Hội thảo “người Việt làm game Việt” Tìm kiếm cơ hội cho game Việt
Một hội thảo về đề tài phát triển nhân lực sản xuất game Việt sắp được tổ chức và sẵn sàng chào đón những nhóm tâm huyết tham gia thảo luận.
Một điều rất rõ ràng không chỉ các nhà nghiên cứu về game mà hầu như tất cả game thủ đều biết, đó là sự siêu lợi nhuận trong kinh doanh game. Cũng từ đó một câu hỏi lớn tồn tại trong những người có tâm huyết về game, tại sao người Việt chúng ta không hưởng siêu lợi nhuận đó mà phải bỏ tiền mua game từ nước ngoài làm chảy máu dòng lợi nhuận lẽ ra người Việt sẽ được hưởng ?
Thuận Thiên Kiếm là một sự động viên lớn cho phong trào làm game Việt.
Bạn có biết doanh thu của ngành game Việt Nam các năm gần đây liên tục tăng trưởng với mức trung bình 150 triệu USD/năm, chiếm 70% doanh thu của ngành nội dung số nhưng hầu hết chỉ dựa vào phát hành Game nước ngoài. Số lượng Game do Việt Nam sản xuất đang được triển khai trên thị trường hiện chỉ có Thuận Thiên Kiếm (VNG) chính thức, SQUAD và Generation 3 của VTC Studio đang trong quá trình chạy thử, Game Offline có thể kể đến 7554 đang trong giai đoạn phát triển.
SQUAD do VTC phát triển cũng có thể xem là một sự khởi đầu tiềm năng.
Câu trả lời luôn là chúng ta thiếu nguồn lực để làm ra (phát triển) một tựa game Việt chất lượng. Đến các hãng lớn cũng cho biết là đang gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn lực để thực hiện những tựa game xứng đáng. Để tìm cách giải quyết vấn đề này, mới đây nhà phát hành VTC đã cho ra mắt Học viên Công nghê và nôi dung sô VTC (VTC Academy) nhằm tìm kiếm, đào tạo đội ngũ sản xuất game chuyên nghiệp. Đơn vị này vừa thông báo sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về chủ đề “người Việt làm game Việt” và mở cửa đón các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vận mệnh game Việt đến thảo luận, tìm giải pháp cho nguồn nhân lực làm game Việt.
7554 tuy gây nhiều tranh cãi nhưng vẫn được cộng đồng game thủ Việt ủng hộ.
Video đang HOT
Hôi thảo gôm 3 nôi dung chính:
Giới thiêu ngành công nghiêp Game Học gì đê làm Game? Chân dung lâp trình viên Game Viêt
Diên giả:
Ông Nicolas – GĐ Ph-enix, IDGA Việt Nam Ông Võ Bằng Phan – PGĐ VTC Online, GĐ VTC Studio Ông Trần Đình Hợp – GĐ VTC Academy
Hội thảo dự kiến sẽ tổ chức vào lúc 14 giờ ngày thứ bảy, 25/6/2011 tại Tâng 21, Tòa nhà VTC Online – 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nôi. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia hội thảo chỉ cần liên hệ đăng ký tham gia theo địa chỉ:
Học viên Công nghê và nôi dung sô VTC (VTC Academy)
Địa chỉ: Tâng 4, Tòa nhà VTC Online – 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nôi
Điên thoại: 04.6681 0042
Liên hệ: Ms Thùy 0974 460 169 ( huongthuy.tran@vtc.vn )
Hoặc Ms Hương 01247 642 479 ( maihuong.nguyen@vtc.vn )
Email: academy@vtc.vn
Xem thêm tại đây
Một cuộc hội thảo đơn thuần chắc chắn sẽ không thể vực dậy nền game Việt nhưng ít ra nó sẽ châm ngòi cho một cuộc tìm kiếm nhân tài, tìm kiếm cơ hội để người Việt có thể tự hào với trí tuệ Việt Nam chúng ta có thể làm ra những game chất lượng tốt phục vụ cho lợi ích người Việt. Nếu bạn có thời gian hãy đến tham gia nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bạn thích game khó hay game dễ?
Câu trả lời của từng người sẽ còn phụ thuộc vào việc họ thích cảm giác chinh phục hay tận hưởng.
"Tôi tự hỏi vì sao một số trò chơi lại khó đến như vậy. Thực sự thì tôi đã từ bỏ thói quen mua game và thay thế bằng cách thuê game bởi tôi không thể về nước trong những tưa game với độ khó cao. Lấy ví dụ điển hình như màn với căn phòng đầy chông trong God of War III. Tôi chết liên tục và dù không muốn nhưng tôi vẫn chưa thể xem được đoạn kết của Kratos. Tại sao game không có một chế độ thật dễ!?" - một game thủ với nickname Sullyville đã phát biểu như vậy trên Kotaku.
Bayonetta có một chế độ mà bạn chỉ cần ấn một nút là có thể thắng từ đầu đến cuối game.
Một cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề game ngày nay có nhiều sản phẩm quá khó và nhà sản xuất cần phải làm ra một chế độ còn dễ hơn cả Easy để ai cũng có thể tận hưởng hết nội dung trong sản phẩm của họ. Không phải game thủ nào cũng có kĩ năng tốt để thích những sản phẩm có mức độ thử thách cao. Nhà sản xuất nên lắng nghe điều này và làm ra những sản phẩm "hợp lòng dân" hơn.
