Hội thảo quốc tế về tác động đa chiều của tranh chấp ở Biển Đông
Ngày 9/10, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Konrad Adenauer (Đức) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế “Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác.”
Ngư dân huyện Lý Sơn đánh bắt hải sản trên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
Tham dự hội thảo có các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines và đông đảo chuyên gia Việt Nam đến từ nhiều trường đại học, học viện và viện nghiên cứu.
Hội thảo là diễn đàn khoa học để các học giả quốc tế và Việt Nam gặp gỡ, trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất, đặc biệt tập trung đánh giá tác động đa chiều của tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Từ đó đề xuất các giải pháp theo hướng hòa bình, hợp tác phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, Luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, phó giáo sư-tiến sỹ Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, nhấn mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bên cạnh những điểm nóng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là điểm nóng đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây. Tình hình càng nguy hiểm hơn khi những tranh chấp lãnh thổ ở đây không đơn giản chỉ là vấn đề giữa các nước trực tiếp có đòi hỏi về lãnh thổ.
Do vị trí và tầm quan trọng về chính trị, kinh tế của Biển Đông, đồng thời do sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các quốc gia, tranh chấp Biển Đông đã trở thành vấn đề của cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.
Những hành động gây hấn đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây đã, đang và sẽ làm ảnh hưởng đến cả khu vực, thế giới trên nhiều phương diện khác nhau như an ninh, hợp tác, phát triển, tự do hàng hải và trật tự thế giới mới.
Video đang HOT
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ chia sẻ thời gian qua, các học giả, nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, thể hiện tiếng nói và hành động mạnh mẽ, góp phần vào việc giữ gìn hòa bình, an ninh trong khu vực. Các nhà khoa học đã cung cấp luận cứ khoa học, đưa ra các lý lẽ xác thực nhằm đấu tranh hòa bình để bảo vệ chân lý, lẽ phải, đồng thời cũng tránh cho các khu vực rơi vào xung đột tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Với tư cách là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết ủng hộ những đề tài, dự án nghiên cứu có tác động tích cực tới hòa bình và an ninh trong khu vực nói riêng, thế giới nói chung.
Trong hai ngày diễn ra hội thảo (9-10/10), các đại biểu trao đổi, thảo luận về năm chủ đề chính gồm Biển Đông trong bức tranh lớn của các cường quốc Trung Quốc và Mỹ; tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trong bối cảnh luật pháp quốc tế; cơ sở pháp lý và các phương thức giải quyết một cách hòa bình tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển đảo; hệ lụy từ xung đột giữa Nhật Bản-Trung Quốc nhằm giải quyết xung đột ở Biển Đông; vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột đang leo thang ở biển Đông…
Với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam trước sau như một khẳng định mong muốn giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN trong vấn đề Biển Đông bởi từ khi ra đời đến nay, ASEAN luôn đóng vai trò trung tâm trong các sáng kiến an ninh khu vực như thành lập “Diễn đàn khu vực ASEAN” (1994), ký với Trung Quốc “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC 2002); đồng thời, đang nỗ lực xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) và hoàn thành xây dựng ba cộng đồng chính trị-an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa-xã hội vào năm 2015.
Theo Vietnam
Thông điệp Mỹ-Ấn gửi Trung Quốc: Đừng khuấy động Biển Đông
Bắc Kinh từng hy vọng là do những bất đồng căn bản, Ấn Độ sẽ không liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ trong lãnh vực an ninh chiến lược.
Ảnh minh họa.
Bắc Kinh từng hy vọng là do những bất đồng căn bản, Ấn Độ sẽ không liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ trong lãnh vực an ninh chiến lược. Hy vọng này như đã tan biến sau chuyến công du nước Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa kết thúc, RFI bình luận.
