Hội thảo khao học ‘ Bảo tồn và Phát huy giá trị lịch sử văn hóa di tích Đền Quy Lĩnh gắn với phát triển du lịch’
UBND huyện Quỳnh Lưu phối hợp với Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long tổ chức hội thảo khoa học ‘ Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa di tích Đền Quy Lĩnh gắn với phát triển du lịch’.
Đền Quy Lĩnh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Ngày 29/02/2020, tại xã Quỳnh Lương – huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tham dự hội thảo gồm có: Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức – Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long; nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Lan cùng các giáo sư tiến sĩ sử học Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu cùng các sở ban, ngành của tỉnh. Các cơ quan truyền thông của trung ương và địa phương cùng tham dự đưa tin hội thảo.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức – Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long tổng kết hội thảo
Đánh giá tiềm năng, lợi thế và định hướng thu hút đầu tư, phát triển du lịch trong thời gian tới ông Hoàng Văn Bộ phó Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện nêu rõ ảnh hưởng giá trị văn hóa lịch sử của Đền Quy Lĩnh gắn liền với việc phát triển du lịch huyện Quỳnh Lưu, đưa du lịch huyện Quỳnh Lưu trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Ông Hoàng Văn Bộ – Chủ tịch huyện Quỳnh Lưu giới thiệu về việc phát triển kinh tế huyện Quỳnh Lưu
Video đang HOT
Đền Quy Lĩnh, tọa lạc giữa rừng phi lao bên bờ biển thuộc xã Quỳnh Lương huyện Quỳnh Lưu, Đền dựa lưng vào Hòn Ói một hòn núi trông như con rùa chạy ra biển, nửa đang trên bờ, nửa dưới nước, bao quanh nó là Hòn Úp, Hòn Nhắc nhô cao trên mặt sóng và trước mặt ngôi đền là hình dáng cong cong của Hòn Cộc, đứng một mình lẫn trong sóng bạc và mây trời, như ngọn hải đăng cách bờ ngoài tầm sóng đổ không xa. Ngày xưa Hòn Ói cây cối rậm rạp bốn mùa xanh tốt. Mùa chim di cư tràn về tránh rét, đậu trắng cả vách núi tiếng chim át cả tiếng sóng vỗ bờ, phần mũi của Hòn Ói nhô ra biển giống như đầu rùa. Thiên nhiên sắp đặt thật kỳ diệu, tên chữ của Hòn Ói là Kim Quy Sơn hay Quy Lĩnh.
Đền Quy Lĩnh được xây dựng cùng thời với Đền Cờn hoặc sớm hơn. Căn cứ vào thần tích và thần phả còn lại rất ít của hai ngôi đền, tục Chạy Ói diễn ra hàng năm vào dịp lễ hội và tồn tại hàng mấy trăm năm trước cho đến thời kháng chiến chống Pháp vì chiến tranh nên lễ hội cũng như việc thờ phụng đền chùa trong vùng hoàn toàn bãi bỏ hoặc đơn giản hóa, Đền Quy Lĩnh cũng vì thế mà thành phế tích.
