Hội thảo “Quan hệ Mông Cổ – Việt Nam : Lịch sử và hiện tại”
Ngày 15/5, hội thảo khoa học với chủ đề “Quan hệ Mông Cổ – Việt Nam: Lịch sử và hiện tại” nhân kỉ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mông Cổ đã được tổ chức tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mông Cổ.
Hội thảo do Viện Quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ, Văn phòng Tổng thống, Bộ Ngoại giao, Liên đoàn giới chủ Mông Cổ và Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ phối hợp tổ chức.
Quang cảnh hội thảo “Quan hệ Mông Cổ – Việt Nam: Lịch sử và hiện tại”.
Tham dự Hội thảo có Chánh Văn phòng Tổng thống Z.Enkhbold, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ G.Chuluunbaatar, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Mông Cổ D. Davaasuren, Phó Chủ tịch Liên đoàn giới chủ Mông Cổ Kh. Ganbaatar, các cựu Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam,các nhà nghiên cứu khoa học và đông đảo cán bộ đại diện các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội tại Mông Cổ. Nhiều cơ quan thong tấn, báo chí của Mông Cổ đã đến dự, đưa tin về sự này.
Phát biểu tại Hội thảo, Chánh Văn phòng Tổng thống Z.Enkhbold nhấn mạnh hai nước đã trải qua 65 năm quan hệ với nhiều dấu ấn lịch sử. Mối quan hệ ngày càng được củng cố và lớn mạnh. Mông Cổ là một trong những nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mà Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước đều ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế; các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì thường xuyên. Mông Cổ đánh giá cao mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước và mong muốn phát huy những tiềm năng sẵn có để tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục, văn hóa, lao động, an ninh, quốc phòng…
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Đoàn Thị Hương tin tưởng quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn.
Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Đoàn Thị Hương bày tỏ tự hào về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 65 năm qua; Đại sứ đánh giá cao sự ủng hộ quý báu lẫn nhau giữa hai nước trong những giai đoạn khó khăn và luôn sát cánh để cùng phát triển, hướng tới tương lai tươi sáng. Đại sứ tin tưởng quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn. Vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần vào hòa bình, ổn định khu vực và thế giới.
Tại hội thảo các học giả, các nhà nghiên cứu đã trình bày tham luận về quan hệ Việt Nam – Mông Cổ.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Liên đoàn giới chủ Mông Cổ Kh. Ganbaatar cho rằng, để đạt được mục tiêu kim ngach thương mại không chỉ cần sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân mà còn rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ.
Về tiềm năng tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước, Phó Chủ tịch Liên đoàn giới chủ Mông Cổ Kh. Ganbaatar nhấn mạnh mục tiêu đạt mức 70 triệu USD vào năm 2020. Mông Cổ đã từng nhập khẩu hạt trắng, trái cây khô, dưa chuột muối từ Việt Nam trước năm 2013. Từ đó đến năm 2018 các loại hàng hóa nhập khẩu được mở rộng là gạo, bột giặt và mỹ phẩm.Trong chuyến thăm Mông Cổ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến về việc xuất nhập khẩucác sản phẩm thịt, lông và da tại Mông Cổ và hợp tác trồng các loại cây thuốc y học cổ truyền. Do vậy, các doanh nghiệp Mông Cổcần hành động ngay bây giờ. Ông Kh. Ganbaatar cho rằng, để đạt được mục tiêu trên không chỉ cần sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân mà còn rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ.
Bên cạnh đó, các cơ quan của Chính phủ của hai nước phải quan tâm thúc đẩy mở đường bay thẳng giữa hai nước. Như thế, sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển các sản phẩm,đặc biệt là các sản phẩm biển và thực phẩm dễ hỏng. Có đường bay thẳng thì có thể vượt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại 70 triệu USD
Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Mông Cổ D. Davaasuren (đeo kính) và các đại biểu thăm quan triển lãm ảnh.
