Hội thảo về đóng góp của các tôn giáo trong đời sống xã hội
Trong hai ngày 30 và 31/3, tại thành phố Đà Nẵng, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Viện Liên kết toàn cầu Hoa Kỳ (IGE) tổ chức Hội thảo “Đóng góp của các tôn giáo trong đời sống xã hội”.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Văn Sơn/TTXVN)
Tham dự hội thảo có lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Liên kết toàn cầu Hoa Kỳ cùng các sở, ban, ngành, các chức sắc tôn giáo ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý và các vị chức sắc tôn giáo trao đổi, qua đó thấy được quan điểm, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo thực hiện nhất quán nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân; đảm bảo sự hòa hợp, khoan dung giữa các tôn giáo.
Tại hội thảo, nhiều tham luận của các chức sắc tôn giáo tập trung vào những nội dung như thành công trong công tác giáo dục thanh thiếu niên của Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i Việt Nam; những đóng góp của Tịnh độ cư sĩ Phật hội trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng; đóng góp của Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức xã hội; đóng góp của tôn giáo trong xã hội hiện nay… Hội thảo cũng đã dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận xoay quanh về vấn đề an sinh xã hội…
Video đang HOT
Phát biểu tại hội thảo, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Dương Ngọc Tấn nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Công dân Việt Nam đa số đều có tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó, tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước, thuộc các giai tầng, dân tộc khác nhau.
Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tại Hiến pháp 2013 của Nhà nước Việt Nam đã ghi rõ “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.”
Quy định này tại Hiến pháp đã được cụ thể hóa trong hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo và được thực thi có hiệu quả trong cuộc sống.
Đến nay, cả nước có 14 tôn giáo với 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ, 78 nghìn chức sắc, khoảng 25 nghìn cơ sở thờ tự, hàng trăm tín ngưỡng với hàng chục vạn cơ sở thờ tự và hàng nghìn lễ hội được tổ chức hàng năm.
Nhiều lễ hội của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian đã trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia như lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ Noel, lễ Phật đản… Ngoài ra, các tổ chức tôn giáo hoạt động ổn định, hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và tích cực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Theo Vietnam
Trung Quốc kết án 9 người tại Tân Cương vì tội khủng bố
Chính quyền Trung Quốc ngày 25/6 đã kết án 9 người tại Tân Cương với mức án cao nhất là 14 năm tù, vì những tội danh liên quan đến khủng bố, trong bước đi mới nhất của chiến dịch trấn áp các phần tử cực đoan tại đây.
Một phiên xét xử nghi phạm khủng bố tại Tân Cương
Các tội danh bao gồm chỉ đạo và tham gia và các tổ chức khủng bố và kích động chủ nghĩa ly khai, tiểu blog của chính quyền thành phố Qapqal khẳng định.
Bắc Kinh mới đây đã tuyên bố triển khai chiến dịch trấn áp khủng bố kéo dài 1 năm, và tuần trước họ đã tuyên án tử hình 13 người sau một loạt các vụ tấn công khủng bố gây chấn động, được cho là do các phần tử tại Tân Cương tiến hành.
Giới chức Qapqal cũng công bố việc bắt giam gần 40 nghi phạm khủng bố. Những người này phải đối diện với các cáo buộc truyền bá tư tưởng thánh chiến, kích động sự chống phá quyền lực nhà nước, kích động chủ nghĩa ly khai, và vượt biên để tham gia các tổ chức khủng bố.
Các chi tiết về 9 người bị tuyên án không được tiết lộ, ngoại trừ việc họ phải chịu thời hạn phạt tù từ 3 tới 14 năm. Dù vậy, tên của một số người cho thấy họ dường như là người Duy Ngô Nhĩ thiểu số, vốn đa phần theo đạo Hồi và là nhóm sắc tộc đông đảo nhất tại Tân Cương.
Đại diện đảng bộ địa phương, ông Li Wei đã kêu gọi 3000 người tham gia phiên xét xử công khai để giúp cơ quan chức năng lật tẩy các nghi phạm khủng bố, và tham gia vào "cuộc chiến tranh nhân dân" chống lại chủ nghĩa khủng bố, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luật của đảng Cộng Sản Trung Quốc khẳng định.
Một bức ảnh được giới chức Qapqal đăng tải cho thấy, nhiều người tụ tập tại một sân vận động lớn, với nhiều binh sỹ mặc quân phục mang theo khiên đứng trước một hàng các quan chức ngồi trên khán đài.
Thời gian qua, Tân Cương đã diễn ra những cuộc tấn công bạo lực rải rác. Trong ngày thứ Bảy, cảnh sát tại thành phố Hotan đã bắn chết 13 người sau khi những người này lái xe vào một trụ sở cảnh sát và kích hoạt khối chất nổ trên xe, giới chức địa phương khẳng định.
Trong khi đó, các nhóm hoạt động nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh đã đàn áp về văn hóa và tôn giáo, tạo ra sự bất đồng tại Tân Cương. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc khẳng định đã đầu tư lớn để phát triển kinh tế tại khu vực này.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
"An ninh ở Hà Nội còn tốt hơn nước tôi" Sáng 29-5, Đoàn mục sư của cộng đồng những người nước ngoài theo đạo Tin lành ở Hà Nội đến chào và trao đổi một số công việc với lãnh đạo Công an Hà Nội. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội tiếp đoàn mục sư Tin lành Đoàn có mục sư Jacob Bloemberg, quốc tịch Hà...