Hội tham gia chăm sóc sức khỏe cho hội viên, nông dân
Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh và đoàn y, bác sĩ thiện nguyện TP.Hồ Chí Minh tổ chức khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho nữ hội viên, nông dân tại xã Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm.
Buổi lễ khai mạc chương trình khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nữ hội viên, nông dân tại xã Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng với sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng; chính quyền và ban, ngành đoàn thể ở địa phương và hơn 300 nữ hội viên nông dân trên địa bàn đến dự.
Tại buổi lễ, ông Phạm Chí Nguyện – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Sóc Trăng đã nhấn mạnh: Việc tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí nhằm phát huy tinh thần “Tương thân, tương ái”, “Lá lành, đùm lá rách” của dân tộc và kêu gọi các tổ chức, cá nhân, Mạnh Thường Quân trong và ngoài tỉnh cùng chung tay hỗ trợ cho hội viên, nông dân nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là những người yếu thế.
Ông Nguyện cũng cho biết, trong những năm qua, cùng với Đảng, chính quyền các cấp, Hội ND tỉnh Sóc Trăng đã tích cực tham gia thực hiện công tác chăm lo, hỗ trợ cho hội viên, nông dân nói chung, hội viên nông dân nghèo nói riêng về nhiều mặt. Những hoạt động của các cấp Hội ND tỉnh Sóc Trăng đã góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Các bác sĩ tiến hành thăm khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nữ hội viên, nông dân xã Mỹ Bình. (ảnh: Thanh Thép)
Tại buổi lễ, lãnh đạo Hội ND tỉnh Sóc Trăng cũng đã gửi lời tri ân và trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của đoàn y, bác sĩ thiện nguyện TP.Hồ Chí Minh và mong rằng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của đoàn. Ông Nguyễn Chí Nguyện cũng đã cảm ơn các ban, ngành, đoàn thể địa phương đã đồng hành với Hội ND tỉnh Sóc Trăng thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái vì sức khỏe cộng đồng trên địa bàn.
Video đang HOT
Sau khi kết thúc buổi lễ, với sự hỗ trợ về tổ chức của cán bộ Hội ND, đoàn y, bác sĩ thiện nguyện TP.Hồ Chí Minh đã trực tiếp khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 323 nữ hội viên, nông dân tại thị xã Ngã Năm.
Hoạt động thiện nguyện, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí của đoàn y, bác sĩ thiện nguyện TP.Hồ Chí Minh đã giúp cho hội viên, nông dân, đặc biệt là nữ hội viên, nông dân nữ có điều kiện tiếp xúc, được tư vấn, hướng dẫn thăm khám, tầm soát sức khỏe của mình từ những y, bác sĩ có tay nghề cao đang làm việc cho các bệnh viện tuyến trên.
Hội viên, nông dân rất tin tưởng vào kết quả đã được các bác sĩ thăm khám lần này và mong muốn Hội ND tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tổ chức nhiều đợt khám bệnh cho hội viên, nhất là hội viên nữ…
Theo Danviet
Có 10m2 bể, nuôi được cả tấn lươn không bùn, thu hàng trăm triệu
Tuy chỉ mới "bắt đầu" nhưng anh Nguyễn Văn Phương ở khóm Vĩnh Sử, phường 3 (TX. Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) đang rất thành công với mô hình nuôi lươn không bùn. Đây là một trong những mô hình nuôi lươn mới ở Sóc Trăng giúp giảm chi phí trong chăn nuôi, mang lại nguồn thu nhập cao.
Trước khi đến với mô hình nuôi lươn không bùn, anh Phương đã từng nuôi lươn có bùn, nhưng không thành công do thiếu kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, yếu về kỹ thuật nuôi lươn không bùn.
Theo anh Phương, nuôi lươn có bùn do khó quan sát lươn nên chăm sóc không đơn giản dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao. Sau này, nhờ người thân giới thiệu nên anh đã qua huyện Long Mỹ (Hậu Giang) tìm hiểu mô hình nuôi lươn không bùn.
Sau khi nắm được quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn từ mô hình thực tế và tìm hiểu qua sách, báo, internet, năm 2018, anh Phương quyết định phát triển mô hình nuôi lươn không bùn.
Trước khi thả nuôi lươn, anh Phương ươm lươn giống để khi nuôi thành phẩm lươn thịt phát triển khỏe mạnh.
Anh Phương cho biết: "Lúc mới thực hiện mô hình gặp khó khăn về vốn nhưng tôi được Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay 30 triệu đồng. Sau khi có vốn, tôi đầu tư mua lươn giống và tận dụng sửa lại bể nuôi từ chuồng nuôi heo cũ để giảm chi phí...".
