Hội thảo quốc tế về hàng hải: Đàm phán hòa bình giải quyết tranh chấp
“An ninh hàng hải tại Đông Á” là chủ đề hội thảo quốc tế diễn ra ngày 30/9 tại Brussels, Vương quốc Bỉ.
Đây là sự kiện do Viện Nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS) phối hợp với Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản tổ chức.
Quang cảnh Hội thảo.
Tham dự hội thảo gồm các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực an ninh, an toàn hàng hải của Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Australia và Liên minh châu Âu (EU). Đây là cơ hội để các học giả và các nhà hoạch định chính sách trao đổi về một chủ đề mà cả châu Âu và khu vực Đông Á đều quan tâm.
Video đang HOT
Dưới sự điều hành của Tiến sĩ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, bà Theresa Fallon, chuyên gia EIAS và ông Toshiro Iijima, Phó Tổng giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, các diễn giả đã tập trung thảo luận về ý nghĩa toàn cầu của lĩnh vực hàng hải ở Đông Á; những diễn biến mới đây ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; khía cạnh pháp lý về hàng hải tại Đông Á và các khu vực tiềm năng hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển.
Trong thời gian qua, các vấn đề biển ở Biển Hoa Đông và Biển Đông đã nổi lên như một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất trong khu vực Đông Á, thu hút sự chú ý của các cường quốc chiến lược và buộc các nước này phải điều chỉnh chính sách đối với khu vực trong bối cảnh của một thay đổi trật tự khu vực.
Các tranh chấp đã vượt ra khỏi không gian hàng hải và bất ổn trong khu vực có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels, ông Bruno Hellendroff thuộc Nhóm nghiên cứu và thông tin về hòa bình và an ninh (GRIP) cho biết rất nhiều quốc gia, trong đó có các nước thành viên của EU, có lợi ích an ninh hàng hải ở Đông Á, đặc biệt khi EU và ASEAN có quan hệ đối tác chiến lược.
EU rất quan ngại về những bất ổn trên Biển Đông. Do vậy, việc duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới nói chung, và đảm bảo tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực quốc tế là vô cùng cần thiết.
Theo chuyên gia Nicolas Gosset thuộc Trung tâm nghiên cứu về an ninh và quốc phòng, để giải quyết căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, các bên liên quan cần phải tiến hành đàm phán hòa bình.
Trong trường hợp cần thiết, có thể nhờ đến Tòa án quốc tế. Ông cũng đánh giá cao lập trường và quan điểm của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế liên quan đến Biển Đông.
Trong khi đàm phán giữa các chính phủ vẫn chưa đạt tiến bộ đáng kể để giải quyết các tranh chấp, các cuộc thảo luận cấp chuyên gia có thể đưa ra các khuyến nghị để quản lý hiệu quả tình trạng này.
Các đại biểu đều nhất trí để đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải hiện nay cần phải tôn trọng luật biển, chủ quyền cũng như lợi ích của các quốc gia ven biển. Không được dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp.
Theo Vietnamnet
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9
Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
Ảnh minh họa
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. "Đây là khu vực mà cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đặt một vài giàn khoan vẫn hoạt động đến bây giờ. Hiện chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra", thiếu tướng Đạm cho hay.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18.6. Dự kiến, hôm nay 20.6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Theo TNO
Khai mạc hội thảo quốc tế 'Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử' Sáng nay 20.6, tại TP.Đà Nẵng, Trường ĐH Đà Nẵng và Trường ĐH Phạm Văn Đồng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" với sự tham gia của gần 100 đại biểu trong và ngoài nước như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Họp báo giới thiệu hội thảo -...