Trong bản thông cáo chung Mỹ Ấn, công bố hôm 30/9/2014 sau cuộc họp thượng đỉnh hai lãnh đạo Mỹ- Ấn, hai bên đã xác nhận rất nhiều điểm tương đồng chiến lược, trong đó có vấn đề bảo vệ quyền tự do hàng hải, cụ thể là tại Biển Đông, một lời nhắn nhủ rõ ràng đối với Trung Quốc.
Điểm thu hút sự chú ý đầu tiên khi xem xét bản thông cáo chung Mỹ-Ấn vốn rất dài, là mối quan tâm rất lớn của hai nhà lãnh đạo đến quan hệ hợp tác trong lãnh vực an ninh và quốc phòng. Yếu tố có thể nói là nổi bật là cả hai bên đã nêu đích danh Biển Đông là một khu vực đang gây quan ngại.
Trong phần nói về các vấn đề toàn cầu và khu vực đã được hai bên thảo luận, hai ông Barack Obama và Narendra Modi đã xác nhận là cả Mỹ lẫn Ấn Độ đều cho rằng cần phải bảo vệ hòa bình và ổn định trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Cần bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không - "đặc biệt ở Biển Đông"
Trên cơ sở đó, hai nhà lãnh đạo đã: "Bày tỏ quan ngại về việc căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải đang gia tăng, và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh hàng hải và bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông".
Theo bản thông cáo chung, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Mỹ đã "kêu gọi tất cả các bên tránh sử dụng hoặc đe dọa dùng võ lực trong việc thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền..., kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển".
Chuyên gia phân tích Ankit Panka, trên báo mạng The Diplomat số ra hôm 2/10/2014, đã nhận xét một cách chính xác rằng với bản Thông cáo chung Mỹ-Ấn này, đây là lần đầu tiên cả Ấn Độ lẫn Hoa Kỳ cùng nhau tuyên bố ủng hộ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Đối với chuyên gia Ankit Panka, điều này cũng dễ hiểu vì từ khi Thủ tướng Modi lên cầm quyền ở New Delhi, Ấn Độ luôn luôn nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Quyết tâm dấn thân vào Biển Đông cũng được New Delhi thường xuyên khẳng định, mà ví dụ gần đây nhất là bản Thông cáo chung ký kết giữa Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee với đối tác Việt Nam.
Theo chuyên gia Ankit Panka, dù không được nêu tên, nhưng đối tượng được kêu gọi chính là Trung Quốc. Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, nước này thường xuyên bị tố cáo là đã có những động thái quyết đoán, thô bạo, bất chấp luật quốc tế, để ép buộc các nước tranh chấp khác tại Biển Đông là phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
Mỹ-Ấn quyết định tăng cường hợp tác song phương và tay ba với Nhật
Không chỉ kêu gọi suông, hai lãnh đạo Mỹ-Ấn còn quyết định tăng cường hợp tác để bảo đảm tốt quyền tự do hàng hải. Bản Thông cáo chung đúc kết cuộc thảo luận Obama-Modi nêu rõ: "Các lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong lãnh vực an ninh trên biển để đảm bảo quyền tự do hàng hải và quyền vận chuyển đường biển và giao thương hợp pháp mà không bị cản trở, theo các nguyên tắc được chấp nhận của luật pháp quốc tế".
Một cách cụ thể hơn, để đạt được mục tiêu trên, Mỹ và Ấn Độ sẽ xem xét khả năng tăng cường năng lực của Hải quân Ấn Độ về mặt công nghệ, đồng thời nâng cấp các cuộc tập trận song phương Malabar hiện hữu.
Trong một động thái dứt khoát sẽ làm cho Trung Quốc không vui, hai ông Obama và Modi đã nhất trí là sẽ nâng cấp cơ chế đối thoại tay ba Mỹ-Ấn-Nhật. Cuộc đối thoại tay ba này sắp tới đây có thể được nâng lên cấp Ngoại trưởng.
Theo NTD/Bizlive
Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực Hoàng Sa, Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh tại buổi Họp báo thường kỳ diễn ra ngày 2/10. Phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Hải Bình. Tại buổi Họp...