Đại sứ Đoàn Thị Hương (áo dài) giới thiệu với các đại biểu những hình ảnh trong những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Mông Cổ.
Đại biểu chụp ảnh kỷ niệm, ghi lại những hình ảnh đáng nhớ về quan hệ Việt Nam – Mông Cổ.
Trong khuôn khổ Hội thảo, Đại sứ quán đã phối hợp cùng Viện Quan hệ quốc tế tổ chức triển lãm ảnh 65 năm quan hệ Việt Nam – Mông Cổ và chiếu phim tài liệu về chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Mông Cổ năm 1955 và chuyến thăm của Bí Thư thứ nhất Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Mông Cổ Iu.Xê-đen-ban đến Việt Nam năm 1959. Buổi triển lãm và chiếu phim đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu, khách mời và giới truyền thông Mông Cổ.
Theo Danviet
Phát hiện bất ngờ về cách người Ai Cập chuyển khối đá 1,7 vạn tấn xây kim tự tháp
Các nhà khoa học đã có những phát hiện về quá trình xây dựng Đại kim tự tháp Giza ở AI Cập cách đây 4.000 năm.
Đại kim tự tháp Ai Cập được xây dựng từ cách đây hơn 4.000 năm
Theo Express, Đại kim tự tháp Giza là công trình kỳ vĩ nhất và lâu đời nhất ở Ai Cập và được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
Nhiều nhà sử học tin rằng công trình này được xây dựng trong giai đoạn hơn 20 năm. Nhiều người đặt câu hỏi làm cách nào mà người Ai Cập cổ xưa sống ở năm 2.500 trước Công nguyên, có thể đưa tổng cộng 6 triệu tấn đá dạng khối tạo thành kim tự tháp.
Trong bộ phim tài liệu năm 2019 của kênh Channel, các nhà khảo cổ đã tìm hiểu thêm về công trình cổ xưa này. "Đưa những khối đá chất lượng cao nặng 170.000 tấn/khối đến khu xây dựng là một thách thức lớn của Pharaoh Khufu".
"Những khối đá này chỉ có thể khai thác được ở mỏ đá rất xa, gọi là Tora". Không ai biết chắc những khối đá khổng lồ được vận chuyển đến Giza bằng cách nào chỉ trong 20 năm.
Những tấm gỗ được đem chôn sau khi kim tự tháp hoàn tất.
"Bằng chứng mới cho thấy người Ai Cập cổ xưa có thể đã làm điều này bằng đội tàu chuyên dụng, với các thủy thủ dày dạn kinh nghiệm", bộ phim tài liệu hé lộ.
Bộ phim tài liệu sau đó giải thích về việc các nhà khảo cổ làm thế nào để tìm hiểu kim tự tháp với những phát hiện đầu tiên vào năm 1954.
Tại một bãi chôn lấp gần kim tự tháp, nhóm chuyên gia Ai Cập phát hiện hàng loạt các tấm gỗ được chôn cẩn thận. Đây là các tấm gỗ từng được dùng để chế tạo tàu thuyền".
Đội tàu gỗ của Pharaoh đóng vai trò không nhỏ giúp xây dựng Đại kim tự tháp.
"Có lẽ Pharaoh Khufu đã ra lệnh tháo dỡ các thuyền gỗ sau khi xây dựng xong kim tự tháp. Như một cách để đọn đường sang thế giới bên kia", bộ phim tài liệu nói.
Theo chuyên gia Eissa Zidan, đội tàu gỗ chở các phiến đá khổng lồ đến Giza có thể không đơn thuần là đội tàu bình thường, mà chính là các tàu thuộc sở hữu của Pharaoh.
Theo Danviet
Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh giữa Anh và Mỹ "Cuộc chiến con lợn" có lẽ là một trong những cuộc chiến khó hiểu và khác thường nhất trong lịch sử. Thế kỉ 19, năm 1859, một con lợn ham ăn đi lạc suýt đẩy hai nước Anh và Mỹ vào bờ vực chiến tranh. Các cuộc chiến tranh trên thế giới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như...