Đại đa số không đồng tình với anh chàng noob kia và cho rằng mục đích chơi game của Sullyville là sai. Cốt lõi của game là giải quyết vấn đề. Từ những thể loại game như giải đố hay một số mang tính đối kháng cao hơn như bắn súng hoặc đấu võ, yếu tố này đều được thể hiện rất rõ rệt. Nếu như ai đó muốn tìm đến một trò chơi chỉ để xem cốt truyện của nó thì thật sự họ đã sai lầm.
Muốn thử tốc độ phản ứng cùng độ nhanh nhạy, hay tìm đến FPS.
Cách tận hưởng nêu trên hợp với những loại hình khác như văn học và điện ảnh hơn. Phim là thứ khiến người ta có thể dễ dàng cảm thủ ngay cả khi họ lười nhất. Văn học, tiểu thuyết thì đòi hỏi nhiều hơn một chút khi bắt người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng của mình. Thế nhưng, với game thì chừng đó vẫn chưa hề đủ. Thậm chí, những trải nghiệm tương tác mang tính thử thách còn là một phần không thể thiếu của loại hình này.
Một game thủ đã đưa ra dẫn chứng về mối quan hệ chặt chẽ giữa gameplay có độ khó cao và cốt truyện như sau: "Game hay có cốt truyện cho phép bạn đóng vai một vị anh hùng hoặc một nhân vật đối đầu với những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua. Nếu bạn chơi trò chơi đó ở một độ khó quá thấp thì sẽ chẳng còn chút cam go nào. Cốt truyện của game từ đó mà cũng nhạt. Thế nên, độ khó là là một trong những thứ không thể thiếu để tạo nên cảm giác hòa nhập trong game".
Cầu trường đâu cần cốt truyện thê lương mà vẫn hút hồn bao người.
Một ý kiến khác lại chỉ trích rằng nếu như Sullyville chơi game chỉ vì mục đích rằng muốn xem đoạn kết của game thì anh ta thật lệch lạc. Thậm chí, thứ mà anh ta muốn còn đang dần làm hỏng ngành công nghiệp game. Các nhà sản xuất liên tục phải làm ra những thứ với mức độ "thân thiện" cao, hay nói cách khác là giảm độ khó đi để bán được cho thật nhiều khách hàng.
Giá mà những game thủ lười chịu bỏ thời gian ra để tìm hiểu về các quy tắc trong game, cách để tận dụng hết sức mạnh của một nhân vật thì họ sẽ gắn bó với trò chơi mà bản thân bỏ ra tận 60 USD để mua về hơn. Thực sự thì những khách hàng như Sullyville cũng không phải là những đối tượng tiềm năng của các nhà sản xuất vì cuối cùng thì anh ta cũng chọn giải pháp thuê game chứ không phải mua game.
Dày công khổ luyện kĩ năng trong game đối kháng giống như hành trình trui rèn sự nỗ lực.
Sai lầm của anh chàng này bắt nguồn từ mục đích giải trí "hời hợt" của mình và nhiều game thủ cho rằng game muốn hay thì cần phải có độ khó cao. Khó là thứ gia vị đầu tiên cuốn hút một người chơi vào một tựa game đối kháng hay bắn súng bởi cảm giác thỏa mãn khi chinh phục một thử thách cũng thú vị chẳng kém việc rơi lệ trước một cốt truyện hay.
Đánh giá từ quan điểm "hiền hòa" hơn của những người đồng tình với Sullyville, có nhiều game thủ lên tiếng rằng. Không phải ai cũng có nhiều thời gian để đầu tư vào việc mài dũa kĩ năng trong một trò chơi. Họ quá bận bịu với những công việc thường ngày để có thể quan tâm đến một sản phẩm giải trí.
Okami là một trò chơi mà nếu cảm nhận được, bạn sẽ thấy nó thật sự là một kiệt tác.
Hoặc thậm chí nói thẳng ra là họ không giỏi chơi game và mới biết đến trò chơi điện tử vài năm, nhận xét của các game thủ có thâm niên thực sự là bất công đối với đối tượng game thủ này. Không phải ai tìm đến game cũng là để muốn có cảm giác vượt qua thử thách, nhu cầu của những game thủ này chỉ là tận hưởng. Game vẫn truyền tải được nhiều cảm giác không có trong điện ảnh và đó là thứ mà họ muốn.
Thế nên việc hạ thấp độ khó trong nhiều trò chơi ngày nay là thứ mà các game thủ "mới" muốn có nhất. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngày nay các nhà sản xuất liên tục làm ra các sản phẩm "thân thiện". Khi họ bán được nhiều game hơn và có nhiều người biết đến game hơn thì tất cả đều có lợi. Người được "hưởng lộc" nhiều nhất có khi lại chính là những game thủ kì cựu.
Bạn có những suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
Theo PLXH
Cuộc đua vừa ngã ngũ, hàng loạt game đã thanh lý đồ đạc Có vẻ như các top gamer của chúng ta cày kéo cả tháng qua chỉ với môt mục đích duy nhât là giải thưởng mà thôi. Chắc hẳn bât cứ game thủ MU FPT nào cũng biêt đên sự kiên đua top ở server Heras đã diên ra từ ngày 9/3 và kêt thúc vào ngày 9/4 vừa qua bởi đơn giản đây...