Nhà sử học Lê Văn Lan, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, PCT huyện Hồ Ngọc Dũng chủ trì hội thảo
Cách đây vài ba chục năm, nhân dân vùng Kẻ Mơ với sự ngưỡng vọng một di sản tâm linh độc đáo đang bị mai một nên đã cùng chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm góp công góp của trùng tu tôn tạo trên cơ sở nền móng hình hài cũ còn lại, dựng nên một ngôi Đền mới với hậu cung, tam tòa, tam quan, cho đến hoành phi câu đối, bài vị, linh khí thờ cúng đều được phụng dựng theo phong cách kiến trúc như cũ, kể cả cái giếng nước ngọt cổ bị lấp được khai mở trở lại. Một cái giếng cổ xây bằng đá, hình vuông, nước ngọt mát lịm dù cách bờ biển chưa đầy trăm mét, bốn mùa trong xanh không bao giờ cạn. Hậu cung nằm lọt thỏm trong vòm đá, giống như mai rùa xòe ra che chở cho ngôi Đền. Trong hậu cung có vật thiêng là một khúc gỗ, hình thù tự nhiên, thời gian đã phủ lên màu cổ kính, đó là vật linh của ngôi Đền, là sự hiện hữu của sự tích, dấu tích của lịch sử… Tại hội thảo, tham luận của Phó giáo sư tiến sĩ Vũ Duy Mền, tiến sĩ sử học Nguyễn Hữu Tâm thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, ông Hồ Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện, Nhà báo Hồ Ngọc Quang – Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Cường – Sở Văn hóa và Thể thao, Thạc sĩ Hồ Mạnh Hà – Phó Trưởng phòng quản lý di sản Sở Văn hóa và Thể thao… đã được tiến sĩ Nguyễn Viết Chức – Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long, Nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Lan cùng các nhà khoa học tổng hợp phân tích đánh giá giá trị văn hóa, tính lịch sử của đền Quy Lĩnh. Từ đó đặt ra và có kiến nghị thiết thực giúp lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu và các cơ quan hữu quan của tỉnh Nghệ An có cơ sở khoa học để đưa ra các quyết sách đúng đắn nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị di tích đền Quy Lĩnh trong việc phát triển Du lịch bền vững ở Quỳnh Lưu và kinh tế xã hội của Tỉnh. Để Quỳnh Lưu xứng danh là mảnh đất “Địa Linh Nhân Kiệt” của tỉnh Nghệ An.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chụp ảnh cùng các nhà nghiên cứu
Tuyên Quang: Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch - 'gam màu sáng' của Na Hang
Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa đang góp phần tạo nên những 'gam màu sáng' cho bức tranh kinh tế huyện Na Hang (Tuyên Quang).
"Miền đất hứa" phát triển du lịch
Trả lời phỏng vấn, đồng chí Hoàng Anh Cương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Na Hang nêu rõ: Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần vào công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống bản địa, giữ gìn cảnh quan tự nhiên của vùng. Vì vậy, trong thời gian tới, ngoài huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch để thu hút du khách, huyện Na Hang sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện về định hướng phát triển du lịch, về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện, tạo nền tảng vững chắc cho du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Na Hang nhiều tài nguyên quý báu, đặc biệt là tài nguyên rừng. Na Hang là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất tỉnh Tuyên Quang với 79%, rừng có giá trị về kinh tế, có ý nghĩa quan trọng việc phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang với trên 33.000 ha thuộc địa bàn xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Côn Lôn và thị trấn Na Hang, giáp với các xã của huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).Trong khu bảo tồn có trên 21.000 ha là rừng đặc dụng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, có độ đa dạng sinh học cao.Theo thống kê, hệ động vật ở khu Bảo tồn rất đa dạng và phong phú về chủng loại, có 430 loài; có khoảng 294 loài chim rất phong phú về cá thể, có loài quý hiếm. Đặc biệt, đây là nơi sinh sống của 8 loài linh trưởng. Đây cũng là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều luồng động, thực vật, với 1.162 loài thực vật bậc cao và là khu rừng có nguồn gen thực vật phong phú và tính đa dạng sinh học cao.
Cảnh đẹp lòng hồ thủy điện Tuyên Quang
Đến Na Hang chắc chắn sẽ không ai bỏ lỡ cơ hội đi du thuyền trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, để được đắm mình với thiên nhiên mênh mông sông nước, trùng điệp núi rừng, được nghe những câu chuyện kể về sự tích gắn với từng địa danh nơi đây.Với diện tích hơn 8.000 ha, vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của lòng hồ thủy điện Tuyên Quang được ví với nhiều tên gọi mỹ miều: Hạ Long cạn, bức tranh thủy mặc...Giữa không gian vùng hồ rộng lớn là sừng sững núi Pắc Tạ, ngọn núi cao nhất của huyện Na Hang có hình chú voi đang đứng bên nậm rượu. Xa chút nữa là núi Xa Tạ hay còn gọi là núi Côn Lôn. Câu chuyện truyền thuyết về núi Pắc Tạ kể về chú voi nghiện rượu có công đánh giặc và được vua phong là Voi quận công hóa đá. Chân núi Pắc Tạ có đền thờ vị thiếp của Tướng quân Trần Nhật Duật. Người dân nơi đây nói rằng, ngôi đền này rất thiêng và du khách khắp nơi thường đến nơi đây cầu nguyện.
