ban chấp hành Hội đa phát động đợt quyên góp "Chung sưc bao vê chu quyên Viêt Nam tai Biên Đông" trong cộng đồng người Việt Nam tại Angola. Toàn bộ số tiền quyên góp sẽ được Ban chấp hành Hội chuyển về nước theo hướng dẫn của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Cộng đồng người Việt Nam ở Ukraine đã tổ chức hoạt động tuần hành
trước Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Kiev
Người Việt ở Ukraine: Tuần hành rầm rộ phản đối Trung Quốc
Từ ngày 12-5, cộng đồng người Việt Nam ở Ukraine đã tổ chức tuần hành trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Thủ đô Kiev. Hoạt động tuần hành hòa bình này thu hút sự tham gia của hàng trăm người Việt Nam đang công tác, học tập, làm ăn tại Ukraine và một số bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa nhằm thể hiện tiếng nói phản đối trước hành động phi pháp của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng thềm lục địa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đoàn người tuần hành tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở số nhà 35, phố Grushevskovo, thành phố Kiev giương cao các biểu ngữ, băng rôn bằng tiếng Việt, tiếng Ukraine, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc với nội dung khẳng định các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC) và rút ngay giàn khoan trái phép khỏi lãnh thổ của Việt Nam... Trong đoàn tuần hành có nhiều người thông thạo tiếng Trung Quốc đã hô vang khẩu hiệu yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động vi phạm luật pháp quốc tế và các thỏa thuận, hiệp định đã ký kết giữa hai nước, từ bỏ lối hành xử bất chấp pháp luật và đạo lý không đáng có của một cường quốc.
Đoàn người tuần hành đã hùng hồn đọc Kháng thư bằng 3 thứ tiếng với hàng trăm chữ ký phản đối gửi Đại sứ Trung Quốc để chuyển tải thông điệp và ý nguyện của cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine tới chính quyền Bắc Kinh.
Kháng thư lên án mạnh mẽ hành động Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, vi phạm thô bạo Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký kết.
Kháng thư cũng chỉ rõ hành động nguy hiểm này của Trung Quốc đã và đang đe dọa trực tiếp hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông; làm phương hại nghiêm trọng quan hệ hữu nghị giữa hai nước và hai dân tộc; cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine cực lực phản đối các hành động trái phép và quyết tâm cùng với nhân dân cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc.
Mặc dù tình hình nội bộ Ukraine vô cùng phức tạp, hoạt động giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn và vấn đề an ninh an toàn không được đảm bảo tuyệt đối, song với tấm lòng hướng về Tổ quốc và mong muốn thể hiện trách nhiệm công dân trước vận mệnh dân tộc, nhiều bà con cộng đồng từ các tỉnh xa, thậm chí từ những nơi đang diện ra giao tranh ác liệt vẫn lặn lội về Kiev để được đưa ra tiếng nói phản đối.
Theo ANTD
Việt Nam sẽ giám sát biển đảo từ vệ tinh Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thực hiện dự án "Giám sát một số vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ bằng công nghệ viễn thám" nhờ có vệ tinh VNREDSAt-1. Cục trưởng Cục Viễn thám Quốc gia Nguyễn Xuân Lâm cho biết. Ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Đài Viễn thám Trung ương đang giới thiệu quy trình thu nhận và...