Trước khi thả nuôi lươn không bùn, anh Phương phải tráng lớp hồ dầu giúp bề mặt bể nuôi trơn láng, hạn chế lươn bị sây sát. Bể nuôi lươn anh thiết kế một đường cấp nước và phải có ống thoát nước ra bên ngoài để chủ động trong vấn đề cấp nước và thoát nước liên tục trong bể nuôi lươn.
Để nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả kinh tế cao, theo anh Phương khâu chọn con giống đặc biệt quan trọng. Vì vậy, anh tìm mua lươn giống ở một cơ sở có uy tín ở tỉnh Hậu Giang để đảm bảo chất lượng, tránh tỷ lệ hao hụt. Khi mới mua lươn giống về, anh Phương dùng một bể rộng 4m2 để ươm, giúp lươn phát triển khỏe mạnh, sau đó mới thả vào bể nuôi thành lươn thịt.
Chúng tôi thắc mắc, anh Phương giải thích: "Đặc tính của lươn là thích trú ẩn nên phải dùng những tấm phên tre đan lại với nhau để tạo chỗ trú ẩn cho lươn. Một ngày tôi cho lươn ăn 3 cữ nhưng phải đúng giờ để tạo phản xạ tốt cho lươn. Thức ăn sẽ điều chỉnh theo thời gian nuôi, trước khi cho lươn ăn phải xả mực nước xuống khoảng 2cm và thức ăn bỏ trên tấm phên tre...".
Anh Phương cho hay "Trong quá trình cho lươn ăn phải quan sát lươn, nếu thức ăn thiếu cần bổ sung vì lươn lớn sẽ ăn lươn bé, để thức ăn dư sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nuôi lươn mà không thấy chúng bò ra ngoài thì coi như êm, còn chúng nổi nhanh lên mặt nước và bò ra ngoài nhiều là lươn đang bị bệnh. Hiện nay, nuôi được hơn 8 tháng nhưng lươn phát triển rất tốt coi như đã thành công rồi".
Ngoài cho ăn đúng giờ thì lúc nào cũng phải giữ nước nuôi lươn sạch vì nước bẩn sẽ dễ gây bệnh cho lươn. Do vậy, mỗi ngày anh Phương phải thay nước cho lươn 3 lần, quan trọng là phải thay nước đúng giờ, nếu để quá giờ nước bẩn lươn sẽ chết.
Để tăng tỷ lệ sống và nâng cao hiệu quả khi nuôi lươn không bùn thì công tác phòng bệnh rất quan trọng. Vì vậy, cần phải chọn lươn giống khỏe mạnh để nuôi, thức ăn đủ dinh dưỡng, xử lý hồ nuôi, sát trùng nước trước khi thả giống không dùng thức ăn thiu, tẩy giun cho lươn, bổ sung vitamin và khoáng chất, khử trùng nguồn nước định kỳ, thường xuyên kiểm tra lươn nuôi để khi phát hiện bệnh đem ra nuôi riêng.
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên mô hình nuôi lươn không bùn của gia đình anh Phương không bị hao hụt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, lươn nuôi khoảng trên 8 tháng nhưng trọng lượng lươn đạt từ 200g/con đến 300g/con.
Theo ước tính của anh Phương, với giá thị trường hiện nay khoảng 170.000 đồng/kg thì vụ lươn này anh cũng thu về hàng trăm triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy, thì hiệu quả mô hình nuôi lươn không bùn của anh Phương là khá cao so với một số đối tượng thủy sản khác tại địa phương. Anh Phương dự tính, sau khi thu hoạch vụ lươn đợt này, anh sẽ xây thêm bể để nâng diện tích nuôi.
Thành công từ mô hình nuôi lươn không bùn của anh Phương sẽ giúp địa phương đa dạng hóa đối tượng nuôi. Nhất là trong tình hình hiện nay, giá cả một số đối tượng thủy sản khác ngày càng bấp bênh thì mô hình nuôi lươn không bùn lại có đầu ra ổn định, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, mô hình cần được nhân rộng, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân.
Theo K.Thoa (Báo Sóc Trăng)
Hoạt động hỗ trợ người nghèo, gia đình gặp nạn ở Quỳ Hợp và Anh Sơn Khám bệnh miễn phí cho người nghèo ở Anh Sơn; thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ cho gia đình có người gặp nạn ở Quỳ Hợp là các hoạt động từ thiện xã hội diễn ra trong ngày 5/6. * Lãnh đạo huyện Quỳ Hợp thăm hỏi, động viên và trao gần 25 triệu đồng hỗ trợ gia đình anh...