Biểu diễn hát Then phục vụ khách du lịch trên hồ thủy điện Tuyên Quang.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm như leo thác, cắm trại, khám phá rừng nguyên sinh, khám phá di tích lịch sử... Tất cả đang tạo nên lợi thế "vàng" để ngành "công nghiệp không khói" của huyện phát triển.
Na Hang ngoài sức hút của một vùng đất còn nguyên sơ với rừng nguyên sinh, thực vật phong phú là những giá trị văn hóa đặc trưng riêng của đồng bào Tày, Dao, Mông ... Người Na Hang đã tạo nên một kho tàng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc, một vùng âm nhạc dân gian độc đáo. Người Dao ở Na Hang nổi bật với nhiều lễ hội và phong tục cổ xưa như: Lễ cấp sắc, múa cầu mùa, hát Páo dung...người Tày tự hào với Hát Then, cọi, đánh đàn Tính, hát Phong Slư, cùng với đó là những lễ hội rất đặc sắc như: Lễ hội Lồng tông, lễ dâng tấm vải khô ướt, hát quan làng...Tất cả tạo nên một kho tàng văn hóa độc đáo và đặc biệt có sức hút với du khách gần, xa.
Từng bước biến tiềm năng thành hiện thực
Nhận thấy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong phát triển du lịch, huyện Na Hang đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 tiếp tục xác định phát triển du lịch là 1 trong 3 khâu đột phá. Bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Na Hang đưa phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong từng năm và cả nhiệm kỳ.Qua nhiều năm thực hiện nghị quyết, thực trạng của nền du lịch, dịch vụ đã có nhiều chuyển biến. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, làng văn hóa DLCĐ, điểm du lịch đã được nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm. Chất lượng, chủng loại các sản phẩm du lịch được nâng lên, lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Nhiều người dân đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện các phương thức kinh doanh sản xuất, quảng bá sản phẩm, thu hút khách du lịch... Nhờ vậy, nguồn thu nhập và đời sống của người dân làm du lịch đã được nâng cao. Mới đây, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Na Hang lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, mỗi năm phấn đấu đón trên 350.000 lượt khách du lịch.
Hội thi bắt cá xã Năng Khả (Na Hang) vào dịp đầu xuân hút du khách
Hàng năm, huyện Na Hang đều xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao... gắn với các hoạt động du lịch nhằm thu hút du khách, đồng thời khôi phục, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Cụ thể, huyện đã khôi phục và duy trì Lễ hội Lồng tông của người dân tộc Tày ở các xã, thị trấn trên địa bàn. Ngoài ra, các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Giã cốm (xã Côn Lôn), Lễ hội Nhảy lửa của người Dao Đỏ (xã Đà Vị)... thu hút đông đảo du khách thập phương. Cùng với đó, huyện đã thành lập được các đội văn nghệ của các thôn, bản hoạt động thường xuyên; trong đó, nòng cốt là hội viên của hội nghệ nhân dân gian các xã, thị trấn với nhiều hoạt động, như: Truyền dạy các làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống cho thế hệ trẻ; biểu diễn phục vụ khách du lịch...
Các hoạt động xúc tiến, kết nối du lịch được tổ chức, triển khai mang hiệu quả tích cực trong đó phải kể đến như: "Hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững gắn du lịch trên địa bàn" (năm 2018); Ngày hội văn hóa du lịch vùng cao tổ chức tại xã Hồng Thái (năm 2018); Giải đua xe đạp địa hình mở rộng huyện Na Hang (năm 2019); lập hồ sơ Khu di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới...
Tính từ năm 2015 đến nay, lượng khách du lịch đến với huyện ngày càng tăng, đạt trên 700 nghìn lượt người, doanh thu xã hội từ du lịch đều đạt từ khoảng 520 tỷ đồng trở lên. Năm 2020, do ảnh hưởng đại dịch CoVid 19, dự kiến Na Hang thu hút trên 170.000 lượt khách, doanh thu xã hội từ du lịch chỉ đạt trên 135 tỷ đồng.
Cuối năm vãn cảnh chùa Bổ Đà Chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là ngôi chùa linh thiêng có từ thế kỷ XII dưới thời nhà Lý. Chùa tọa lạc dưới chân núi Phượng Hoàng, bên cạnh dòng sông Cầu thơ mộng. Vẻ đẹp sơn thủy giao hòa và không gian trầm mặc, cổ kính của ngôi chùa nổi tiếng đã trở thành địa...